0

12 thực phẩm giúp bé tăng cân lành mạnh

 

Tất cả cha mẹ đều mong muốn con mình tăng cân. Tuy nhiên, làm thế nào để con tăng cân đúng và khỏe mạnh thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Chìa khóa để đạt tới sự phát triển hoàn hảo của trẻ chính là một chế độ dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh và cân bằng. 

Làm thế nào để giúp trẻ tăng cân?

Sự trao đổi chất đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tăng cân của trẻ. Nếu con bạn hoạt động tốt và khỏe mạnh, thì bé sẽ nhanh chóng đạt tới mức cân tiêu chuẩn.
 
Mẹ có thể làm một cuốn nhật ký thực phẩm cho bé, ghi lại những thức ăn bé thích ăn, không thích ăn, những thực phẩm bé bị dị ứng để dễ dàng chuẩn bị thực đơn hàng tuần cho bé. Dưới đây là một số cách giúp bé tăng cân tốt hơn: 
 
• Đảm bảo rằng trẻ được tập thể dục và hoạt động thể chất đầy đủ để kích thích bé đói và thèm ăn.
 
• Cho bé ăn chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và cân bằng chứ không chỉ tập trung vào việc giúp bé tăng cân.
 
• Khi trẻ lớn hơn, hãy giới thiệu cho bé những môn thể thao như bơi lội, đi xe đạp, v.v. Sau khi chơi những môn thể thao đó, bé sẽ ăn ngon miệng và phát triển vóc dáng tốt hơn. 
 
Những thực phẩm giúp trẻ tăng cân lành mạnh

Tại sao cho trẻ ăn chế độ ăn uống lành mạnh quan trọng?

Những năm đầu đời rất quan trọng để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ em. Giới thiệu cho con thói quen ăn uống lành mạnh khi còn bé sẽ có khả năng tạo lập thói quen suốt đời cho con. Khi đó, bé sẽ ít khi đòi hỏi ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe hơn và sẽ dễ ăn uống hơn khi đi du lịch cùng gia đình. Thói quen nghiện ăn đồ ăn vặt của trẻ cũng thường là do cha mẹ tạo lập ra trong giai đoạn này.
 
Ngoài việc ăn uống lành mạnh, hãy đảm bảo con có đủ thời gian chơi và hoạt động dưới ánh mặt trời. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bé khỏe mạnh hơn.

1. Trẻ từ 0 đến 12 tháng

Giai đoạn mới sinh là giai đoạn con phát triển nhanh nhất. Mỗi tháng con sẽ đều gia tăng chiều cao và cân nặng. Lúc này, hãy đảm bảo bé ăn, ngủ và tiêm chủng định kỳ đầy đủ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Sau đó mẹ có thể giới thiệu cho bé các loại thức ăn khác ở dạng lỏng hoặc rắn, nhưng vẫn nên cho con bú sữa mẹ tiếp trong giai đoạn đó.Trong khoảng 4-6 tháng tuổi, cân nặng lý tưởng nhất của bé là mức gấp đôi trọng lượng khi mới sinh ra. 

2. Trẻ từ 12 đến 36 tháng

Đây là một giai đoạn có rất nhiều sự phát triển của bé, không chỉ về hoạt động mà còn về cảm xúc và nhận biết xã hội. Bé bắt đầu khám phá thế giới và sẽ được tiếp xúc với nhiều bé khác trong các hoạt động hàng ngày. Các thói quen đã tạo lập trước đây rất dễ bị thay đổi. Cân nặng của bé cũng sẽ biến động dựa trên nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả các yếu tố cảm xúc như lo lắng khi xa cách cha mẹ, đi học ở môi trường mới, thay đổi thói quen ăn uống…

3. Trẻ 4 đến 6 tuổi

Sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này sẽ có ảnh hưởng tới suốt đời. Thời gian học và hoạt động của lứa tuổi mầm mon cần lượng calo rất lớn. Vì thế cần bổ sung cho bé nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau. Trung bình bé sẽ tăng khoảng 2kg mỗi năm. 

4. Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi

Khi bé chuyển từ lứa tuổi mẫu giáo lên lứa tuổi thiếu niên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng lên và tăng cân tối đa 3 kg mỗi năm. Ở tuổi này, con ăn sẽ thức ăn như những thành viên khác trong gia đình. 

