0

Lòi dom-bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp chữa lòi đom

Lòi dom là tình trạng bệnh trĩ đã bị viêm. Bệnh trĩ là những khối riêng biệt tạo thành mô đệm trong ống hậu môn, chúng có đầy đủ các mạch máu, mô hỗ trợ, cơ và các sợi đàn hồi . Bệnh trĩ là một chứng viêm khá khó chịu mà tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải.

>>> Giúp bà bầu phòng bệnh trĩ

>>> Thuốc chữa táo bón cho người lớn

>>> Thuốc điều trị cơn đau cấp do bệnh trĩ

>>> Táo bón lâu ngày là một trong nguyên nhân gây bệnh trĩ

 

Trĩ trở nên quá lớn (bị viêm) chính là “lòi dom” hoặc bệnh lý bệnh trĩ. Hiểu một cách đơn giản, "dom" là chỗ sưng đau đớn và là nguyên nhân gây ra vấn đề khó chịu, khi các búi trĩ hoặc các cấu trúc thông thường bị sưng lên. Tuy nhiên, hiện nay trong nhiều trường hợp, từ “lòi dom” và bệnh trĩ gần như luôn luôn được sử dụng thay thế cho nhau.

 

Búi dom có thể có kích thước khác nhau và ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Thông thường, các búi dom bên trong lớn khoảng 2-4 cm ở lỗ hậu môn. Búi dom bên ngoài ( khối máu quanh hậu môn) xuất hiện trên các cạnh bên ngoài của hậu môn. Tình trạng dom bên trong thường phổ biến hơn.

 

Lòi dom-bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp chữa lòi đom

 

Lòi đom gây khó khăn và phiền muồn cho người bệnh

 

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), bệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất một nửa dân số Hoa Kỳ, và khoảng 5% người lớn bị lòi dom. Theo Sở Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), Lòi dom ảnh hưởng đến 4-25 % số người trưởng thành trong Vương quốc Anh, phổ biến hơn cả ở độ tuổi từ 45 - 65 tuổi và các bà mẹ mang thai.

 

Dù giới tính là nam hay nữ cũng đều dễ bị phát triển bệnh trĩ. Trong hầu hết các trường hợp, dom được điều trị hiệu quả bằng thuốc OTC là một chất lỏng hoặc mỡ, và áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ các búi dom. Khoảng 10% số bệnh nhân đi khám bác sĩ, cuối cùng cũng cần can thiệp bằng phẫu thuật.

 

Theo từ điển y tế Medilexicon: Bệnh trĩ là “Tình trạng giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ gây ra sưng đau ở hậu môn” Bệnh trĩ nội là do “Giãn tĩnh mạch dưới niêm mạc phía trong vòng cơ thắt” Bệnh trĩ ngoại là “giãn tĩnh mạch hình thành khối u ở phía bên ngoài của vòng cơ thắt"

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của lòi dom là gì?

 

Theo như lời bệnh nhân mô tả, triệu chứng của hiện tượng này có thể là bị đau hoặc hiện tượng mà tất cả mọi người đều nhận thấy búi dom. Trong nhiều trường hợp lòi dom không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ không thấy bất kỳ triệu chứng biểu hiện nào và thậm chí không biết họ có những biểu hiện của bệnh này.

 

Một người bị lòi dom có thể gặp các triệu chứng sau đây:

 

- Cảm thấy có cục cứng xung quanh hậu môn. Nó có thể là cục máu đông, được gọi là huyết khối trĩ ngoại. Điều này có thể gây đau đớn.

 

- Có một cảm giác không thoải mái sau khi đã đi tiêu.

 

- Bị ra máu đỏ tươi khi đi cầu

 

- Ngứa ngáy ở vùng hậu môn

 

- Chất nhầy chảy ra khi đi xong

 

- Đau trong khi đi vệ sinh

 

- Khu vực hậu môn có thể bị đỏ và đau

 

- Căng thẳng quá mức khi đi tiêu

 

Trĩ nội

 

Lòi dom-bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp chữa lòi đom

 

Được phân chia thành 4 cấp độ

 

Cấp độ 1 - viêm nhẹ, thường là bên trong niêm mạc hậu môn và không nhìn thấy được

 

Cấp độ 2 - lớn cấp 1, và cũng bên trong hậu môn. Khi phân đi qua hậu môn, chúng có thể bị đẩy ra, nhưng cũng trở lại ngay vị trí ban đầu.

