0

Xử lí trục trặc sức khỏe cho sĩ tử khi đi thi

Các sĩ tử cả năm đèn sách mà thi cử đỗ đạt hay không lại chỉ phụ thuộc vào mấy ngày thi. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe là vô cùng quan trọng trước giờ “G”.

>>> Phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

>>> Chữa say nắng, say nóng trong ngày hè oi bức

>>> Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, loại bỏ nhanh, an toàn và hiệu quả.

 

Thực tế đã cho thấy, dù chuẩn bị kiến thức rất tốt nhưng nhiều em đã không có cơ hội làm bài chỉ vì những rủi ro không đáng có như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ, thậm chí ngất xỉu đúng vào ngày “vượt vũ môn”…

 

Những rủi ro có thể gặp trong kỳ thi

 

Đau đầu, mất ngủ: là những rủi ro hay gặp nhất ở các thí sinh khi đi thi với biểu hiện: đau buốt vùng thái dương, đỉnh đầu, đau theo tiếng mạch đập, căng thẳng kéo dài làm cho cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng “lơ mơ”, muốn ngủ mà không ngủ được, ăn uống kém ngon, mệt mỏi hốc hác, bơ phờ... Tình trạng này làm cho các em không thể tập trung vào việc chuẩn bị tốt cho ngày thi sắp đến.

 

Xửu lí trục trặc sức khỏe cho sĩ tử khi đi thi

 

Để tránh tình trạng này, ngoài việc chuẩn bị tốt kiến thức từ trước đó, thí sinh nên thư giãn 24 tiếng trước thi, nếu đau đầu, mất ngủ và căng thẳng quá mức có thể uống các thuốc giảm đau như paracetamol hoặc một chút thuốc gây ngủ nhẹ như sen vông, rotunda theo chỉ định của thầy thuốc.

 

Ngất xỉu: Trong khi thi, có những trường hợp thí sinh bị ngất xỉu. Trường hợp này nên nhanh chóng đưa các em tới chỗ thoáng mát, cởi nới bớt trang phục nếu quá chật, vì gây chèn ép lồng ngực và đường hô hấp trên.

 

Có thể làm các động tác như lau mặt bằng nước lạnh, day huyệt nhân trung, cấu véo... để kích thích bệnh nhân tỉnh lại. Sau đó, cho các em uống nước mát, nước đường, sữa... và chuyển khám chuyên khoa tim mạch để loại trừ ngất do nhóm nguyên nhân này.

 

Hạ đường huyết: Việc ăn uống thất thường, không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân của những cơn hạ đường huyết. Hạ đường huyết thường xảy ra vào lúc gần trưa hoặc cuối bài thi lúc buổi chiều.

 

Các biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm cảm giác cồn cào trong bụng, hoa mắt chóng mặt, bủn rủn chân tay, mạch nhanh, vã mồ hôi, nặng hơn có thể bị co giật. Nếu có biểu hiện như trên, cho các em uống ngay một cốc nước đường, sữa ngọt hoặc ăn kẹo, bánh ngọt để cắt cơn.

 

Rối loạn tiêu hóa: Là căn bệnh thường gặp ở sĩ tử khi đi thi. Đau bụng, tiêu chảy cấp là biểu hiện đầu tiên. Bệnh nhân có thể bị sốt nếu có nhiễm khuẩn, mất nước nặng, sốc tụt huyết áp khi tiêu chảy nhiều lần và kéo dài.

 

Xử trí cấp cứu bao gồm cho bệnh nhân uống oresol theo lượng nước đã mất, pha đúng theo hướng dẫn vì nếu pha sai, uống sẽ phản tác dụng, kèm theo uống smecta 2 gói/ngày, chia hai lần. Kháng sinh dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu rối loạn tiêu hóa đơn thuần (không do nhiễm khuẩn, nhiễm độc) thì có thể dùng thuốc cầm để hạn chế tiêu chảy giúp cho bệnh nhân khỏi mất nước điện giải để có thể tham gia tiếp cuộc thi.

 

Xửu lí trục trặc sức khỏe cho sĩ tử khi đi thi

 

Say nắng, say nóng: Thường xảy ra với các thí sinh từ các tỉnh xa về với biểu hiện: vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh nông, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi tới 44oC, da và niêm mạc khô, trụy mạch.

 

Xử trí cấp cứu bằng cách đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người hoặc phun nước lạnh. Sau đó nếu không đỡ, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.

 

Sốt virut: cũng là những rủi ro gặp ở các thí sinh khi đi thi bắt đầu bằng sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, chảy nước mắt, hắt hơi sổ mũi. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém do sốt cao, mất nước và điện giải. Xử trí bằng cách cho nằm nơi thông thoáng, hạ sốt bằng chườm mát. Có thể cho các thuốc hạ sốt như paracetamol uống. Cho bệnh nhân ăn cháo, sữa, uống nước hoa quả, vitamin C...

 

Xử trí đúng có thể giúp thí sinh tiếp tục tham dự kỳ thi với kết quả như mong muốn.

 

Dự phòng vẫn là cách tốt nhất

 

Việc để xảy ra những chứng bệnh như trên, cho dù được điều trị đúng và kịp thời, dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi của mỗi sĩ tử. Vì vậy, phòng tránh vẫn là biện pháp hàng đầu.

 

Các biện pháp bao gồm học hành đúng phương pháp và sở thích, tránh học kiểu nhồi nhét “nước đến chân mới nhảy”, học theo khả năng, không nên quá căng thẳng vì đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất. Chú ý ăn uống điều độ, ăn đủ chất bổ dưỡng, uống đủ nước.

 

Trước khi vào thi nên ăn uống nhẹ nhàng và đủ calo, không nên ăn quá no, không uống nhiều nước ngọt có gas, nước đá lạnh. Tránh các quán ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Đi ngoài trời nắng, cần sử dụng các phương tiện tránh nắng nóng: mũ, ô, áo chống nắng...

 

 

 

TS.BS. Vũ Đức Định

 

thuocthang.vn

 

http://suckhoedoisong.vn/20130628094831172p0c44/xu-tri-truc-trac-suc-khoe-khi-thi.htm

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."