Thực phẩm tốt nhất để tăng cân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dưới đây là các loại thực phẩm lành mạnh tốt nhất để giúp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tăng cân
 
sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh tăng cân

1. Sữa mẹ

Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, dễ tiêu hóa hơn nữa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Cho con bú sữa mẹ còn là phương thức rất tốt để tăng tình cảm của mẹ và bé. Dấu hiệu cho thấy bé đã ăn đủ sữa là: bé hoạt động bình thường, khỏe mạnh, không có biểu hiện dị ứng và đại tiện 4-6 lần, tiểu tiện 6-8 lần mỗi ngày.
 
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm, ban đầu mẹ nên giới thiệu các thức ăn từ lỏng rồi tăng dần độ đặc, thô cho bé.
 
Dưới đây là một số thực phẩm giúp bé tăng cân tốt sau khi đã ăn dặm:

2. Chuối

Chuối là loại quả giàu kali, vitamin C, vitamin B6 và carbohydrate. Loại trái cây này cung cấp lượng calo rất cao và là nguồn thức ăn giúp bé tăng cân rất tốt. 
 
Có rất nhiều cách chế biến chuối: xay sinh tố hoặc nghiền ra làm bánh. Khi đưa bé đi du lịch, có thể mang theo chuối làm một bữa ăn nhẹ rất thuận tiện cho bé

3. Khoai lang

Đây là thực phẩm rất ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa. Khoai lang rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B6, đồng, phốt pho, kali, mangan,… 
 
Khoai lang cũng cung cấp lượng chất xơ rất lớn, có ích cho hệ tiêu hóa của bé. Các cách chế biến khoai lang thông thường như luộc, nướng, nghiền làm súp, làm bánh khoai lang,… 

4. Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu protein, magiê, canxi, sắt, chất xơ và kali. Sau khi bé đủ 6 tháng tuổi, bạn có thể giới thiệu các món ăn được chế biến từ các loại đậu như súp hoặc nấu cháo cùng gạo và rau.
 
Khi bé được khoảng 7-9 tháng, mẹ có thể giới thiệu cho bé những món ăn có kết cấu thô hơn. Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc nghiền bột. Cách làm rất đơn giản: rửa sạch các loại đậu và một số hạt như óc chó, hạnh nhân, … Sau đó phơi khô, rang thơm lên và nghiền bột. Khi sử dụng mẹ chỉ cần pha vài thìa bột này với nước là con đã có một bữa phụ rất bổ dưỡng.

5. Hạt kê ngón tay (Ragi)

Đây là một siêu thực phẩm hoàn hảo giúp tăng cân và phát triển của em bé. Nó giàu chất xơ, canxi, sắt, protein và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. 
 
Hạt ragi rất dễ tiêu hóa, mẹ có thể nấu cùng cháo, chè và xay cùng ngũ cốc hoặc thêm vào các loại bánh nếu con đã ăn thô tốt.
 
bơ giúp trẻ tăng cân lành mạnh

6. Bơ 

Bơ có giá trị dinh dưỡng cao. Mẹ nên giới thiệu bơ cho bé khi bé được 8 tháng tuổi. Mẹ có thể thêm vài giọt bơ cùng cháo hoặc súp cho bé.
 
Bơ có thể tự làm từ kem tươi nếu mẹ lo lắng về các sản phẩm bơ đang bán trên thị trường. Đây là một thực phẩm tuyệt vời giúp bé tăng cân lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bé ăn lượng bơ quá nhiều, bé có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa.  
 
Khi bé được 8-10 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm sau để thúc đẩy tăng cân:

7. Các chế phẩm từ sữa

Sữa chua cung cấp lượng chất béo và rất giàu dinh dưỡng giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
 
Sữa chua cũng giúp cải thiện tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch và tốt cho bé nếu mắc các vấn đề về dạ dày. Mẹ có thể thêm hương vị cho sữa chua truyền thống bằng cách thêm sinh tố trái cây hoặc trái cây tươi cắt hạt lịu trộn cùng sữa chua.
 
Pho mát nên được giới thiệu sau khi bé đủ 12 tháng tuổi hoặc khi bác sĩ nhi khoa cho phép.
 
