0

Thức ăn không an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi em bé đang lớn, bé sẽ rất thích thức ăn trên đĩa của người lớn và có thể bạn cũng mong muốn trẻ có thể ăn uống được theo chế độ ăn uống của mình. Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn cho con của bạn.

 

Một số loại thức ăn dễ khiến bé bị mắc nghẹn, sặc và một số không tốt cho sự phát triển hệ thống tiêu hóa của bé.

 

Thức ăn không an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Thức ăn cần tránh đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi

 

Tất cả các thực phẩm và đồ uống trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tổ chức AAP khuyến cáo nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa bột dành riêng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn 4-6 tháng đầu đời.

 

Thức ăn cần tránh đối với trẻ sơ sinh 4-12 tháng tuổi

 

Mật ong: Mật ong có thể chứa các bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc. Đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này, nhưng đối với trẻ sơ sinh, các bào tử có thể phát triển và sản xuất ra độc tố đe dọa tính mạng.

 

Sữa đậu nành và sữa bò: Hãy chỉ nên cho em bé dùng những sản phẩm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến sinh nhật tròn một tuổi của con. Tại sao lại thế? Bé không thể tiêu hóa protein trong sữa đậu nành và sữa bò trong vòng một năm đầu đời, những loại sữa này không có tất cả các chất dinh dưỡng trẻ cần, và chúng còn chứa các hàm lượng khoáng chất có thể làm hư thận của trẻ.

 

Thức ăn dễ khiến bé có nguy cơ bị nghẹt thở

 

Lượng thức ăn lớn: Một mẩu thức ăn lớn hơn một hạt đậu có thể sẽ mắc kẹt trong cổ họng của con. Các loại rau như cà rốt, cần tây, và đậu xanh cần phải được băm nhỏ hoặc nấu chín và cắt nhỏ ra. Cắt các loại trái cây như nho, cà chua, và dưa thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Thịt và pho mát phải cắt thành từng miếng rất nhỏ hoặc xay thật vụn.

 

Thức ăn nhỏ và cứng: Kẹo cứng, các loại hạt, bỏng ngô là những mối nguy hiểm tiềm năng gây nghẹt thở. Những loại hạt đó có thể là khá nhỏ, không làm bé bị nghẹt thở nhưng có thể khiến bé nghẽn đường hô hấp và gây ra nhiễm trùng.

 

Thực phẩm mềm và dính: Thức ăn mềm như kẹo dẻo, thạch hoặc mạch nha có thể bị dính kẹt trong cổ họng của trẻ.

 

Bơ đậu phộng: Độ dính của bơ đậu phộng và bơ các loại hạt đậu khác có thể làm cho bé khó để nuốt một cách an toàn.


Một số cách phòng chống nghẹt thở cho trẻ sơ sinh

 

- Tránh để con bạn ăn trong xe ô tô vì rất khó để giám sát việc ăn của con trong khi lái xe.

 

- Nếu bạn đang sử dụng thuốc giảm đau khi bé đang mọc răng, phải trông chừng em bé thật cẩn thận vì nó có thể làm tê liệt cổ họng và gây trở ngại khi bé nuốt.


Thức ăn cần tránh khi trẻ trong giai đoạn 12 đến 36 tháng tuổi

 

Các bác sĩ khuyên các bố mẹ nên đợi cho đến khi bé được 1 tuổi hoặc nhiều hơn để tìm hiểu về những loại thức ăn có chất gây dị ứng phổ biến đối với bé, đặc biệt là với trẻ em có nguy cơ bị dị ứng..

 

Và nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị dị ứng thực phẩm, ví dụ, nếu dị ứng di truyền trong gia đình hãy đưa bé đến kiểm tra bác sĩ để xác định thực đơn của bé, tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng bao gồm: trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt cây, một số loại cá, tôm, cua và sò ốc.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Magazine

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."