0

Những triệu chứng ho ở trẻ và cách xử trí khoa học

Ho là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến nhất của trẻ em. Mặc dù lúc ho âm thanh phát ra rất khó chịu, nhưng đây thường không phải là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng.

>>> Trẻ bị sổ mũi và cách xử trí

>>> Thận trọng sử dụng thuốc ho cho trẻ

>>> Trẻ bị ho, dùng thuốc chữa ho cho trẻ như thế nào?

 

Trong thực tế, ho là một phản xạ tốt và khá quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp ở cổ họng và ngực. Nhưng đôi khi, việc bé bị ho sẽ là dấu hiệu khiến bạn phải đưa bé đi khám bác sĩ. Hiểu biết thông tin về các loại tình trạng ho có thể sẽ giúp bạn biết nên chăm sóc bé như thế nào và tình trạng nào thì phải đi khám bác sĩ.

 

Những triệu chứng ho ở trẻ và cách xử trí khoa học

 

Ho khan

 

Ho khan thường do bị sưng ở phần trên đường hô hấp. Hầu hết các trường hợp ho khan thường bắt đầu từ thanh quản, người bệnh bị sưng thanh quản và khí quản. Thanh quản bị sưng thường do nhiễm virus, nhưng cũng có thể do bị dị ứng hoặc thay đổi nhiệt độ vào ban đêm. Trẻ em có đường hô hấp nhỏ hơn, nếu bị sưng, có thể sẽ khiến bé bị khó thở.

 

Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ cao nhất đối với bệnh này do khí quản của các bé rất hẹp. Những cơn ho do bị viêm thanh quản có thể bắt đầu đột ngột lúc giữa đêm. Thường thì một đứa trẻ bị viêm thanh quản sẽ có hiện tượng thở rít và khó thở (thường được mô tả như là một âm thanh rất thô) xảy ra khi trẻ hít thở.


Ho gà

 

Ho gà là bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Trẻ em bị ho gà sẽ bị ho liên tục không kìm hãm được. Sau cùng họ sẽ thở rít ra như âm thanh gà gáy. Các triệu chứng khác của bệnh ho gà là chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ, và sốt nhẹ. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi không được chủng ngừa bệnh ho gà.

 

Bệnh ho gà rất dễ lây lan, vì vậy các bé nên được chích ngừa ho gà vào thời điểm 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng và 4-6 tuổi. Đây là một phần của đợt tiêm chủng vắc-xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà). Chủng ngừa Tdap (tương tự như DTaP nhưng nồng độ thấp hơn so với chủng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván của người lớn) được đề nghị tiêm chủng cho trẻ em 11-12 tuổi và một lần nữa ở tuổi trưởng thành để phòng ngừa bệnh uốn ván.

 

Chủng ngừa Tdap cũng được đề nghị tiêm chủng cho tất cả phụ nữ mang thai trong giai đoạn thứ hai trong thai kỳ, bất kể họ đã tiêm vắc xin hay chưa. Người lớn được khuyến khích tiêm chủng ngừa bệnh ho gà vì khả năng miễn dịch ho gà sẽ giảm dần theo thời gian. Khi tự bảo vệ bản thân, bạn cũng sẽ bảo vệ được con em mình không mắc phải bệnh ho gà.

 

Bệnh ho gà rất dễ lây lan, nó có thể lây lan từ người này sang người khác qua tuyến nước bọt văng vào không khí, do người bệnh hắt hơi, ho hay cười. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh do hít phải hoặc chạm phải nước bọt trên tay, miệng hoặc mũi của người đang bị bệnh.

 

Ho kèm với thở khò khè

 

Nếu bé bị thở khò khè khi thở ra (âm thanh phát ra như tiếng rít), điều này có thể có nguy cơ do phổi bị sưng. Triệu chứng này có thể xảy ra khi bé bị bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus (viêm tiểu phế quản). Ngoài ra, thở khò khè có thể xảy ra nếu đường thở bị chặn lại bởi một thứ gì đó.

 

Ho đêm

 

Rất nhiều trường hợp ho sẽ tồi tệ hơn vào ban đêm. Khi trẻ bị cảm lạnh, các chất nhầy từ mũi và xoang có thể thoát xuống cổ họng và làm cho bé ho khi ngủ. Đây cũng là một vấn đề dẫn đến ho làm cho bé mất ngủ. Hen suyễn cũng có thể là nguyên nhân gây ho đêm, do đường thở có xu hướng nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích vào ban đêm.