Sữa bò nên được giới thiệu cho trẻ trên 1 tuổi. Mỗi ngày con cần uống ít nhất 2 ly sữa để đảm bảo sự phát triển cho tới khi đến tuổi thiếu niên. Mẹ có thể thay đổi hương vị mới của sữa bằng cách thêm trái cây khô hoặc siro trái cây vào sữa. Tuy nhiên, không nên cho con ăn uống quá nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa vì có thể sẽ gây hại cho đường tiêu hóa của bé. Trong trường hợp bé có hiện tượng không dung nạp lactose, hoặc bị các vấn đề về dạ dày sau khi ăn các chế phẩm từ sữa, hãy đưa bé đi khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ. 

8. Trứng

Nên giới thiệu trứng cho trẻ em khi con đủ 12 tháng tuổi. Trứng rất giàu chất béo bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể làm rất nhiều món ngon từ trứng cho bé như trứng tráng, trứng luộc, trứng hấp,….
 
Tuy nhiên nên kiểm tra dị ứng trứng ở trẻ và mua trứng tại các trang trại đảm bảo để tránh các vấn đề không tốt cho sức khỏe của bé. 

9. Các loại hạt và trái cây khô

Hạnh nhân, óc chó, mơ, hạt điều, nho khô và mè, bí ngô, hạt lanh, v.v…đều cung cấp các loại vitamin tốt nhất giúp trẻ tăng cân. Chúng có thể được thêm vào thức ăn theo nhiều cách. Mẹ có thể nghiền bột để thêm vào sữa hoặc rắc lên cháo, làm bột ngũ cốc. 
 
Bơ đậu phộng hoặc sữa hạnh nhân là những lựa chọn rất tốt giúp tăng sức khỏe và cân nặng cho bé. 

10. Quả bơ

Bơ là loại quả rất giàu vitamin B6, E, C, K, đồng folate, chất xơ, axit pantothenic, và cũng có một lượng chất béo cao, rất tốt cho phát triển thể chất và trí não của trẻ.

11.Thịt gà

Thịt gà rất giàu protein dễ tiêu hóa, giúp trẻ phát triển cơ bắp để đạt được trọng lượng khỏe mạnh. Hơn nữa thịt gà là thực phẩm rất phổ biến, dễ mua, dễ chế biến nhiều món ăn ngon cho bé.
 

12. Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh rất giàu đường tự nhiên và vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp xây dựng hệ thống miễn dịch. Trái cây và rau xanh rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi đứa trẻ. 

Làm thế nào để trẻ em ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống của con chính là do cha mẹ tạo lập. Nếu cha mẹ thường xuyên ăn đồ ăn vặt thì chắc chắn bé cũng sẽ học theo thói quen đó
 
Cách giúp bé có chế độ ăn uống lành mạnh
 
• Chuẩn bị bữa ăn đẹp mắt cho bé: trang trí nhiều màu sắc từ rau củ quả và các loại thức ăn để bé cảm thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn.
 
• Có những thời điểm bé không chịu ăn, không nên ép con ăn hoặc nổi giận. Hãy cho con ăn đủ thời gian, sau đó dọn bữa ăn đi và đợi tới đúng giờ ăn sau mới cho bé ăn tiếp. 
 
• Theo dõi các dị ứng mà của bé, có thể bé bị dị ứng hạt, gluten, cá hoặc không dung nạp lactose. Khi bé bị dị ứng, không được tự ý cho bé dùng thuốc, phải đưa bé đi khám trực tiếp ngay lập tức.
 
• Đặt giờ ăn cố định tùy thuộc vào giải đoạn phát triển của bé. Không cho bé ăn vặt giữa các cữ ăn.
 
• Không cho bé ăn uống quá nhiều mỗi lần ăn.
 
• Khi đi du lịch, cha mẹ hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bữa ăn nhẹ của bé như trái cây, sữa để tránh phải cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo hoặc đồ ăn không hợp vệ sinh. 
 
• Khi trẻ đã có đủ nhận thức, hãy để bé tự lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn và giúp bạn nấu ăn. Bé sẽ thích thú ăn hơn khi được tự lựa chọn và giúp chuẩn bị bữa ăn. 
 
Hãy nhớ rằng việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ em quan trọng hơn mục đích giúp trẻ tăng cân. Nếu bé có chế độ ăn uống lành mạnh, chắc chắn bé sẽ đạt tới được mục tiêu cân nặng tiêu chuẩn. 
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."