0

Nguyên nhân gây ra nướu răng nhạt?

Nướu nhạt là một trong các biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu nướu trắng hoặc đau, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn. Nướu của một người khoẻ mạnh thường có màu hồng nhạt 


Khi bạn nhận thấy màu sắc của nướu đang có sự thay đổi, bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe hoặc bác sĩ của mình, đặc biệt là nếu các triệu chứng đang phát triển nghiêm trọng hơn
 

Nguyên nhân và triệu chứng

Các triệu chứng và phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng nướu nhạt.

Dưới đây là danh sách một số nguyên nhân cơ bản, các triệu chứng khác và phương pháp điều trị:

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không nhận đủ máu giàu oxy. Thiếu máu có thể khiến một số mô phát triển nhợt nhạt.
 

Ngoài nướu nhạt, một người bị thiếu máu có thể biểu hiện các triệu chứng sau:

• Kiệt sức không thể giải thích hoặc yếu
 
• Khó thở
 
• Da và mắt nhợt nhạt hoặc hơi vàng
 
• Đau đầu
 
• Tim đập nhanh

Thiếu máu thường là do thiếu chất sắt, folate hoặc vitamin B-12.

Đôi khi cũng có thể do người bệnh có quá ít tế bào máu hoặc không đủ huyết sắc tố. Ở những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, các tế bào máu có hình dạng bất thường.

Điều kiện y tế cũng có thể dẫn đến thiếu máu hoặc tăng nguy cơ thiếu máu. Một số trường hợp lại liên quan đến hiện tượng mất máu. Chúng bao gồm:

 
• Thai kỳ
 
• Bệnh ở gan, lách, hoặc thận
 
• Suy giáp
 
• Chảy máu ở dạ dày hoặc ruột, có thể do loét đường tiêu hóa, ung thư, tăng trưởng bất thường, viêm đại tràng hoặc sưng ruột già

Một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc hóa trị, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Cũng có thể xảy ra  tình trạng thiếu máu sau khi dùng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid, dẫn đến chảy máu trong.

Điều trị đơn giản là uống thuốc sắt theo quy định trong ít nhất 6 tháng. Những thuốc này có hiệu quả tốt nhất khi dùng với thức ăn và nước ép cam quýt, đặc biệt là nước cam. Bạn cũng có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như rau xanh đậm, ngũ cốc và bánh mì 
 

Chảy máu kinh nguyệt nặng cũng là nguyên nhân gây thiếu máu, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng có tác dụng điều hoà nội tiết tố trong cơ thể. Ví dụ như KingRose - An điều kinh
 
 
 Kingrose là sản phẩm hữu hiệu đối với mọi trường hợp rối loạn kinh nguyệt: Chậm kinh, mất kinh, rong kinh, đau bụng kinh,...và xua tan hết mọi mệt mỏi khó chịu của triệu chứng tiền kinh nguyệt

Một số loại thực phẩm có thể gây cản trở sự hấp thụ chất sắt của cơ thể mà những người bị thiếu máu nên tránh:

• Cà phê và trà
 
• Rượu
 
• Ngũ cốc nguyên hạt
 
• Sữa

Bệnh bạch cầu

 
Bệnh bạch cầu
 
Bệnh bạch cầu miệng có thể làm cho các mảng bám đồng nhất, mỏng, trắng phát triển trên nướu. Chúng xen kẽ bên trong, hoặc được bao bọc bởi các mô nướu, niêm mạc thông thường.

Các mảng trắng có thể nổi lên, xuất hiện các nốt trắng hoặc lốm đốm đỏ.Nó có thể phát triển bất cứ nơi nào trong miệng và không thể chà xát hoặc chà sạch.

Nguyên nhân của tình trạng này không rõ ràng, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở những người hút thuốc, uống nhiều rượu hoặc vệ sinh răng miệng kém.

Trong nhiều trường hợp, các mảng bám này vô hại. Tuy nhiên, chúng có thể biến đổi và trở thành ung thư.

