0

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Sởi là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu phát sinh ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ khá khó chịu, nhưng hầu hết trẻ em đều có thể tự hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có một số trẻ em dễ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

>>> Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?

>>> Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa dịch sởi

>>> 11 điều cần làm để bảo vệ trẻ trước dịch sởi

 

Bệnh sởi là gì?

 

Sởi là một bệnh có độ lây nhiễm rất cao do virus gây ra. Siêu vi khuẩn sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của những người bị nhiễm khuẩn và lây bệnh qua tiếp xúc cơ thể, ho và hắt hơi. Ngoài ra, chất nhày bị nhiễm virus ở ngoài cơ thể có thể duy trì hoạt động và lây nhiễm trong khoảng hai giờ. Điều này có nghĩa rằng virus có thể sống bên ngoài cơ thể, ví dụ trên các bề mặt và tay nắm cửa.

 

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ

 

Các triệu chứng của bệnh sởi là gì?

 

Khi trẻ bị nhiễm virus, virus sẽ lan đến cổ họng và trong phổi. Sau đó nó tiếp tục lây lan khắp cơ thể. Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sởi:

 

- Đầu tiên là sốt cao, đau mắt (viêm kết mạc), và chảy nước mũi thường xảy ra.

 

- Xuất hiện đốm trắng nhỏ trong miệng một ngày hoặc lâu hơn sau đó. Triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày.

 

- Ho dữ dội.

 

- Chán ăn, mệt mỏi, và đau nhức cơ thể.

 

- Tiêu chảy và/hoặc ói mửa.

 

- Các nốt đỏ phát ban khoảng 3-4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Các nốt đỏ thường xuất hiện bắt đầu từ đầu và cổ, sau đó lan xuống cơ thể. Phải mất 2-3 ngày để lan khắp cơ thể. Các nốt phát ban thường chuyển thành màu nâu rồi dần dần mất dần trong một vài ngày.

 

- Trẻ em thường rất khó chịu trong 3-5 ngày. Sau đó, sốt sẽ giảm dần và các nốt phát ban cũng mất dần. Các triệu chứng khác dần dần cũng giảm bớt và biến mất.

 

Hầu hết tình trạng bệnh của trẻ sẽ cải thiện tốt hơn trong vòng 7-10 ngày. Và sẽ có một cơn ho khó chịu có thể kéo dài vài ngày sau khi các triệu chứng khác đã biến mất. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại nhiễm trùng. Kháng thể này sau đó sẽ luôn tồn tại trong cơ thể và miễn dịch sởi suốt đời. Do đó, rất hiếm khi có người bị sởi đến lần thứ 2.

 

Một số người nhầm lẫn phát ban do virus với bệnh sởi. Sởi không chỉ là một bệnh phát ban đỏ nhẹ mà nhanh khỏi. Virus sởi khiến người bệnh khó chịu, và đôi khi diễn tiến bệnh gây ra những bệnh khác nghiêm trọng. Phát ban chỉ là một phần của căn bệnh này.

 

Chẩn đoán bệnh sởi như thế nào?

 

Bác sĩ thường sẽ có thể chẩn đoán bệnh sởi khi xem xét các triệu chứng của người bệnh, đặc biệt là qua những nốt phát ban đặc trưng và những nốt trắng trong miệng. Tuy nhiên, cũng có thể chẩn đoán qua thử máu và xét nghiệm nước bọt đơn giản.


Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh sởi

 

Khả năng xảy ra biến chứng chủ yếu là ở những trẻ em có một hệ thống miễn dịch kém (chẳng hạn như những người có bệnh bạch cầu hoặc HIV), những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ dưới năm tuổi . Nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng trên thế giới đã tử vong khi bị bệnh sởi, thường do phát sinh viêm phổi thứ phát. Đặc biệt là những trẻ em chưa được tiêm chủng.


Một số biến chứng phổ biến hơn bao gồm:

 

- Viêm kết mạc (nhiễm trùng mắt).

 

- Viêm thanh quản

 

- Nhiễm trùng tai gây đau tai.

 

- Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm thanh quản. Mặc dù những biến chứng này khiến người bệnh đau và khó chịu nhưng chúng thường không nghiêm trọng.


Biến chứng ít phổ biến hơn của bệnh sởi bao gồm:

 

- Co giật xảy ra ở khoảng 1/200 trường hợp. Biến chứng này đáng báo động, nhưng nếu bệnh nhân hồi phục hoàn toàn thì không có vấn đề gì nghiêm trọng. - Viêm não là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Nó xảy ra trong khoảng 1/5000 trường hợp. Biến chứng này thường gây buồn ngủ, đau đầu và nôn mửa bắt đầu trong khoảng từ 7-10 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Viêm não có thể gây tổn thương não. Đã có một số trẻ em tử vong do biến chứng này.

