0

Thoái hoá khớp - Phòng bệnh là quan trọng

Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.

 

>>> Thoái hóa khớp: Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp

>>> Dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh lý xương khớp

>>> Biện pháp giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp

 

Do vậy, phòng ngừa thoái hóa khớp là quan trọng và cần thiết.

 

Thoái hoá khớp - Phòng bệnh là quan trọng

 

Thoái hóa khớp là gì?

 

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa 2 đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa 2 đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt.

 

Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và viêm khớp mạn tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ bị tổn thương khi khớp cử động mạnh.

 

Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng, cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm trầm trọng.

 

Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ ở độ tuổi giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sau thời kỳ mang thai và sinh đẻ.

 

Phòng ngừa thoái hóa khớp

 

Để phòng thoái hóa khớp, cần có một chế độ sinh hoạt (ăn uống, đi lại, luyện tập, làm việc...) hợp lý.

 

- Bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu can xi như thịt lợn nạc, thịt gà, tôm, cua, sữa... Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả nhất là đu đủ, dứa, chanh, bưởi... vì các thực phẩm này giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa, cung ứng men kháng viêm.

 

- Luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động. Tuy nhiên, nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe bản thân.

 

- Thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

 

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp vì khi càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

 

- Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng, tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

 

Ngoài ra, sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động cũng đem lại lợi ích thiết thực phòng thoái hóa khớp... Điều quan trọng nhất khi có dấu hiệu ban đầu các bệnh về khớp như: mỏi, nhức, đau các khớp... cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.

 

 

Bác sĩ Hạnh Chung


thuocthang.vn

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."