0

Vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lí

Những lo lắng về tiêu hóa của trẻ sơ sinh: Bạn mới là một người mẹ, đang rất cần thông tin về các vấn đề tiêu hóa của trẻ sơ sinh như: Trớ(ọc sữa), nôn, tiêu chảy và táo bón.

>>> Chữa táo bón cho bé, an toàn đứng đầu

>>> Thận trọng với rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

>>> Xử trí bệnh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp

 

Những điều lo lắng về tiêu hóa của bé là rất phổ biến mà bạn chưa biết trước đây, đó là những rắc rối tiêu hóa mà trẻ sơ sinh phải đối mặt. Vậy làm thế nào bạn có thể biết được vấn đề của em bé là nghiêm trọng để tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

 Vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lí

 

Trớ (ọc sữa)

 

Trẻ mới sinh đôi khi phải mất vài tuần cho nhu động của dạ dày có nhịp điệu bình thường . Trong thời gian đó, sữa có thể tồn tại trong dạ dày lâu hơn bình thường và sau đó trào ngược trở lại. Hiện tượng này được gọi là trào ngược hay bị trớ. Về những lo lắng của bạn: Không phải lo lắng, hầu hết các trường hợp trớ này biến mất khi em bé từ 4 đến 12 tháng tuổi.

 

Tuy nhiên, khi kèm các triệu chứng sau đây có thể con bạn đang gặp vấn đề:

 

-Bú kém hoặc bỏ bú

 

-Sảy ra thường xuyên

 

-Tắc nghẽn và khó thở

 

Phải làm gì: Nếu em bé của bạn có bất cứ một triệu chứng nào như trên, bác sĩ nhi khoa của bé có thể khuyên bạn nên điều trị với thuốc. Nếu không, bạn có thể tự giúp cho bé bị trớ thường xuyên (sau vài phút bé bú bình( sữa công thức) hoặc bú mẹ) giữ bé thẳng người trong 20 phút sau mỗi lần cho ăn.

 

Ói mửa

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của nôn mửa ở trẻ sơ sinh là một nhiễm trùng đường ruột do virus nào đó ở môi trường xung quanh. Bệnh thường bắt đầu với một cơn nôn mửa đột ngột, thường có sốt hoặc tiêu chảy (không nhất thiết phải theo thứ tự). Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sảy ra trong hai hoặc ba ngày rồi hết, mặc dù bụng của bé thường không chướng.

 

Về những lo lắng của bạn: Nếu bạn nhận thấy bé giảm số lần đi tiểu hơn so với bình thường, và miệng khô, em bé của bạn có thể bị mất nước.

 

Phải làm gì: Nếu em bé của bạn không thể tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, phải bổ sung cho bé một muỗng dung dịch bù nước điện giải như Pedialyte hay Rehydralyte(Oresol) mỗi 15 phút. Gọi bác sĩ nhi khoa nếu bé nôn ra dung dịch điện giải(Oresol) vừa bổ sung. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nôn mửa trong giai đoạn ngay sau sinh có thể chỉ ra rằng trẻ em đã phát triển hay có một dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh.

 

Một tình trạng phổ biến được gọi là chứng hẹp môn vị, xảy ra khi các cơ ở đầu ra của dạ dày, ngăn chặn sữa đi qua nó. Không ai biết nguyên nhân gì gây ra nó, nhưng nó thường xuất hiện ở trẻ từ 3 đến 5 tuần tuổi. Các dấu hiệu của chứng hẹp môn vị là nôn vọt ra, nôn mửa rất mạnh có thể tung tóe bắn khắp căn phòng. Nếu em bé của bạn được chẩn đoán bị hẹp môn vị, thường là bằng siêu âm, bé cần một can thiệp để mở tắc nghẽn tại môn vị dạ dày của bé.

 

Vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lí

 

Tiêu chảy

 

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường được gây ra bởi một loại virus. Đó là rotavirus, nguyên nhân cho hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em. Rotavirus thường xuất hiện trong mùa đông ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng. Một lần tiêu chảy do rotavirus , điều duy nhất bạn có thể làm là đảm bảo bé vẫn đủ nước. Bác sĩ nhi khoa cần phải thực hiện một xét nghiệm phân của em bé để có một chẩn đoán xác định nhiễm rotavirus.

 

Về những lo lắng của bạn: Nếu bé bị tiêu chảy không quá 2-3 tuần và bé không sốt hoặc triệu chứng cảm lạnh, bé có thể bị dị ứng sữa. Ngoài phân lỏng, trẻ sơ sinh bị dị ứng có thể bị đau bụng, bị chuột rút khi đi tiêu, có một lượng nhỏ máu và chất nhầy trong phân, và có thể có phát ban.

 

Phải làm gì: Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa, tốt nhất nên thay đổi một loại sữa khác ít gây dị ứng hơn như Nutramigen hoặc Alimentum.

 

Táo bón

 

Táo bón là tình trạng phân cứng, đây là một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là sau khi một em bé bắt đầu ăn nhiều ngũ cốc( ăn dặm). Thời gian thông thường cho trẻ sơ sinh phát triển táo bón là xung quanh ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Không phải ngẫu nhiên mà đây cũng là thời gian khi hầu hết các bậc cha mẹ bắt đầu cho trẻ ăn sữa bò(sữa nguyên kem). Sữa này uống quá nhiều có thể dẫn phân keo dính, phân "đất sét" là một vấn đề thực sự đối với một số trẻ mới biết đi.

 

Phải làm gì: Nếu bạn nhận thấy rằng phân của con là khô cứng, hoặc bé gặp khó khăn đi đại tiện, hãy giảm một phần ngũ cốc (tinh bột) một hoặc hai ngày xem có làm giảm các triệu chứng táo bón không. Nếu bạn nghi ngờ sữa bò, sữa hộp là thủ phạm(vì sữa bò có thành phần khó tiêu hơn sữa mẹ), giảm lượng sữa của bé dưới 16 ounces(500g) mỗi ngày. Có thể bổ sung chất xơ hòa tan như Fructo Oligosaccharid(FOS)

 

 

Tiến sĩ Bryan Vartabedian

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."