0

Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và mang thai

 Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và giai đoạn mới mang thai có rất nhiều triệu chứng giống nhau. Chính vì thế, phụ nữ rất khó phân biệt mình đang mang thai hay đang ở giai đoạn chuẩn bị kinh nguyệt. Các triệu chứng của cả hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và mang thai có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng chúng thường bao gồm đau vú, đau bụng và thay đổi tâm trạng.

 
 
Các triệu chứng giống nhau giữa PMS và mang thai

1. Thay đổi tâm trạng
 
Cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã, hay khóc,… là những tâm trạng phổ biến hay gặp trong cả thời kỳ đầu mang thai và những ngày chuẩn bị kinh nguyệt.
 
2. Táo bón
 
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở phụ nữ. Các thay đổi này có thể làm nhu động ruột chậm lại. Nghiên cứu cho thấy có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón, và cũng có rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề này trước kỳ kinh nguyệt. 
 
 
3. Đau và sưng vú
 
Căng, tức và đau vú là một triệu chứng phổ biến của cả PMS và mang thai sớm. Những khó chịu này bao gồm: đau, sưng, mềm ngực và nhạy cảm ở ngực. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau giữa các cá nhân khác nhau. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, có thể xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh trên da ngực.
 
 
4. Mệt mỏi
 
Mệt mỏi do triệu chứng tiền kinh nguyệt PMS thường biến mất khi bắt đầu kinh nguyệt. Nếu bị chảy máu kinh nguyệt nặng, phụ nữ có thể bị mệt mỏi trong suốt thời gian kinh nguyệt. Đây cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu phụ nữ bị thiếu máu.
 
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ sớm, thường trong suốt 3 tháng đầu, cá biệt có một số phụ nữ bị mệt mỏi cho tới khi sinh bé. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường bị khó ngủ và hay tiểu đêm, làm cho tình trạng mệt mỏi ngày càng tồi tệ hơn. 
 
5. Chảy máu hoặc xuất hiện đốm máu
 
Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu nhẹ có thể là dấu hiệu dự báo thai kỳ, được gọi là chảy máu do cấy ghép, nó nhẹ hơn nhiều so với chảy máu kinh nguyệt. Thường xảy ra sau khoảng 10-14 phút sau thụ tinh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ không bị chảy máu cấy ghép.
 
PMS thường không gây xuất hiện đốm máu. Một số phụ nữ rong kinh rất ít vào ngày kinh nguyệt đầu tiên, sau đó kinh nguyệt sẽ kéo dài 3-5 ngày tiếp theo. 
 
6. Đau bụng
 
Đau bụng là tình trạng rất hay gặp trong cả PMS và giai đoạn mang thai sớm. Đau bụng khi mang thai sớm tương tự như đau bụng kinh, nhưng thường đau ở vị trí thấp hơn dạ dày. Hiện tượng đau bụng này có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng khi mới mang thai do phôi thai và tử cung đang căng ra. 
 
7. Nhức đầu và đau lưng
 
Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra cả đau đầu và đau lưng trong thời kỳ đầu mang thai và trước kỳ kinh nguyệt.
 
 
8. Thay đổi khẩu vị
 
Thèm ăn cũng là một triệu chứng chung khi mới mang thai và giai đoạn PMS. Do sự mức độ hormone estrogen và progesterone , nhiều người bị PMS tăng cảm giác thèm ăn đặc biệt là đồ ăn ngọt, béo hoặc các bữa ăn giàu carbohydrate. 
 
Một số phụ nữ mang thai lại thèm những thứ rất đặc biệt, chẳng hạn như nước đá hoặc đất. Thuật ngữ y học để chỉ hiện tượng này là hội chứng pica. Những người mắc hội chứng pica nên được tư vấn bởi bác sĩ.

Triệu chứng khác biệt khi mang thai
 
1. Mất kinh
 
Triệu chứng khác biệt nhất để phân biệt giai đoạn mang thai sớm và PMS là chậm kinh, mất kinh. Tuy nhiên, để chắc chắn phụ nữ có thể tiến hành những xét nghiệm để khẳng định xem có thai hay không. 

2. Buồn nôn
 
PMS cũng có thể xuất hiện khó chịu tiêu hóa nhẹ, tuy nhiên nôn và buồn nôn không phải triệu chứng PMS điển hình. Buồn nôn chính là triệu chứng phổ biến của giai đoạn mang thai sớm. Khoảng 80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn và thường bắt đầu buồn nôn trước tuần thứ 9 của thai kỳ.  
 
 
Cách chính xác nhất để xác định có thụ thai hay không là sử dụng que thử thai sau khi chậm kinh 7-10 ngày. Nếu que lên 2 vạch, xin chúc mừng bạn sắp được làm mẹ!
Tác giả Hi88

 
Theo Medicalnewstoday
Hoài Thanh

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."