0

Thuốc kháng sinh có an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?

Khi con bạn bị ốm, bạn muốn trẻ cảm thấy khỏe hơn càng nhanh càng tốt. Nhưng không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là giải pháp an toàn và đôi khi có thể gây hại nhiều hơn lợi. Bài viết này sẽ nói về cách sử dụng an toàn và tránh lạm dụng  kháng sinh.

 
Thuốc kháng sinh có hiệu quả để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng cần thiết cho một số bệnh nhưng không phải tất cả. Thuốc kháng sinh rất có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm trùng tai, viêm họng do liên cầu khuẩn và viêm xoang do vi khuẩn.
 

Tuy nhiên, phần lớn các bệnh ở trẻ em là do virus gây ra, có nghĩa là chúng không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm virus là một vấn đề nguy hại vì nó tiêu diệt vi khuẩn lành mạnh trong cơ thể và có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thời điểm sử dụng thuốc kháng sinh và khi nào thì nên tránh chúng.

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể dùng thuốc kháng sinh không?

Câu trả lời là có, trẻ sơ sinh và trẻ em có thể và nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm xoang do vi khuẩn. Nếu bác sĩ chẩn đoán một trong những tình trạng này, điều quan trọng là con bạn phải uống đầy đủ thuốc kháng sinh theo quy định để đảm bảo loại bỏ tất cả vi khuẩn gây bệnh cho trẻ. 
 
Tại sao lạm dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể nguy hiểm
 
Thuốc kháng sinh không cần thiết cho mọi bệnh tật. Nếu dùng trong trường hợp không cần thiết có khả năng gây hại, một số nghiên cứu cho thấy nó có thể đặc biệt có vấn đề không tốt trong 1  hoặc 2 năm đầu đời.
 
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn của thuốc kháng sinh được cho là có liên quan đến việc xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật (tức là vi khuẩn, nấm và virus lành mạnh trong cơ thể chúng ta, hầu hết đều sống trong ruột của chúng ta). Hệ vi sinh vật có một số chức năng quan trọng, bao gồm bảo vệ chống lại tác nhân xấu và hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch. Những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tự miễn dịch và viêm mãn tính. 
 
Một số vấn đề có hại khi lạm dụng thuốc kháng sinh:
 
Tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc (như tiêu chảy và tưa miệng) cũng như phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, bao gồm bệnh viêm ruột, bệnh celiac, tiểu đường và hen suyễn ở trẻ em. Nghiên cứu thêm cần được thực hiện để hiểu mối liên hệ tiềm năng.
 
Theo thời gian, việc lạm dụng kháng sinh làm tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh, do đó, cùng một loại kháng sinh cuối cùng có thể không có tác dụng với cùng một bệnh nhiễm trùng.
 
Góp phần vào việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn mới (đôi khi được gọi là siêu vi khuẩn) có khả năng kháng hoàn toàn với kháng sinh. Khi nhiều vi khuẩn phát triển mạnh hơn và trở nên miễn nhiễm với việc điều trị trong các cộng đồng trên toàn quốc, điều này đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn.
 
Khi nào trẻ sơ sinh và trẻ em đi cần dùng kháng sinh?
 
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu họ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của trẻ hoặc trẻ em.
 
Những bệnh sau đây có thể phải dùng kháng sinh cho trẻ em:
  • Viêm họng hạt
  • Viêm xoang do vi khuẩn
  • Viêm phổi do vi khuẩn
  • Một số loại nhiễm trùng tai (thêm bên dưới)
  • Ghẻ lở
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang
Một số triệu chứng của con bạn có thể cần hoặc không cần dùng kháng sinh tùy thuộc vào căn bệnh gây ra (một lý do nữa là bạn nên đến gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác). `
 
 
 
 
Cách tránh lạm dụng thuốc kháng sinh
 
Kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ tùy thuộc vào bác sĩ của bạn; nó cũng tùy thuộc vào bạn.
 
Đây là cách bạn giúp tránh lạm dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
 
  • Nhận biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ bị cảm lạnh rất nhiều (6 đến 8 lần mỗi năm). Hầu hết các triệu chứng như chảy nước mũi, ho và nghẹt mũi có liên quan đến cảm lạnh do virus và sẽ tự khỏi.
  • Theo dõi triệu chứng bệnh. Nếu con bạn bị nhiễm virus, thường thì thời gian là liều thuốc tốt nhất. Hỏi bác sĩ xem thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hay không.
  • Tuân theo chỉ định bác sĩ. Nếu bác sĩ nhi khoa của bạn đề nghị một loại thuốc kháng sinh, đừng ngại hỏi tại sao nó lại cần thiết.
  • Làm theo hướng dẫn. Nếu con bạn cần dùng kháng sinh, hãy làm theo chỉ dẫn chặt chẽ để tiêu diệt nhiễm trùng càng nhanh càng tốt. Và luôn cho trẻ uống đầy đủ thuốc kháng sinh, ngay cả khi trẻ có vẻ tốt hơn giữa liệu trình: Khi bạn ngừng thuốc sớm, vi khuẩn có hại vẫn có thể tồn tại và khiến con bạn bị ốm liên tục, cần thêm một đợt kháng sinh khác.
  • Mua thuốc mới mỗi lần. Nếu nhà bạn vẫn còn thuốc kháng sinh cũ trong lần bị bệnh trước đó, đừng bao giờ cho con bạn dùng chúng. Mỗi bệnh nhiễm trùng cần một loại thuốc và liều lượng cụ thể. Thêm vào đó, có khả năng thuốc cũ đã hết hạn.
  • Rửa tay thường xuyên. Rửa sạch sau khi bạn sử dụng nhà vệ sinh và trước khi bạn chế biến thức ăn giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Tránh thịt sống và sữa. Bảo vệ gia đình bạn khỏi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm bằng cách tránh sữa chưa tiệt trùng và không ăn thịt và cá sống.
  • Đưa con bạn đi chủng ngừa. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm và dễ lây lan nhất có thể tránh được bằng vắc xin, bao gồm bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (vắc xin DTaP) và bệnh phế cầu (vắc xin liên hợp phế cầu (PCV). Thật vậy, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chủng ngừa PCV giúp ngăn ngừa nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh ở trẻ em. 
  • Tiêm phòng đầy đủ. Nếu bạn đang phân vân, hãy chắc chắn tiêm vắc-xin  để bảo vệ em bé của bạn ngay từ khi mới sinh.
Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà cha mẹ nên chú ý?
 
Cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị tác dụng phụ do dùng thuốc kháng sinh. Hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi sử dụng thuốc kháng sinh:
  • Tiêu chảy
  • Tiêu chảy có máu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đau họng
  • Phát ban ngứa hoặc nổi mề đay (các vết đỏ)

 

Hãy đưa bé đi khám lại hoặc cấp cứu ngay lập tức nếu con bạn có phản ứng nghiêm trọng hơn với thuốc kháng sinh, bao gồm:
  • Da phồng rộp
  • Sưng mặt và cổ họng 
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Tiêu chảy nặng và dai dẳng (có thể là nhiễm trùng C. difficile)

>>Xem thêm: Thận trọng sử dụng thuốc ho cho trẻ

>>Xem thêm: Phòng bệnh đúng cách cho bé lúc giao mùa

 

Nguồn: https://www.whattoexpect.com/family/childrens-health-and-safety/overusing-antibiotics-in-children/
Thanh Hoài dịch
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."