0

10 Lý do tại sao bạn cần bổ sung sắt.

 

Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Tất cả các tế bào trong cơ thể bạn đều chứa sắt và nó chủ yếu ở trong các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể bạn.


 
1. Vai trò của sắt đối với cơ thể?
 
Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Tất cả các tế bào trong cơ thể bạn đều chứa sắt và nó chủ yếu ở trong các tế bào hồng cầu.
 
Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể bạn.
 
Sắt có vai trò tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng. Nó cũng góp phần vào việc truyền các xung thần kinh - tín hiệu phối hợp các hành động
của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nếu cơ thể có nhiều sắt hơn mức cần thiết, nó sẽ được lưu trữ lại để sử dụng trong khi cần thiết.
 
2. Biểu hiện triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.
 
Thiếu máu thiếu sắt được gây ra khi không có đủ sắt trong các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nếu không có đủ hàm lượng sắt, các tế bào hồng cầu không thể cung cấp oxy cho các tế bào và mô trong cơ thể một cách hiệu quả.
 
Các triệu chứng thiếu máu bao gồm:
 
 
• Thường xuyên mệt mỏi.
 
• Da xanh xao.
 
• Hoa mắt chóng mặt, không giữ được thăng bằng.
 
• Khó tập trung
 
Nguyên nhân phổ biến của thiếu máu bao gồm:
 
• Chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều và dài ngày.
 
• Bệnh viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến mất máu vì các nhu động ruột tổn thương, viêm loét và bị chảy máu.
 
• Bệnh ung thư đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến mất máu.
 
• Mất máu do chấn thương hoặc hiến máu.
 
• Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dạ dày là chảy máu dạ dày, đường ruột do sử dụng thuốc kéo dài như aspirin và ibuprofen.
 
3. Bổ sung sắt khi mang thai thế nào?
 
Phụ nữ không mang thai hoặc cho con bú cần uống 15 - 18 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ đang mang thai cần nhiều sắt hơn, mức bổ sung khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 27 mg mỗi ngày.
 
 
4. Vai trò của sắt đối với trẻ sơ sinh.
 
Em bé được hình thành và nuôi dưỡng nhờ sắt từ mẹ trong thời kỳ mẹ mang thai. Sau khi sinh, mẹ nên ăn thêm các loại thực phẩm tăng cường sắt vào chế độ ăn đên khi bé được 6 tháng tuổi.
 
Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên nên bổ sung sắt cho bé nếu bé bú bình hoàn toàn. Đặc biệt những bé sinh non, không đủ thời gian nằm trong bụng mẹ nên không nhận được đủ chất sắt và gây thiếu sắt thì rất cần bổ sung sắt.
 
Tuy nhiên, luôn phải có sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa trước khi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh.
 
5. Trong thời kỳ kinh nguyệt.
 
Kinh nguyệt làm mất máu dẫn đến thiếu sắt. Đây là lý do tại sao phụ nữ có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nam giới.
 
6. Những người bị mất máu thường xuyên.
 
Những người bị mất máu quá nhiều thường cần bổ sung thêm sát thường xuyên, đặc biệt là những người hiến máu thường xuyên và những người bị xuất huyết tiêu hóa có nguy cơ thiếu máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh viêm loét dạ dày và ung thư. 
 
7. Chạy thận nhân tạo.
 
 
Nhiều người đang lọc máu thận cần bổ sung chất sắt. Thận có trách nhiệm làm cho erythropoietin, một hormone cung cấp cho cơ thể để tạo ra các tế bào máu đỏ.
 
Nếu thận không hoạt động tốt sẽ dẫn đến thiếu máu. Bạn có thể mất một lượng máu nhỏ trong quá trình lọc máu.Một số loại thuốc mà những người đang chạy thận có thể sử dụng bổ sung sắt hoặc tạo khả năng hấp thụ của cơ thể tốt hơn.
 
8. Sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm suy giảm sắt trong cơ thể.
 
Một số loại thuốc có thể cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Bao gồm:
 
• Quinolones, một họ kháng sinh bao gồm ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin (Levaquin)
 
• Tetracycline (Panmycin)
 
• Ranitidine (Zantac) và omeprazole (Prilosec) dùng khi dạ dày bị loét, ợ nóng và các vấn đề dạ dày khác
 
• Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) khi bị huyết áp cao
 
• Colestipol (Colestid) và cholestyramine (Prevalite) để giảm cholesterol. 
 
9. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển gây ho
 
Các bác sĩ kê toa thuốc ức chế men chuyển để điều trị một số bệnh, bao gồm:
 
• Bệnh tim
 
• Huyết áp cao
 
• Tiểu đường tuýp 2
 
• Bệnh thận nhẹ
 
Thuốc ức chế men chuyển thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ho khan là tác dụng phụ phổ biến của thuốc.
 
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone , những người dùng 200 miligam bổ sung sắt sulfate mỗi ngày, ít nhất hai giờ sau khi uống thuốc ức chế men chuyển, ít có khả năng bị ho.Các nhà nghiên cứu phát hiện dùng sắt làm tăng lượng oxit nitric trong máu. Oxit nitric giúp giảm ho do thuốc ức chế men chuyển.
 
10. Nên bổ sung sắt như thế nào?
 
Hầu hết mọi người đều có thể bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng dạng viên nang. Một số người có nồng độ sắt rất thấp có thể cần sắt truyền tĩnh mạch.
 
Tốt nhất, bạn nên bổ sung sắt khi bụng đói vì thức ăn có thể làm giảm lượng chất sắt mà cơ thể bạn hấp thụ. Uống bổ sung sắt với thực phẩm hoặc đồ uống có vitamin C sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt. Chỉ dùng liều lượng khuyến cáo của sắt.Nên chọn lựa sản phẩm có uy tín và chất lượng tốt để đảm bảo sức khỏe.
 
 
Acti-Globin là sản phẩm bổ sung sắt, vitamin C, kẽm theo tiêu chuẩn Châu Âu. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp và phân phối tại Việt Nam
Hotline tư vấn:024.63.288.488
 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."