0

Mang thai trong đại dịch COVID-19? Đâu là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cục diện chăm sóc sức khỏe cho nhiều nhóm bệnh nhân - trong đó có cả phụ nữ mang thai. Sự thay đổi về chính sách khám và thời gian làm việc của bác sĩ, cũng như những lo ngại về việc nhiễm virut SARS-CoV-2 đều ảnh hưởng đến việc thăm khám cho thai phụ.


Mang thai là một khoảng thời gian quan trọng và ý nghĩa đối với các bà mẹ, nhưng đồng thời đây cũng là một trong những giai đoạn cần đề cao cẩn trọng. Đại dịch COVID-19 bùng phát càng gây thêm căng thẳng và lo lắng ở một số người.

 

 

Khi mang thai, một số người xuất hiện những triệu chứng rất khó chịu như:
 
- Thay đổi khẩu vị
 
- Cảm giác sợ hãi và lo lắng thường xuyên về việc mang thai và sinh nở
 
- Giấc ngủ kém chất lượng
 
- Giảm khả năng tập trung
 
Phụ nữ mang thai có thể sẽ muốn thử các mẹo và thực hành để giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng sau đây:
 
- Hạn chế xem tin tức và dành nhiều thời gian để ngủ và thư giãn. 
 
- Tham gia các lớp tiền sản trực tuyến, đó là nơi tuyệt vời để gặp gỡ và nói chuyện với các bà bầu khác.
 
- Hãy thử thiền, hít thở sâu hoặc vươn vai nhẹ nhàng.
 
- Kết nối với bạn bè và gia đình qua gọi điện hoặc chat.
 
- Ngủ đủ giấc
 
 
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Ăn uống tốt và duy trì hoạt động thể thao có thể giúp cơ thể khỏe mạnh trong thời gian căng thẳng.
 
- Khám phá một sở thích mới hoặc tìm lại những sở thích cũ, chẳng hạn như chơi một nhạc cụ, học một ngôn ngữ hoặc đọc một vài cuốn sách. Một vài mẹ bầu đôi khi lại thích làm chăn, quần áo hoặc đồ chơi thủ công cho em bé sắp chào đời hay trang trí phòng cho bé.
 
- Tham gia các nhóm và diễn đàn hỗ trợ trực tuyến cho phụ nữ mang thai và các bố, mẹ trẻ.
 
- Hãy tham khảo các tư vấn sức khoẻ trực tuyến.
 
 
Trầm cảm khi mang thai khá phổ biến nhưng có thể điều trị. 
 
Nên giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn khi mang thai trong mùa dịch
 
Tránh tiếp xúc với những người khác, đặc biệt là những nhóm người lớn, để hạn chế việc lây nhiễm coronavirus.
 
Nhiều khu vực đã ban hành các chính sách cách ly tại nhà hạn chế mọi người đi ra ngoài đường, trừ việc đặc biệt cần thiết, chẳng hạn như đi chợ, đến cửa hàng tạp hóa hoặc nhà thuốc 
 
Tuy nhiên vẫn nên đi khám thai vào các mốc cần thiết. 
 
 
Công nghệ hiện đại cho phép các phòng khám của bác sĩ thay đổi cách thăm khám cho mọi người, kể cả phụ nữ mang thai có thể được tư vấn online trực tuyến. Họ có thể đề nghị sắp xếp các cuộc hẹn siêu âm hoặc các cuộc thăm khám trực tiếp khác để giảm nguy cơ lây truyền của phụ nữ.
 
Mọi người nên luôn rửa tay khi trở về từ cửa hàng tạp hóa hoặc đi dạo bên ngoài.

Ảnh hưởng của COVID-19 khi mang thai
 
Vì COVID-19 là một đại dịch mới và đang bùng phát mạnh, nên các chuyên gia vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đối với thai kỳ. Họ vẫn chưa kết luận được liệu phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc COVID-19 hay gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn hay không và liệu rằng nó có thể truyền virut cho em bé không.
 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn so với dân số nói chung.
 
