0

Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ

Thiếu vitamin A, D không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hạn chế sự phát triển thể lực ở trẻ. Việc bổ sung vitamin A, D thông qua các bữa ăn dinh dưỡng cân đối hằng ngày được coi là giải pháp bền vững giúp trẻ phòng chống thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (VCDD) này.

>>> Sử dụng vitamin và khoáng chất cho trẻ em

 

Bổ sung vitamin A cho trẻ trong ngày VCDD năm 2012

Bổ sung vitamin A cho trẻ trong ngày VCDD năm 2012

 

Bài 1: Các vitamin thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Làm sao để cải thiện tầm vóc của người Việt Nam

 

Để nâng cao chất lượng giống nòi, để người Việt Nam chúng ta cũng có tầm vóc chiều cao cân nặng sánh cùng các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì việc nâng cao thể lực, trí lực và sức khỏe cho mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau là rất quan trọng. Tầm vóc và chiều cao của mỗi người được xác định bởi tiềm năng di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng, bệnh tật và môi trường sống.

 

Song kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ thể chỉ có thể phát triển tốt, đạt được tiềm năng đó khi môi trường sống đặc biệt là dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ngoài các nhóm chất dinh dưỡng chính là tinh bột, chất đạm, chất béo thì các VCDD có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể.  

 

Tuy thành phần có mặt trong cơ thể với hàm lượng rất nhỏ (đơn vị tính là microgam) nhưng có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể, nếu thiếu VCDD sẽ dẫn đến một số bệnh lý đặc thù.

 

Theo các nhà dinh dưỡng thì có khoảng 40 loại VCDD cần thiết cho cơ thể và từ trước đến nay chúng ta nói nhiều đến vai trò của bộ ba vitamin A, sắt và iốt. Tuy nhiên, liên quan đến phát triển cơ thể trẻ em ngoài bộ ba vitamin trên còn có nhiều vi chất quan trọng khác như kẽm (Zn), vitamin D…

 

Một số vitamin quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em  

 

Vitamin A:

 

Có nhiều vai trò trong cơ thể: trước hết là vai trò của nó đối với quá trình tăng trưởng. Trẻ em cần vitamin A để phát triển bình thường. Vitamin A rất cần thiết cho thị giác vì nó là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc, do đó thiếu vitamin A dẫn đến quáng gà và nặng hơn có thể dẫn đến khô loét giác mạc mắt và mù lòa.

 

Vitamin A còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A làm giảm tốc độ tăng trưởng, trẻ em sẽ chậm lớn, gây suy dinh dưỡng. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, khi thiếu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nếu đã mắc thì bệnh thường tiến triển nặng hơn.

 

Vitamin A (retinol) chỉ có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, trứng, cá, sữa, gan… Cơ thể có thể tạo thành vitamin A từ caroten (còn gọi là tiền vitamin A) là loại sắc tố rất phổ biến trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Caroten có rất nhiều trong các loại rau, củ, quả có màu vàng đỏ, da cam như gấc, đu đủ chín, xoài, mơ.... Vitamin A là loại vitamin hòa tan trong chất béo (dầu, mỡ).

 

Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho cơ thể, bữa ăn của trẻ cần có đủ các thực phẩm giàu vitamin A và tăng cường thêm dầu, mỡ giúp trẻ hấp thu tốt vitamin A.


Vitamin D:

 

Qua-trinh-hap-thu-vitamin-D-tu-anh-nang-mat-troi.png
 

Quá trình hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

 

Vitamin D trong cơ thể (ergocanxiferon D2 và cholecanxiferon D3) là loại vitamin tan trong dầu mỡ có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phospho giúp tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn nhờ tạo thành các liên kiết canxi - phospho cần thiết.

 

Khi thiếu vitamin D chỉ có khoảng 20% canxi ăn vào được hấp thu qua ống tiêu hóa, còn khi có đủ vitamin D khả năng hấp thụ lên tới 50-80%. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình cốt hóa (tạo xương) do vậy khi thiếu vitamin D ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi phospho trong cơ thể làm cho hệ xương và cơ thể trẻ chậm phát triển.  

 

Các biểu hiện của thiếu vitamin D: ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu, thóp rộng, bờ thóp mềm, đầu to, trán dô, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đứng, đi, các bắp thịt nhẽo. Nếu thiếu vitamin D, trẻ em sẽ bị còi xương; trẻ bị còi xương sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và tầm vóc của trẻ sau này.

 

Vitamin D chỉ có ở thức ăn động vật như trứng, sữa, gan bò, gan lợn, cá, đặc biệt là gan cá thu. Vitamin D cũng là loại vitamin tan trong dầu, do vậy để giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này cần có đủ dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ.

 

Vitamin D2 được tích lũy dưới da (đó là dạng chưa hoạt động), sau khi được ánh nắng chiếu vào sẽ chuyển thành D3 là dạng hoạt động. Do vậy, để phòng chống còi xương cho trẻ ngoài chế độ ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng và vitamin D thì cho trẻ tắm nắng là rất quan trọng.
 

 

TS. Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)


 

thuocthang.vn  (theo thuocbietduoc)

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."