0

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc chữa trị, phòng bệnh đúng cách.

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở những nước kém phát triển, tiêu chảy ở trẻ em có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện Vinmec, trẻ nhỏ có trung bình 3 đợt tiêu chảy mỗi năm.

 

 

Tiêu chảy trẻ em được định nghĩa là phân lỏng hơn bình thường mỗi ngày, đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy cấp tính là khi xảy ra trong thời gian dưới 3 tuần. Khi tiêu chảy kéo dài hơn ba tuần, nó được coi là mãn tính.

 

1. Tiêu chảy trẻ em có những triệu chứng nào?

 

Phân lỏng nhiều nước đôi khi có cả máu. Phân có thể nổi lổn nhổn, như hoa cà hoa cải, nổi trên mặt nước và tiêu chảy trẻ em cũng có thể đi kèm với các triệu chứng sau: Trẻ muốn đi tiêu gấp, khó kìm nén được, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, giảm cân, sốt.

 
 
Đặc biệt trẻ em bị tiêu chảy có nguy cơ bị mất nước, do không thể uống đủ nước để bù đắp cho lượng nước mất đi trong phân. Dấu hiệu mất nước bao gồm: Giảm lượng nước tiểu, đi tiểu ít, khô môi và miệng, ít nước mắt khi khóc, trẻ khó chịu và quấy khóc, trẻ buồn ngủ lờ đờ.
 
Để có thể xác định xem trẻ có bị mất nước hay không và mức độ mất nước có nghiêm trọng không, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận. Cha mẹ cũng có thể theo dõi trẻ để phát hiện dấu hiệu mất nước.
 
2. Nguyên nhân và phân loại tiêu chảy ở trẻ em 
 
2.1.Tiêu chảy cấp tính
 
 
 
Tiêu chảy cấp có thể là do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Tiêu chảy cấp phổ biến hơn ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ và thường là do vi-rút. Mặc dù các trường hợp tiêu chảy thường nhẹ và tự khỏi, nhưng điều quan trọng là tránh bị mất nước, do nước trong cơ thể được đào thải quá nhiều qua phân khi bị tiêu chảy. 
 
2.2.Tiêu chảy mãn tính 
 
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính. Tiêu chảy mãn tính là do một bệnh gây ra viêm ruột và đồng thời gây ra giảm hấp thu chất dinh dưỡng.  
 
2.2.1. Nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy mãn tính:
 
  • Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng: Như nhiễm giardia (là bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên, do loại trùng roi giardia lamblia gây nên) có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính.

 

 

  • Tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu: Hay gặp ở trẻ mới biết đi và thường có nguồn gốc từ chế độ ăn, chẳng hạn như uống quá nhiều nước trái cây hoặc nước ngọt có chứa carbohydrate. Giải quyết bằng cách đơn giản là hạn chế lượng nước trái cây hoặc nước ngọt có đường.

 

  • Bệnh celiac (không dung nạp gluten): Bệnh celiac biểu hiện các triệu chứng mãn tính như táo bón, lúc lại tiêu chảy, tăng cân kém, mệt mỏi và chướng bụng. Trẻ mắc bệnh tiểu đường loại tuýp I và các rối loạn tự miễn dịch, hội chứng Down có nguy cơ mắc bệnh celiac cao hơn.

 

 
  • Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh crohn: Bệnh gây viêm ruột, viêm đại tràng có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng khác gồm giảm cân hoặc kém tăng cân, phát triển tăng trưởng kém và hay đau bụng.

 

 

  • Không dung nạp lactose: Đó là đường ruột không có khả năng tiêu hóa đường lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng và chướng bụng, ợ hơi và đầy hơi.

 

 

 

  • Hội chứng ruột kích thích: Là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên, nhiều trẻ em sẽ có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

 

  • Tiêu chảy do viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh: Tiêu chảy có thể xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh và được cho là do mất cân bằng giữa vi khuẩn “có lợi và có hại” trong ruột. Khi đó một loại vi khuẩn có tên là clostridium difficile gây viêm đại tràng và tiêu chảy.

 

 

  • Dị ứng thực phẩm: Có thể biểu hiện bằng tiêu chảy mãn tính, đồng thời cũng như phát ban trên da, đau bụng, chậm phát triển, buồn nôn và nôn. 
3. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy
 
 3.1. Tiêu chảy cấp tính
 
Tiêu chảy do nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột cấp tính) thường không cần xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định xem trẻ có bị mất nước hay không. Việc xét nghiệm mẫu phân (nuôi cấy phân) có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân cụ thể gây tiêu chảy ở một số trẻ, đặc biệt nếu có máu trong phân. Cấy phân có thể mất từ 2 đến 5 ngày mới có kết quả. Xét nghiệm phân cũng có thể được thực hiện để tìm ký sinh trùng bao gồm giardia. Trong nhiều trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân chính xác cũng sẽ không được xác định dù đã xét nghiệm phân.
 
 

 
3.2. Tiêu chảy mãn tính
 
Việc chẩn đoán tiêu chảy mãn tính thường được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác của bệnh tiêu chảy mãn tính có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác nhau, đó là:
 
  • Xét nghiệm máu để tìm tình trạng thiếu máu và viêm, đánh giá tình trạng mất nước và dinh dưỡng cũng như sàng lọc bệnh celiac có thể xảy ra.