 

Cấp độ 3 - thường được gọi là “sa trĩ”, xuất hiện bên ngoài hậu môn. Bệnh nhân có thể cảm thấy chúng bị lòi ra. Chúng có thể bị thụt vào khi bệnh nhân dùng ngón tay đẩy vào trong.

 

Cấp độ 4: ở cấp độ này, không những không thể đẩy chúng vào trong mà còn cần phải điều trị bởi bác sĩ. Chúng rất lớn và ở bên ngoài hậu môn.

 

Trĩ ngoại - được gọi là khối tụ máu quanh hậu môn. Đó là những cục nhỏ ở cạnh bên ngoài của hậu môn. Chúng rất ngứa và có thể gây đau khi có máu đông ở bên trong (huyết khối trĩ ngoại). Huyết khối bệnh trĩ bên ngoài đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.

 

Tại sao dom lòi ra?

 

Các mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng sẽ bị kéo dài dưới áp lực và sưng hoặc phình. Viêm tĩnh mạch (bệnh trĩ) có thể phát triển khi thay đổi áp lực trong trực tràng. Điều này có thể là do:

 

- Giao hợp qua hậu môn

 

- Táo bón mãn tính

 

- Tiêu chảy mạn tính

 

- Thường xuyên nâng trọng lượng nặng

 

- Béo phì / thừa cân

 

- Phụ nữ đang có thai

 

- Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu

 

- Rặn mạnh khi đi cầu Xu hướng phát triển bệnh trĩ cũng có thể do di truyền. Nguy cơ phát triển lòi dom cũng tăng theo tuổi tác.

 

Chẩn đoán lòi dom Lòi dom-bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp chữa lòi đom

 

Một bác sĩ có trình độ thường có thể chẩn đoán lòi dom khá nhanh sau khi kiểm tra thể chất bệnh nhân. Họ sẽ kiểm tra các tĩnh mạch bị sưng tại hậu môn của bệnh nhân. Bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi sau đây:

 

- Trong gia đình bạn đã có ai từng bị lòi dom chưa?

 

- Bạn có thấy phân bị dính máu không?

 

- Bạn có thấy phân dính chất nhày không?

 

- Gần đây bạn có bị sụt cân không?

 

- Những thay đổi về thời gian và số lần đi tiêu gần đây?

 

- Gần đây, bạn đi tiêu phân màu gì?

 

Trĩ nội

 

Bác sĩ có thể thực hiện một phương pháp thăm khám như DRE (khám trực tràng kỹ thuật số). Bác sĩ có thể sử dụng một ống soi (Proctoscope - một ống rỗng gắn đèn). Proctoscope cho phép các bác sĩ nhìn thấy ống hậu môn và lấy một mẫu mô nhỏ ở trong trực tràng, đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.

 

Nếu các bác sĩ tìm thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hệ thống tiêu hóa, nguy cơ ung thư đại trực tràng, và một số yếu tố khác, họ có thể sẽ đề nghị kiểm tra thêm đại tràng bằng nội soi.

 

Lựa chọn điều trị lòi dom thế nào?

 

Trong đa số trường hợp, giải quyết lòi dom không cần phải điều trị. Nếu có chủ yếu là điều trị giúp làm giảm đáng kể sự khó chịu và ngứa của nhiều bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra một số thay đổi lối sống.

 

Chế độ ăn uống

 

- Lòi dom có thể bị gây ra bởi căng thẳng quá nhiều khi đi tiêu, điều này sẽ rất dễ dẫn đến táo bón. Sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giữ cho phân đều và mềm. Cần phải ăn nhiều chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau, hoặc thậm chí nên chuyển đổi sang chế độ ăn sáng bằng ngũ cốc. Các bệnh nhân có thể được khuyên tăng lượng nước phải uống mỗi ngày, vì nước là thức uống tốt nhất. Một số chuyên gia khuyên không dùng quá nhiều café, rượu bia. Trọng lượng cơ thể, nếu bệnh nhân béo phì , giảm cân có thể giúp giảm tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh trĩ.