Một nghiên cứu nhỏ trên chín phụ nữ mang thai trong ba tháng bùng phát dịch COVID-19 và có xuất hiện các triệu chứng viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy một em bé được xét nghiệm dương tính với virus 36 giờ sau khi sinh.
 
 
Tuy nhiên, các xét nghiệm về nhau thai và dây rốn của người phụ nữ đều âm tính, điều đó có nghĩa là trẻ sơ sinh nhiễm virut sau khi sinh chứ không phải trong bụng mẹ. Thí nghiệm này rất nhỏ, khiến việc đưa ra kết luận là điều khó khăn.
 
Một nghiên cứu khác trên 38 phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với COVID-19 ở Trung Quốc không phát hiện ra rằng các triệu chứng của họ nghiêm trọng hơn so với những người bị nhiễm trong dân số nói chung.
 
Nghiên cứu không báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong của mẹ hoặc truyền COVID-19 cho bất kỳ em bé nào.
 

Khi nào nên tự cách ly
 
Nếu một phụ nữ mang thai có các triệu chứng giống với COVID-19, chẳng hạn như ho, sốt hoặc khó thở, cô ấy nên gọi ngay cho bác sĩ.
 
Họ sẽ đưa ra các khuyến nghị về việc có hay không xét nghiệm COVID-19.
 
Nếu các triệu chứng của người phụ nữ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể sẽ khuyên cô ấy nên tự cách ly tại nhà.
 
Điều trị tại nhà bao gồm uống acetaminophen để hạ sốt, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
 
Sốt cao hoặc khó thở là những dấu hiệu cho thấy cần phải khẩn cấp tới bệnh viện Cố gắng gọi cho bệnh viện trước khi đến phòng cấp cứu để họ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
 
Bạn có phải sinh con một mình trong bệnh viện?
 
Một số bệnh viện đã cấm người nhà bệnh nhân thăm khám trong thời gian có người thân nằm viện- bao gồm cả trường hợp sinh nở- để bảo vệ nhân viên chăm sóc sức khỏe và các bệnh nhân khác khỏi virus. Tuy nhiên, số lượng người nhà được vào phòng sinh thăm nom có thể khác nhau tùy theo từng bệnh viện.
 
Các chính sách cho người nhà hỗ trợ có thể thay đổi. Tốt nhất bạn nên liên hệ trước với bệnh viện đã đăng kí sinh để hỏi về chính sách của họ.
 
Một số vấn đề nên hỏi bác sĩ
 
Đại dịch đã dẫn đến việc nhiều phụ nữ mang thai phải trải qua những thay đổi trong kế hoạch sinh con của họ, điều này có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho thai phụ
 
Nắm được các thông tin cần thiết có thể giúp họ cảm thấy yên tâm và giảm lo lắng hơn.
 
 
Một số câu hỏi được đưa ra để bác sĩ phụ trách tư vấn chia sẻ thông tin với bạn như là:
 
- Thời gian thăm khám và giờ làm việc của bác sĩ thay đổi như thế nào trong mùa dịch?
 
- Có lớp học trực tuyến về tiền sản thay thế cho các lớp học trực tiếp nơi tôi có thể gặp và nói chuyện với những thai phụ khác hay không?
 
- Tôi nên làm thế nào để có thể đảm bảo an toàn khi đến văn phòng bác sĩ hoặc đến bệnh viện?
 
- Dịch COVID-19 tại bệnh viện ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch sinh nở của tôi?
 
- Sẽ có thay đổi gì về các loại thuốc mà tôi có thể được chỉ định hoặc số người có mặt trong phòng sinh không?
 
Mọi thai phụ đều có thể hỏi bác sĩ phụ trách về bất kỳ thay đổi cụ thể nào trong kế hoạch dự sinh tại bệnh viện đã đăng kí của mình để có phương án xử lý kịp thời thích hợp

Theo Medicalnewstoday
Ngọc Hà dịch
 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."