 

  • Xét nghiệm phân để tìm kiếm nguyên nhân có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

 

 

 

  • Chụp X-quang không được thực hiện thường xuyên nhưng có thể hữu ích trong một số trường hợp để đánh giá gan và đường tiêu hóa nếu nghi ngờ các nguyên nhân khác.

 

  • Nội soi trên và có thể nội soi đại tràng với sinh thiết để phát hiện tình trạng viêm. Nội soi trên có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh celiac. Nội soi là rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh viêm ruột và tìm ra đoạn nào của đại tràng có liên quan đến tình trạng viêm. Nó cũng có thể giúp chẩn đoán bệnh tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh và chẩn đoán các tình trạng hiếm gặp như viêm đại tràng lymphocytic.

 

  • Xét nghiệm hydro trong hơi thở để chẩn đoán tình trạng không dung nạp lactose.
 
Bác sĩ có thể kê đơn và giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất sau khi xác định nguyên nhân gây tiêu chảy cho con bạn.
 
 4. Chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy
 
  • Đảm bảo bù nước đầy đủ

 

 

Trẻ em bị mất nước nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng các dung dịch bù nước điện giải đường uống (ORS) có thể mua ở hiệu thuốc hoặc siêu thị. Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt nhất, nhanh chóng để bù nước cho trẻ có thể uống được và không bị nôn. Các loại đồ uống khác như nước trái cây, cola và đồ uống thể thao không phải là chất thay thế cho ORESOL được và thực sự có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hơn, nôn mửa và mất nước có thể cần truyền dịch tĩnh mạch tại bệnh viện.

 

  • Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

 

 

Trẻ sơ sinh bú mẹ nên được chăm sóc và bú bình thường trong các đợt tiêu chảy cấp tính. Trẻ bú sữa công thức cũng có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường. Trẻ lớn hơn ban đầu có thể tránh dùng sữa và cho ăn chế độ ăn nhạt bao gồm chuối, nước ép táo, cháo gạo và bánh mì, nhưng nên ăn theo chế độ này 2-3 ngày. Khi tiêu chảy giảm thì trẻ lớn ăn theo chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.
 
  • Thuốc điều trị

 

 

 

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn cho trẻ mắc các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đã được xác định, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh không làm thay đổi thời gian tiêu chảy kéo dài hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. 

 

Men vi sinh (Probiotic) là sản phẩm có chứa những chủng “vi khuẩn tốt” giúp cân bằng hệ thống lợi khuẩn đường ruột. Một số hiệp hội nhi khoa, trong đó có cả Việt Nam khuyến cáo điều trị 3 chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus reuteri và Saccharomyces boulardii rất hữu ích trong việc giảm thời gian mắc tiêu chảy một cách rõ ràng. Các loại thuốc làm chậm nhu động ruột không được khuyên dùng ở trẻ bị tiêu chảy cấp, mặc dù đôi khi chúng có thể có dùng ở trẻ bị tiêu chảy mãn tính.

 

Men Vi Sinh Asecurin Junior, một sản phẩm nhập khẩu từ Ba Lan với thành phần chính là 5 tỷ lợi khuẩn bao gồm Saccharomyces Boulardii, Lactobacillus Reuteri, Lactobacillus Rhamnosus GG. Đây là những loại lợi khuẩn được nghiên cứu và chứng minh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả.

 

 
 
Men Vi Sinh Asecurin Junior không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiêu chảy mà còn là sự chăm sóc toàn diện cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu theo tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.
 
 
 
5. Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em và các yếu tố rủi ro

 

  • Vệ sinh cá nhân

 

 

Huấn luyện trẻ em thường xuyên rửa tay sau khi đi toilet và trước khi ăn. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus.

 

  • An toàn thực phẩm

Đảo bảo đồ ăn được nấu chín kỹ và được bảo quản đúng cách để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có thể gây tiêu chảy.

 

  • Uống nước sạch

Cách tốt nhất là nên uống nước đun sôi để nguội, tránh uống nước không đảm bảo an toàn.

 

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối

 

 

Đảm bảo chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả sự đa dạng về loại thực phẩm, hạn chế ăn những đồ chiên xào, đồ ăn nhanh không đảm bảo.

 

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh

 

Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng tiêu chảy để ngăn chặn lây nhiễm. Nếu như có người trong gia đình bị tiêu chảy cần được cọ rửa, sát khuẩn nhà cửa thường xuyên.

 

  • Tiêm phòng

 

 

Nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin Rotavirus, một nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp, đầy đủ theo lịch trình.
 
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiêu chảy nhiễm trùng bao gồm đi du lịch ăn uống bên ngoài, bơi lội trong ao hồ bẩn, đi nhà trẻ, đến trường học cũng như những người tiếp xúc với người bệnh. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi gần đây cũng có thể khiến trẻ em có nguy cơ bị tiêu chảy. Bệnh celiac và bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến một số gen nhất định và những gia đình, cha mẹ mắc các bệnh này có thì trẻ nguy mắc bệnh cơ cao hơn.
 
Vì vậy việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, môi trường sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm trùng đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị tiêu chảy. Đặc biệt, bổ sung men vi sinh, như Men Vi Sinh Asecurin Junior, không chỉ giúp tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe cho bé.
 
Cha mẹ hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho bé, để những ngày đầu đời của trẻ được trải qua với niềm vui và sức khỏe vững bền.
 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."