 

Những điều đơn giản bạn có thể tự làm:

 

- Cố gắng giảm căng thẳng khi bạn đi vào nhà vệ sinh

 

- Sử dụng giấy vệ sinh ẩm thay vì giấy khô

 

- Thay vì chà xát khu vực hậu môn để làm sạch sau khi đi vệ sinh, hãy lau nhẹ để tránh kích ứng nếu đã bị lòi dom. Thuốc mỡ, kem, miếng đệm và các loại thuốc OTC khác Có một số thuốc không kê đơn (OTC) giúp làm dịu khu vực bị sưng và tấy đỏ xung quanh hậu môn. Thành phần của chúng có Hazel, Hydrocortisone, hoặc một số thành phần hoạt chất khác có thể làm giảm triệu chứng ngứa và đau.

 

Điều quan trọng là phải nhớ rằng những cách đó không thể chữa được lòi dom mà chúng chỉ điều trị các triệu chứng. Không sử dụng bảy ngày liên tiếp vì dùng trong thời gian dài có thể gây kích ứng vùng hậu môn và làm da mỏng đi. Ngoại trừ khi có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc.

 

 Lòi dom-bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và giải pháp chữa lòi đom

 

Tăng cường chất xơ và các loại thức ăn nhuận tràng

 

Corticosteroid - có thể làm giảm viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng không được vượt quá khoảng sáu đến bảy ngày.

 

Thuốc giảm đau: hãy hỏi ý kiến dược sĩ để sử dụng thuốc giảm đau thích hợp, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol, Paracetamol).

 

Thuốc nhuận tràng: các bác sĩ có thể kê toa nếu bệnh nhân bị táo bón.

 

Dải nẹp: bác sĩ đặt một dải mềm xung quanh các búi dom bên trong hậu môn để ngăn cung cấp máu của nó(Thắt trĩ). Sau một vài ngày búi trĩ sẽ rơi ra. Cách này có thể áp dụng cho bệnh trĩ cấp độ 2 và 3.

 

Sclerotherapy (làm xơ hóa): một loại thuốc được tiêm vào tĩnh mạch để làm cho các búi trĩ trĩ thu nhỏ - chúng sẽ bị teo dần đi. Có hiệu quả điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 và 3. Đây là lựa chọn hữu ích để thay thế dải nẹp.

 

Đông máu hồng ngoại: Còn được gọi là Quang đông hồng ngoại. Sử dụng cho bệnh trĩ cấp độ 1 và 2. Một thiết bị để đốt cháy các mô bệnh trĩ.

 

Phẫu thuật: được sử dụng điều trị các dom lớn trong bệnh trĩ cấp độ 3 hoặc 4. Phẫu thuật được sử dụng nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Đôi khi phẫu thuật được thực hiện trên cơ sở ngoại trú, bệnh nhân về nhà sau khi làm xong phẫu thuật, hoặc họ có thể phải ở lại qua đêm trong bệnh viện.

 

Hemorrhoidectomy: Phẫu thuật cắt bỏ các mô thừa gây ra chảy máu và có rất nhiều cách để thực hiện. Nó có thể cần sự kết hợp gây tê cục bộ và giảm đau, gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân. Đây là loại phẫu thuật hiệu quả nhất trong các cách để loại bỏ hoàn toàn lòi dom, nhưng có một nguy cơ để lại biến chứng như: khó đi cầu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Kẹp trĩ: Chặn lưu lượng máu đến các mô của búi trĩ. Cách này thường ít gây đau đớn hơn Hemorrhoidectomy. Tuy nhiên sau đó cũng có nguy cơ tái phát bệnh trĩ và sa trực tràng (một phần của trực tràng nhô ra khỏi hậu môn ).

 

Các biến chứng liên quan đến lời dom gồm:

 

Thiếu máu - bệnh trĩ đôi khi có thể gây mất máu trong thời gian dài, có thể dẫn đến thiếu máu.

 

Bệnh trĩ Stangulated: Cắt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ nội có thể gây ra đau dữ dội và thậm chí hoại tử.

 

 

 

Hoài Thanh

 

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."