 

- Viêm gan

 

- Viêm phổi (nhiễm trùng phổi) là một biến chứng nghiêm trọng thỉnh thoảng xảy ra. Triệu chứng điển hình bao gồm thở khó và nhanh, đau ngực, và bệnh dần nghiêm trọng hơn.

 

- Lác mắt là biến chứng phổ biến hơn ở trẻ bị bệnh sởi. Virus có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh hoặc cơ mắt. Bệnh não rất hiếm gặp gọi là xơ hóa cấp tính panencephalitis có thể phát triển nhiều năm sau đó trong một số ít bệnh nhân bị bệnh sởi. Bệnh này có thể xảy ra nhiều năm sau bệnh sởi. Tình trạng này có thể gây tử vong.

 

Các phương pháp điều trị bệnh sởi

 

Không có thuốc cụ thể để điều trị virus sởi. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các triệu chứng cho đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động diệt hết virus trong cơ thể. Đối với hầu hết các trường hợp bệnh, để bệnh nhân nghỉ ngơi và đơn giản là giúp giảm sốt đều cần thiết để hồi phục bệnh. Các triệu chứng thường sẽ biến mất trong vòng 7-10 ngày.

 

Các biện pháp hữu ích:

 

- Cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt để tránh mất nước.

 

- Dùng Paracetamol hay ibuprofen để giảm sốt và đau nhức. Nên giữ trẻ trong trạng thái thoải mái và mát mẻ (nhưng không phải là lạnh).

 

- Thuốc kháng sinh không diệt virus sởi. Mà thường được dùng để điều trị những biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi.

 

Biện pháp khắc phục tình trạng ho

 

Bổ sung vitamin A Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng phát sinh khi bị nhiễm sởi. Đặc biệt cần bổ sung cho những trẻ em tại các đất nước có tỷ lệ thiếu hụt vitamin A cao. Có thể dùng cách điều trị bổ sung vitamin A cho những người có bệnh sởi.


Khi nào nên đi khám bác sĩ?

 

Hầu hết trẻ em mắc bệnh sởi đểu có thể hồi phục. Tuy nhiên, các bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ lại một lần nữa để xem xét các biến chứng đã khỏi hoàn toàn hay chưa, hoặc trong trường hợp nghi ngờ một biến chứng khác phát triển. Các triệu chứng nghiêm trọng cần đề phòng:

 

- Buồn ngủ.

 

- Mất nước. Do trẻ uống ít nước, đi ít nước tiểu, khô miệng lưỡi hoặc buồn ngủ.

 

- Khó thở.

 

- Co giật Tiêm chủng sởi Tiêm chủng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) rất quan trọng. Bình thường sẽ tiêm làm hai liều, liều đầu tiên khi trẻ ở độ tuổi từ 12 và 13 tháng tuổi và liều thứ hai thường khi trẻ 3 tuổi và 4 tháng trước khi lên 5 tuổi. Tiêm chủng là biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với bệnh sởi. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn rất phổ biến trong tình hình hiện tại do một số trẻ em không tiêm chủng vắc xin.

 

Bệnh sởi có lây nhiễm?

 

Câu trả lời là có, bệnh này rất dễ lây nhiễm. Virus lan truyền khi người bệnh ho và hắt hơi virus vào không khí. Phải mất từ 7 đến 18 ngày (thường là 10-12 ngày) để phát triển các triệu chứng sau khi nhiễm bệnh. (Đây là thời gian ủ bệnh). Bệnh nhân bị nhiễm virus có thể lây nhiễm cho người khác trong khoảng bốn ngày trước khi phát ban đến bốn ngày sau khi đã hết phát ban. Vì vậy, trẻ em bị bệnh sởi không nên gặp nhiều người và không nên đi học.

 

Nếu tôi bắt buộc phải tiếp xúc với người bị bệnh sởi?

 

Đối với một số người chưa được tiêm phòng bệnh sởi, người dễ bị các biến chứng nếu họ bị bệnh sởi, đặc biệt những người có hệ thống miễn dịch kém (ví dụ, những người hóa trị liệu, hoặc những người có HIV, v.v..), phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh ở độ tuổi dưới 12 tháng, nếu bạn hoặc con bạn tiếp xúc với người bị bệnh sởi, bạn nên đến gặp và khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Và quan trọng nhất, nếu bạn hoặc con bạn đang ở trong một nhóm dễ bị biến chứng, bạn có thể được tư vấn kiểm tra khả năng miễn dịch cơ thể đối với sởi. Và, nếu cần thiết có thể tiêm chủng phòng ngừa hoặc kháng thể bảo vệ (immunoglobulin) ngay lập tức.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."