 

Ho ban ngày

 

Không khí lạnh hay các hoạt động của trẻ có thể làm cơn ho nặng hơn vào ban ngày. Hãy cố gắng để đảm bảo rằng không có vấn đề không tốt nào ảnh hưởng đến cơn ho của bé tồn tại trong nhà của bạn như bật điều hòa, vật nuôi, hoặc hút thuốc (đặc biệt là khói thuốc lá)

 

Ho kèm sốt

 

Một đứa trẻ bị ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi và có thể là do bị cảm lạnh thông thường. Nhưng bị ho kèm sốt đến 102° F (39°C) hoặc cao hơn đôi khi có thể là do viêm phổi, đặc biệt là nếu bé thở yếu và nhanh. Trong trường hợp này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

 

Ho kèm nôn

 

Trẻ em thường ho rất nhiều và có khi còn dẫn đến nôn mửa. Ngoài ra, nếu một đứa trẻ bị ho kèm theo cảm lạnh hay lên cơn hen suyễn sẽ có quá nhiều chất nhầy trong bao tử và gây buồn nôn. Thông thường, điều này cũng không cần lo lắng quá, trừ khi nôn mửa quá nhiều không ngừng.

 

Ho dai dẳng

 

Ho do cảm lạnh vì bị nhiễm virus có thể kéo dài nhiều tuần, đặc biệt là nếu bé bị cảm lạnh sau khi bị một bệnh nào đó. Các bệnh hen suyễn, dị ứng hay bị nhiễm trùng mạn tính trong xoang hoặc đường hô hấp cũng có thể gây ra ho dai dẳng. Nếu ho kéo dài 3 tuần, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

 

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?Những triệu chứng ho ở trẻ và cách xử trí khoa học

 

Hầu hết ho ở trẻ em không quá đáng lo lắng. Tuy nhiên, hãy đưa bé đến khám bác sĩ nếu con bạn:

 

- bị khó thở

- thở nhanh hơn bình thường

- Môi, mặt, lưỡi lên màu màu xanh hoặc sẫm

- Bị sốt cao (đặc biệt là nếu con bạn đang ho nhưng không chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi)

- Có triệu chứng sốt khi bé dưới 3 tháng tuổi

- Trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) bị ho nhiều trong một vài giờ - phát ra âm thành như "gà" sau khi ho

- ho ra máu

- thở rít (phát ra âm thanh như tiếng rít) khi hít vào

- Thở khò khè (ngoài trường hợp bạn đã có nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà) - Yếu ớt, khó chịu và hay cáu kỉnh

- Bị mất nước

 

Những giải pháp của bác sĩ đối với bệnh ho

 

Một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán ho là lắng nghe tiếng ho. Kiến thức hiểu biết về âm thanh khi ho sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị cho bé. Cách điều trị sẽ khác nhau tùy vào từng nguyên nhân. Bởi vì hầu hết nguyên nhân gây ho là do virus, các bác sĩ thường không kê thuốc kháng sinh để điều trị ho.

 

Ho do virus gây ra chỉ cần để tự nhiên là bệnh sẽ dần khỏi. Khi bị nhiễm virus, ho có thể kéo dài đến 2 tuần. Chỉ nên dùng thuốc trị ho cho bé trong trường hợp ho khiến bé bị mất ngủ. Thuốc có thể giúp bé ngừng ho, nhưng không giúp điều trị nguyên nhân gây ho. Nếu bạn dùng loại thuốc ho không kê toa (OTC), hãy tham khảo bác sĩ để chắc chắn về liều lượng dùng chính xác và chắc chắn rằng thuốc đó an toàn cho bé.

 

Không sử dụng các loại thuốc kết hợp OTC như "Tylenol Cold" . Những loại thuốc này có nguy cơ gây ra tác dụng phụ đối với trẻ em khi dùng quá liều. Không nên dùng thuốc ho cho trẻ em dưới 6 tuổi.

 

Hướng dẫn điều trị tại nhà

 

Dưới đây là một số cách giúp bé dễ chịu hơn khi bị ho:

 

- Nếu bé bị hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ chăm sóc tốt nhất dành cho con, lựa chọn loại thuốc hen suyễn phù hợp nhất với bé.

 

- Nếu bé bị ho do viêm thanh quản, hầu họng, dùng cách sau: xả nước nóng vào bồn trong phòng tắm và đóng cửa để giữ hơi nước nóng trong phòng. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm đó trong khoảng 20 phút. Hơi nước sẽ giúp con bạn thở dễ dàng hơn. Có thể cùng con đọc 1 cuốn truyện trong lúc đó để giết thời gian.

 

- Phun sương ẩm mát trong phòng ngủ của con là một cách để bé ngon giấc.

 

- Thỉnh thoảng cho con hít thở không khí mát mẻ của ngoài trời có thể làm bé bớt ho. Nhưng phải đảm bảo rằng bé mặc đủ ấm khi ra ngoài và chỉ cho bé ra ngoài trong khoảng 10-15 phút.

 

- Cho trẻ đồ uống mát như nước trái cây nhẹ nhàng để trẻ không bị mất nước. Nhưng nên tránh đồ uống như soda hoặc nước cam, vì chúng có thể làm cổ họng bị đau khi bé ho.

 

- Bạn không nên tự ý cho bé (đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi) dùng thuốc ho OTC mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ

 

 

Hoài Thanh

Medical News Magazine

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."