0

Tác dụng phụ của vắc xin: Những điều cha mẹ cần biết

Đôi khi phản ứng phụ của vắc-xin không xuất hiện ngay sau khi tiêm. Đau nhức hoặc sốt nhẹ có thể xuất hiện sau đó - đây là dấu hiệu cho thấy vắc xin đang hoạt động. Nhưng có khả năng con bạn gặp phải các phản ứng phụ thực sự của vắc xin, đặc biệt là những tác dụng của nó nghiêm trọng như thế nào? Dưới đây là những điều bạn cần biết về bản chất và khả năng con bạn có phản ứng với một mũi tiêm.

Tiêm vắc xin có tác dụng phụ nào không?
 
Vắc xin là an toàn, cũng như các loại thuốc khác, chúng đôi khi có khả năng xảy ra một số tác dụng phụ. Hầu hết những phản ứng này với vắc-xin là nhẹ, có một số đau nhức hoặc mẩn đỏ ở chỗ tiêm và ngắn, kéo dài không quá một hoặc hai ngày. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra, nhưng trường hợp nghiêm trọng hơn là rất hiếm.
 
Việc chứng minh rằng vắc xin có liên quan đến một tác dụng phụ cụ thể không dễ dàng. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có xu hướng bị ốm thường xuyên, vì vậy có khả năng con bạn mắc phải bệnh gì đó ngay trong thời gian tiêm vắc xin. Đó là lý do tại sao một số cha mẹ có thể tin rằng vắc-xin của con họ đã gây ra bệnh, trong khi thực tế, vi khuẩn lây nhiễm tại nhà trẻ, cửa hàng hoặc đồ chơi cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
 
 
Cũng cần hiểu rằng vắc-xin được tiêm vào một số thời điểm trong đời khi một số tình trạng sức khỏe bắt đầu hoặc trở nên rõ ràng. Ví dụ, vắc-xin MMR( vắc-xin phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella) được tiêm vào thời điểm từ 1 năm đến 15 tháng , cùng thời điểm mà sự chậm phát triển thường được chú ý đầu tiên ở trẻ, gây ra các câu hỏi về mối quan hệ giữa vắc-xin và sự chậm phát triển.
 
 
Làm gì nếu con tôi bị tác dụng phụ của vắc xin?
 
Chườm lạnh sau khi tiêm có thể giúp giảm đau hoặc sưng, cũng như có thể cử động cánh tay hoặc chân nơi tiêm. Bạn có thể vỗ nhẹ vào chân của trẻ để giúp trẻ nhẹ nhõm hơn hoặc khuyến khích trẻ xoay đầu và vai, đầu gối và ngón chân.
 
Có thủy ngân trong vắc xin không?
 
Một lượng rất nhỏ thimerosal - một hợp chất hữu cơ dùng để bảo quản gốc thủy ngân, từng được tìm thấy trong một số loại vắc xin bắt đầu từ những năm 1930 để ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn và nấm. Thimerosal hiện cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc và sản phẩm được sử dụng phổ biến như dung dịch kính áp tròng, thuốc xịt họng và mũi, mặc dù nhiều nhà sản xuất đã cải tiến sản phẩm của họ mà không có thimerosal.
 
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ rất thấp của thimerosal từng được sử dụng trong một số loại vắc xin không gây hại và chất bảo quản nhanh chóng bị tống ra khỏi cơ thể trẻ sơ sinh, các chuyên gia cho rằng việc hạn chế trẻ tiếp xúc với bất kỳ dạng hoặc lượng thủy ngân nào là hoàn toàn đúng đắn.
 
Theo đó, tất cả các loại vắc-xin thường quy sản xuất cho trẻ sơ sinh  ở Mỹ đều không có chất thimerosal kể từ năm 2001, ngoại trừ vắc-xin cúm (và thậm chí sau đó, chỉ trong các lọ đa liều), chứa một lượng cực nhỏ được cơ thể thải ra ngoài nhanh chóng.
 
Hơn nữa, hầu hết các loại vắc-xin được đề nghị cho trẻ em (MMR, bại liệt, varicella và liên hợp phế cầu khuẩn) không bao giờ chứa thimerosal.
 
Quan trọng nhất, nhiều nghiên cứu  ở quy mô lớn đã không ủng hộ việc này vì bất kỳ thành phần nào trong vắc xin cũng đều có thể gây chậm phát triển hoặc rối loạn.
 
 
Vắc xin có thể gây ra chứng tự kỷ không?
 
Câu trả lời là không, vắc xin không gây ra chứng tự kỷ. Nhiều nghiên cứu liên quan đến trẻ em không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vắc xin và các rối loạn phát triển, bao gồm cả chứng tự kỷ . Một báo cáo từ Viện Y học dựa trên dữ liệu toàn diện và bằng chứng thu thập được trong nhiều năm cũng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thimerosal hoặc vắc xin MMR liên quan đến vấn đề phát triển của trẻ.
 
 
Trên thực tế, nghiên cứu gây tranh cãi từ lâu năm 1998 đề xuất mối liên hệ có thể có giữa vắc xin MMR và bệnh tự kỷ đã được rút lại vào năm 2010 và đã bị bác bỏ bởi tất cả các tổ chức y tế lớn, bao gồm Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng chống (CDC), Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
 
Kể từ đó, không có nghiên cứu nào khác tìm thấy mối liên hệ giữa vắc xin và chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác, hoặc giữa vắc xin và các vấn đề về nhận thức và hành vi.
 
Khi nào cần gọi cho bác sĩ về tác dụng phụ của vắc xin
 
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng của vắc-xin, nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu con bạn có bất kỳ phản ứng hoặc triệu chứng nào sau đây trong vòng hai ngày sau khi tiêm:
 
  • Sốt cao 38°C trở lên đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và 38,6°C trở lên đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên)
  • Khóc liên tục hơn ba giờ (phân biệt với đau bụng) hoặc khóc the thé kéo dài hơn một giờ
  • Động kinh hoặc co giật (có thể liên quan đến sốt rất cao)
  • Co giật dữ dội, dai dẳng hoặc thay đổi lớn về ý thức
  • Lơ ngơ, không phản ứng, buồn ngủ quá mức
  • Phản ứng dị ứng như sưng miệng, mặt hoặc cổ họng, khó thở; hoặc phát ban - cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và gọi 911
  • Thay đổi hành vi - bất cứ điều gì không bình thường đối với con bạn đều phải gọi cho bác sĩ nhi khoa chỉ để ở bên an toàn
Mặc dù những tác dụng phụ này có thể không liên quan đến vắc-xin và có thể là dấu hiệu của một căn bệnh không liên quan, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào trong số này (hoặc những triệu chứng khác không có trong danh sách).
 
Nguồn: https://www.whattoexpect.com/child-vaccinations/treating-side-effects.aspx?fbclid=IwAR1gfq-hV1-BgA3Yz6Y01BQnH5DlbJkfGsqLH1KQwDEI52__Uf112aX97DE
Phương Thảo dịch
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."