0

5 điều cần làm khi bé bị nghẹt mũi

Bạn có tin hay không? Chảy nước mũi có thể là một dấu hiệu tốt. Đó là cách cơ thể loại bỏ các mầm bệnh. Nhưng khi bé có quá nhiều chất nhầy trong mũi hoặc xoang, nó có thể khiến cho bé bị ngạt và tắc mũi. Với một vài phương pháp điều trị tại nhà, bạn có thể giúp giữ cho em bé thoải mái.

 

1. Nhỏ nước muối sinh lý

 

Đối với chứng nghẹt mũi, hãy thử sử dụng nước muối sinh lý giúp làm loãng chất nhầy. Nhỏ một vài giọt vào mỗi lỗ mũi và sau đó sử dụng một ống hút mũi để loại bỏ các loại chất nhầy. Hoàn toàn có thể lặp lại các bước trên khi cần thiết. Và nếu cha mẹ hút nước nhầy ra ngay trước khi bé ăn, bữa ăn của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

5 điều cần làm khi bé bị nghẹt mũi

 

Phương pháp này dùng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi Cha mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. Để sử dụng dụng cụ hút mũi chính xác, đầu tiên hãy bóp ống bóng, sau đó đặt đầu hút nhẹ nhàng vào lỗ mũi của bé và thả bóng ra từ từ. Phải rửa sạch dụng cụ này bằng xà phòng và nước sau mỗi lần sử dụng.

 

2. Làm sạch mũi cho bé

 

Đôi khi chất nhầy cứng lại thành gỉ và dính trên mũi của bé. Điều này có thể khiến em bé cảm thấy không thoải mái. Để làm sạch mũi, cách an toàn nhất là dùng một miếng gạc bông nhúng vào nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch khu vực này.

 

3. Tạo hơi ẩm trong phòng bé

 

Đặt một máy phun sương hoặc tạo độ ẩm trong phòng của bé để thêm độ ẩm cho không khí. Không khí ẩm sẽ có lợi hơn khi bé bị mũi nghẹt. Nhưng phải chắc chắn thường xuyên giữ phòng sạch để không tạo điều kiện cho ẩm mốc phát triển.

 

4. Vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé

 

Vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé có thể giúp giảm bớt tắc nghẽn ở vùng ngực. Hãy đặt bé nằm trên đầu gối của bạn và dùng tay khum lại, vỗ nhẹ nhàng trên lưng bé. Hoặc để bé ngồi trong lòng bạn, nghiêng cơ thể bé về phía trước khoảng 30 độ và vỗ nhẹ lưng. Động tác vỗ này có thể giúp chất nhầy trong ngực long ra và giúp bé ho đẩy nó lên.


5. Biết quan sát và chờ đợi

 

Không phải tất cả các trường hợp ngạt mũi, chảy nước mũi đều cần dùng thuốc. Trừ trường hợp nó ảnh hưởng quá nhiều và làm con cảm thấy khó chịu thì cha mẹ với phải làm điều gì đó. Nếu bé vẫn hoạt động và ăn uống bình thường thì tốt hơn hết là cha mẹ nên tiếp tục quan sát.

 

Nếu những hiện tượng này gây tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi làm ảnh hưởng đến hoạt động của con thì cha mẹ nên dùng những cách trên để làm giảm triệu chứng này. Đối với trẻ em dưới 4 tuổi, không được tự ý cho bé dùng thuốc cảm và ho. Nếu trẻ từ 4 đến 6 tuổi, nói hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về các loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Center

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."