0

Chứng khó tiêu hay rối loạn dạ dày - ruột là gì?

Chứng khó tiêu hoặc rối loạn dạ dày-ruột (Indigestion), là một thuật ngữ mô tả sự khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên. Nó không phải là một căn bệnh. Khó tiêu là một nhóm các triệu chứng thường bao gồm cả đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.

>>> Điều trị chứng khó tiêu, dùng thuốc kháng acid đầu tiên giúp giảm chi phí cho bệnh nhân

 

Chứng khó tiêu thường gây ra bởi acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc của hệ tiêu hóa. Acid dạ dày phá vỡ niêm mạc, gây kích ứng và viêm, kích hoạt các triệu chứng của chứng khó tiêu. Trong đa số các trường hợp khó tiêu có liên quan đến việc ăn uống. Đôi khi nó có thể được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

 

Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng thường gặp trong xã hội phát triển
 
Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng thường gặp trong xã hội phát triển

 

Các triệu chứng của chứng khó tiêu là gì?

 

Hầu hết mọi người có chứng khó tiêu cảm thấy đau và khó chịu trong dạ dày hay vùng ngực. Cảm giác này thường xuất hiện ngay sau khi ăn uống. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện một thời gian sau bữa ăn.

 

Một số người cảm thấy no nhanh trong bữa ăn, ngay cả khi họ ăn không nhiều. Ợ nóng và khó tiêu là hai biểu hiện riêng biệt. Ợ nóng là một cảm giác nóng phía sau xương ức, thường là sau khi ăn.

 

Các triệu chứng sau đây ở người khó tiêu cũng rất phổ biến:

 

- Buồn nôn

 

- Ợ hơi

 

- Cảm giác tức nặng, óc ách

 

Trong trường hợp rất hiếm khó tiêu có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Khó tiêu nhẹ thì bạn không có bất cứ điều gì phải lo lắng. Bạn nên gặp bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục trong thời gian hơn hai tuần. Đi khám ngay lập tức nếu có cơn đau nặng, và một vài triệu chứng sau đây kèm theo:

 

- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân

 

- Ói mửa

 

- Phân đen

 

- Vàng da, vàng mắt

 

- Đau ngực khi gắn sức

 

- Khó thở

 

- Đổ mồ hôi

 

- Đau ngực lan tỏa đến cánh tay, quai hàm hay cổ

 

Ăn uống không hợp lí là một nguyên nhân gây khó tiêu
 
Ăn uống không hợp lí là một nguyên nhân gây khó tiêu

 

Những nguyên nhân khó tiêu là gì?

 

Chứng khó tiêu thường liên quan đến lối sống và những gì chúng ta ăn uống. Nó cũng có thể gây ra bởi các nguyên nhân: nhiễm trùng hoặc một số tình trạng bệnh của hệ tiêu hóa. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

 

- Ăn quá nhiều

 

- Ăn quá nhanh

 

- Dùng nhiều thực phẩm béo hoặc dầu mỡ

 

- Dùng nhiều gia vị thực phẩm

 

- Dùng quá nhiều caffeine

 

- Dùng quá nhiều rượu

 

- Dùng quá nhiều sô-cô-la

 

- Dùng quá nhiều đồ uống có ga

 

- Sang chấn cảm xúc

 

- Sỏi mật

 

- Viêm dạ dày

 

- Thoát vị

 

- Nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm Helicobacter pylori

 

- Căng thẳng

 

- Béo phì, gây ra bởi tăng áp lực bên trong ổ bụng

 

- Viêm tụy - Loét dạ dày, tá tràng

 

- Hút thuốc

 

- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid)

 

- Ung thư dạ dày: Khi bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây ra khó tiêu, bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa chức năng - một chứng làm suy yếu khả năng co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày và khó chuyển thức ăn xuống ruột non có thể gây ra khó tiêu.

 

Chuẩn đoán khó tiêu như thế nào?

 

Đối với đa số bệnh nhân khó tiêu thường là nhẹ và không xảy ra thường xuyên. Trong những trường hợp này không cần thiết phải có điều trị của bác sĩ . Những người bị khó tiêu thường xuyên nên đi khám bác sĩ (đa khoa, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa).

 

Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả về các triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố gia đình, kiểm tra ngực và bụng. Khám bụng tìm các điểm nhạy cảm hoặc đau.

 

- Xét nghiệm máu : nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thiếu máu, bác sĩ có thể xét nghiệm máu.

 

- Nội soi: bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, hoặc những người có một số dấu hiệu và triệu chứng nhất định, cần được kiểm tra đường tiêu hóa chi tiết hơn. Nội soi là một thủ thuật thăm khám điều trị diễn ra trong bệnh viện. Một ống dài và mỏng có một camera ở cuối đi qua cổ họng của bệnh nhân vào dạ dày. Các bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh bên trong của đường tiêu hóa qua một màn hình bên ngoài.

 

- Các xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm H. Pylori: có thể bao gồm một test thử urê, kiểm tra phân tìm kháng nguyên và xét nghiệm máu. Loét dạ dày thường gây ra bởi vi khuẩn này.

 

- Kiểm tra chức năng gan: Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng giảm tiết mật, do ảnh hưởng của ống mật trong gan. Xét nghiệm máu để xác định chức năng gan, gan đang làm việc như thế nào.

 

- X-quang: chụp dạ dày, thực quản và ruột non.

 

- Siêu âm ổ bụng: Qua sóng âm thanh tần số cao bác sĩ có thể thấy hình ảnh, cơ cấu chuyển động và lưu lượng máu. Siêu âm ổ bụng là một thủ thuật thăm khám vùng bụng của bệnh nhân với một thiết bị cầm tay ấn vào da qua một lớp gel. Thiết bị phát ra sóng âm thanh và bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong của bụng chi tiết trên màn hình.

 

- CT ổ bụng (CT scan): tiêm thuốc hiển thị màu vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Thuốc hiển thị màu giúp các hình ảnh nổi trên màn hình giúp các bác sĩ nhìn thấy các hình ảnh và tình trạng của các cơ quan. CT scan để tạo ra hình ảnh 3 chiều của các cơ quan bên trong bụng.

 

Nên chọ thuốc điều trị đúng
Có nhiều thuốc điều trị các triệu chứng. Nên chọn loại an toàn

 

Lựa chọn điều trị cho chứng khó tiêu là gì?

 

Điều trị chứng khó tiêu phụ thuộc vào mức độ khó chịu nó đang gây ra cho người bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

 

- Chế độ ăn uống và thay đổi lối sống:

 

Nếu các triệu chứng nhẹ và khó tiêu không xảy ra thường xuyên, một số thay đổi lối sống có thể sẽ làm giảm bớt các triệu chứng này. Nên dùng các loại thực phẩm ít chất béo, thực phẩm ít caffeine( Café - Trà), uống ít rượu và ăn ít sô cô la, ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, và tránh các thức ăn quá nhiều gia vị.

 

- Dùng thuốc:

 

+Thuốc kháng acid: ví dụ như Alka-Seltzer, Maalox, Rolaids, Riopan, và Mylanta. Đây là những loại thuốc OTC (over-the-counter), không cần toa bác sĩ. Thường là những thuốc đầu tiên các bác sĩ khuyên.

 

+ Đối kháng thụ thể H2: ví dụ như Zantac, Tagamet, Pepcid và Axid. Một số loại là OTC, trong khi một số khác lại là thuốc theo toa. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit của dạ dày và tác dụng kéo dài hơn so với các thuốc kháng acid.

 

Tuy nhiên, thuốc kháng acid có hiệu quả nhanh hơn. Một số tác dụng phụ có thể làm bệnh nhân buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, và đau đầu. Ngoài ra tác dụng phụ còn có thể gây xuất huyết hoặc chảy máu nhưng hiếm hơn.

 

+ PPI (thuốc ức chế bơm proton): ví dụ như Aciphex, Nexium, Prevacid, Prilosec, Protonix và Zegerid. PPI rất có hiệu quả cho các bệnh nhân có kèm theo GERD (bệnh trào ngược dạ dày-thực quản). PPI giảm acid dạ dày nhanh và mạnh mẽ hơn so với đối kháng thụ thể H2.

 

Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Ho, nhức đầu, chóng mặt, đau lưng, đau bụng, chướng khí, buồn nôn hoặc ói mửa, táo bón và tiêu chảy. Trong trường hợp rất hiếm gặp do sử dụng dài ngày có thể dẫn đến gãy xương.

 

+ Tăng nhu động đường tiêu hóa : ví dụ như Reglan. Thuốc này có tác dụng nếu dạ dày giảm co bóp. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, buồn ngủ và co thắt cơ bắp.

 

+ Thuốc kháng sinh: nếu nhiễm Helicobacter pylori gây ra loét dạ dày dẫn đến chứng khó tiêu. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy và nhiễm nấm.

 

+ Thuốc chống trầm cảm: nếu không thể tìm thấy nguyên nhân của chứng khó tiêu, sau khi đã được đánh giá toàn diện và bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách làm giảm cảm giác đau đớn của bệnh nhân. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nhức đầu, kích động, táo bón, và đổ mồ hôi về đêm.

 

+ Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi một số thuốc đang dùng của bệnh nhân nếu bác sĩ cho rằng nó có thể góp phần gây khó tiêu. Đôi khi là aspirin hay ibuprofen có thể bị dừng và thay thế bởi thuốc khác. Điều quan trọng là sự thay đổi thuốc này phải có sự giám sát của bác sĩ và không nên tự ý làm điều này.

 

Các biến chứng của chứng khó tiêu là gì?

 

Phần lớn các trường hợp khó tiêu là nhẹ và không xảy ra thường xuyên. Nghiêm trọng hơn khó tiêu có thể gây ra các biến chứng sau đây:

 

- Chít hẹp thực quản: nếu khó tiêu là do trào ngược acid, khi axit dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản nó sẽ gây kích ứng niêm mạc, thực quản có thể bị tổn thương và thành sẹo. Cuối cùng thực quản có thể trở nên hẹp và chèn ép. Bệnh nhân bị chít hẹp thực quản có thể gây khó nuốt khi ăn, thức ăn có thể bị kẹt trong cổ họng, gây ra đau ngực. Phẫu thuật là cần thiết để mở rộng thực quản.

 

- Hẹp môn vị: điều này là do axit dạ dày kích thích niêm mạc của hệ tiêu hóa kéo dài. Môn vị là đoạn giữa dạ dày và ruột non, lầu dần trở thành vết sẹo và thu hẹp lại, thức ăn không đi qua được. Phẫu thuật có thể được chỉ định để mở rộng môn vị.

 

- Viêm phúc mạc: Phúc mạc( lớp màng lót bên trong ổ bụng và xương chậu). Phẫu thuật có thể được chỉ định điều trị viêm phúc mạc, và dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.

 

Christian Nordqvist- Medical News Today

Bs Trịnh Kim Bảng (Dịch)

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."