0

Mẹo giảm khó chịu cho bé mọc răng rất hiệu quả

 

 

Khi nào em bé bắt đầu mọc răng?

 

Phần lớn các em bé đều mọc chiếc răng đầu tiên khi được tầm 4 đến 7 tháng tuổi. Nếu trẻ phát triển sớm thì có thể sẽ nhú chiếc răng đầu tiên vào đầu tháng thứ 3, và nếu trẻ chậm mọc răng thì có thể phải từ tầm một tuổi trở lên. (Một số trường hợp hiếm, chiếc răng đầu tiên của bé sẽ xuất hiện từ lúc mới sinh).

 

Mẹo giảm khó chịu cho bé mọc răng rất hiệu quả

 

Răng thực sự bắt đầu phát triển từ khi em bé trong bụng mẹ, khi ấy chồi răng hình thành trong nướu răng. Những chiếc răng sẽ mọc cùng lúc trong khoảng thời gian vài tháng, và thường không phải lúc nào cũng theo thứ tự: Đầu tiên là hai chiếc răng cửa dưới, sau đó là hai chiếc giữa bên trên, sau đó đến những chiếc răng ở hai bên và phía trong.

 

Không phải chiếc răng nào mới mọc cũng đều và ngay ngắn, nhưng đừng lo lắng, chúng thường sẽ ngay ngắn lại theo thời gian. Chiếc răng cuối cùng xuất hiện (răng hàm thứ hai, ở sâu trong miệng trên và dưới) thường mọc sau ngày sinh nhật thứ hai của bé. Đến 3 tuổi, trẻ nên mọc đủ 20 răng sữa, và không nên nhổ cho đến khi răng vĩnh viễn phát triển đầy đủ ở tầm 6 tuổi.

 

Khi trẻ mọc răng sẽ có những triệu chứng gì?

 

Các chuyên gia vẫn không chắc chắn về những triệu chứng khi mọc răng, như ốm, tiêu chảy và sốt, liệu đó có phải là những triệu chứng thông thường chỉ tình cờ xuất hiện cùng một lúc khi mọc răng mà không liên quan đến mọc răng. Theo kinh nghiệm của rất nhiều phụ huynh cho thấy: trẻ sẽ rất khó chịu khi mọc răng (mặc dù một số trẻ sơ sinh không hề có triệu chứng khó chịu nào khi mọc răng).

 

Các triệu chứng đó bao gồm:

- Chảy nước dãi (có thể phát ban ở mặt)

- Nướu bị sưng và rất nhạy cảm.

- Khó chịu.

- Hay cắn.

- Lười ăn.

- Gặp các vấn đề về giấc ngủ Mặc dù nhiều phụ huynh cho biết con của họ còn bị đi ngoài phân lỏng, chảy nước mũi, sốt ngay khi mới mọc chiếc răng đầu tiên, nhưng hầu hết các chuyên gia không nghĩ rằng mọc răng là nguyên nhân gây ra những vấn đề này.

 

William Sears - tác giả của sách The Baby Book hiện đang làm bác sĩ nhi khoa, ông tin rằng mọc răng có thể gây ra tiêu chảy và phát ban nhẹ vì việc tiết nước bọt quá mức của em bé gây ảnh hưởng đến đường ruột và khiến phân bị lỏng. Còn về vấn đề viêm nướu, ông cho rằng có thể gây sốt nhẹ (dưới 101 độ F – 38,4 độ C).

 

Mặt khác, các chuyên gia về sự phát triển trