0

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và nhưng lưu ý cần thiết

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm từ muỗi. Virus có thể gây sốt, đau đầu, phát ban, và đau khắp cơ thể. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết thường nhẹ và tự khỏi sau khoảng một tuần.

 

Về Sốt xuất huyết

 

Sốt xuất huyết (Dengue) là do bốn tuýp virus tương tự nhau do muỗi Aedes truyền bệnh, phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Khi muỗi Aedes chích một người đang bị nhiễm virus sốt xuất huyết, nó có thể trở thành trung gian truyền virus. Nếu con muỗi này chích người khác, người đó có thể sẽ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và nhưng lưu ý cần thiết

 

Virus không thể lây lan trực tiếp từ người sang người. Nhiều trẻ em bị bệnh sốt xuất huyết không biểu hiện triệu chứng, những người khác có triệu chứng nhẹ xuất hiện bất cứ nơi nào khoảng từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi nhiễm virus đốt. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Khi trẻ đã bị lây bệnh, trẻ sẽ miễn dịch với một loại hình cụ thể (tuýp) của virus (mặc dù trẻ vẫn có thể bị nhiễm một trong ba loại khác).

 

Trong trường hợp hiếm hoi, bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến các hình thức bệnh nghiêm trọng hơn. Những trường hợp này, được gọi là sốt xuất huyết dengue và hội chứng sốc sốt xuất huyết, có thể gây sốc và tử vong, cần được điều trị y tế ngay lập tức.


Dấu hiệu và triệu chứng

 

Trước đây, sốt xuất huyết được gọi là "sốt vỡ xương", tên gọi này có thể khiến bạn hình dung ra các triệu chứng khi mắc phải. Khi bị sốt, không phải là xương sẽ bị gãy hay bị phá vỡ, mà đôi khi có thể cảm nhận điều đó. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thông thường bao gồm:

 

- Sốt cao, có thể cao đến 105°F (40°C)

 

- Đau phía sau mắt và ở các khớp, cơ bắp, và / hoặc xương

 

- Đau đầu dữ dội

 

- Nổi mẩn khắp cơ thể

 

- Chảy máu mũi hoặc chảy máu nướu nhẹ

 

- Dễ bị bầm tím

 

Các triệu chứng thường nhẹ ở trẻ em và người bị mắc bệnh lần đầu tiên. Trẻ lớn, người lớn, và những người đã bị nhiễm bệnh trước đây có thể mắc các triệu chứng từ trung bình đến nặng.

 

Những người bị sốt xuất huyết dengue hoặc hội chứng sốc dengue sẽ có các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết từ 2 đến 7 ngày. Sau khi giảm sốt, các triệu chứng khác xấu đi và có thể gây chảy máu nghiêm trọng hơn; ngoài ra cũng xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội; và các vấn đề về hô hấp như khó thở. Nếu không chữa trị, tình trạng mất nước, chảy máu nặng, và tụt huyết áp nhanh (sốc) có thể xảy ra. Những triệu chứng này rất nguy hiểm và yêu cầu phải được chăm sóc bệnh ngay lập tức.

 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và nhưng lưu ý cần thiết

 

Chẩn đoán

 

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt xuất huyết, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Hoặc trong trường hợp gần đây bé tiếp xúc với môi trường đang có bệnh sốt xuất huyết và bị sốt hoặc nhức đầu dữ dội. Để chẩn đoán bệnh cho bé, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá các triệu chứng.

 

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của trẻ và các chuyến đi gần đây, đồng thời xét nghiệm mẫu máu của trẻ để được chẩn đoán bệnh. Điều trị Không có điều trị đặc hiệu có sẵn dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng cách cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và còn lại chỉ cần để bé được nghỉ ngơi.

 

Thuốc giảm đau với Paracetamol có thể giảm bớt đau đầu và các loại đau khác khi bé bị sốt xuất huyết. Thuốc giảm đau với aspirin hoặc ibuprofen nên tránh, vì chúng có nhiều khả năng làm bé bị chảy máu. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết sẽ khỏi hẳn trong vòng một hoặc hai tuần và không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng lâu dài.

 

Nếu trẻ có những triệu chứng nặng khi mắc bệnh, hoặc nếu các triệu chứng tồi tệ hơn trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi qua cơn sốt, phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết dengue hoặc hội chứng sốc dengue.

 

Để điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền nước và chất điện giải (muối) qua đường tĩnh mạch (IV) để bù nước đã mất khi bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Cách này thường là đủ để điều trị hiệu quả căn bệnh này, với điều kiện việc truyền dịch phải bắt đầu sớm.

 

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể phải thực hiện truyền máu để thay thế lượng máu bệnh nhân đã bị mất. Trong tất cả các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, bất kể triệu chứng nghiêm trọng thế nào, cần phải giữ cho người bị nhiễm bệnh không bị muỗi đốt. Điều này sẽ giúp ngăn chặn bệnh lây lan cho người khác.

 

Phòng chống

 

Không có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết, vì vậy nếu trẻ em sống trong hoặc tiếp xúc với khu vực đang phát sinh bệnh sốt xuất huyết, cách duy nhất để bảo vệ chúng khỏi bệnh là để con không bị muỗi Aedes bị nhiễm bệnh đốt. Trong trường hợp này, có những biện pháp phòng ngừa sau đây:

 

- Sử dụng mành rèm chắn ở cửa ra vào và cửa sổ, và kịp thời sửa chữa các mành rèm bị rách hoặc bị hỏng. Giữ màn che ở cửa và đóng cửa sổ.

 

- Cho trẻ mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, đi giày tất khi đưa con đi ra ngoài, và sử dụng màn chống muỗi ngủ ban đêm cho con.

 

- Cho con dùng thuốc chống côn trùng theo chỉ dẫn. Chọn một thuốc chống có DEET hoặc dầu bạch đàn chanh.

 

- Hạn chế thời gian trẻ em ở bên ngoài vào ban ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn, khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

 

- Đừng để muỗi có nơi để sinh sản. Muỗi đẻ trứng trong nước, do đó hãy chú ý không để nước đọng ở những thứ như hộp đựng và lốp xe bỏ đi, và chắc chắn thay nước trong bát nước dành cho chim cảnh, chó, bình hoa ít nhất một lần một tuần.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."