Nếu bạn phát hiện có các mảng bám này bên trong khoang miệng của mình, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của mảng bám, cũng như các yếu tố rủi ro riêng lẻ như hút thuốc, bác sĩ có thể chọn theo dõi hoặc phẫu thuật loại bỏ chúng.

Mãn kinh

Những thay đổi nội tiết tố liên quan đến mãn kinh có khả năng làm giảm lưu lượng máu, khiến nướu trở nên nhợt nhạt và khô.

Một dạng nhiễm trùng gọi là viêm nướu mãn kinh có thể dẫn đến nướu khô, nhạt, chảy máu.

Liệu pháp hormon có thể điều trị các triệu chứng này. Khi nuớu của bạn bị viêm hoặc nhiễm nấm, bạn cần phải sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ, chẳng hạn như nystatin hoặc clotrimazole.

Planus lichen miệng

 
Lichen planus miệng
 
Lichen planus hay lichen phẳng là một bệnh viêm da lành tính, mạn tính với các thương tổn đặc trưng là những nốt sần phẳng, thường là màu tím (có khi hồng, nâu) hình đa giác, có giới hạn rõ, bề mặt sần thường nhẵn bóng, có khi hơi trũng và có vẩy dính. Các sần liên kết lại thành những mảng rộng, tròn hay bầu dục hoặc ngoằn ngoèo kèm theo ngứa

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ thường sẽ lấy sinh thiết một phần nhỏ mô từ các khu vực bị ảnh hưởng, để loại trừ các vấn đề y tế khác.

Các trường hợp bào mòn miệng, lichen bào mòn liên quan đến loét miệng gây đau đơn, có thể được điều trị bằng cách sử dụng corticosteroid tại chỗ hoặc steroid toàn thân.

Không có cách chữa trị cho bệnh nấm miệng, và việc điều trị sẽ tập trung vào việc hạn chế số lần bùng phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Chế  độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giữ nước, tập thể dục và bỏ hút thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng này.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ

Nướu nhạt là một dấu hiệu phổ biến của thiếu máu, và thiếu máu nhẹ có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách tăng lượng sắt. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ về nướu nhạt càng sớm càng tốt. Tiếp nhận điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng.

Tìm kiếm lời khuyên y tế nếu các triệu chứng nhiễm trùng đi kèm với nướu nhạt. Những triệu chứng này bao gồm:

• Chảy máu nướu răng

• Sưng, đau, hoặc nướu răng

• Nướu răng mọc chùm quanh răng

• Hơi thở rất hôi

• Sốt

• Răng lung lay

• Khó nuốt hoặc đau

• Áp xe nướu

• Mùi kim loại trong miệng

• Đau ở hàm hoặc mặt

Nếu bạn nghi ngờ có sự bất thường ở khoang miệng, chẳng hạn như có  lichen planus hoặc các mảng bám lạ, hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ và thảo luận về cách lựa chọn điều trị.

Khi nướu nhạt có liên quan đến thời kỳ mãn kinh hoặc kinh nguyệt nặng, bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp hormone để làm giảm các triệu chứng.

Lời khuyên cho bạn để có nướu khỏe mạnh
 

Vệ sinh răng miệng tốt là cách dễ nhất để giữ cho nướu khỏe mạnh.

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt hơn:

• Đánh răng ít nhất 120 giây/ hai lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn

• Xỉa răng mỗi ngày sau khi ăn

• Súc miệng bằng sản phẩm có chứa fluoride một hoặc hai lần mỗi ngày

• Rửa hoặc đánh răng sau khi sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống có đường

• Thay bàn chải đánh răng hoặc đầu bàn chải đánh răng vài tháng một lần hoặc khi chúng trông mòn

• tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

• Khám nha sĩ thường xuyên

• Tránh hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá 

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng và hữu ích cho sức khỏe của bạn. Nên có cả các nguồn chất sắt tốt, chẳng hạn như đậu lăng, đậu xanh, đậu và thịt nạc trong bữa ăn hằng ngày để có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
 

 Theo Medicalnewstoday
Ngọc Hà dịch

 

Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."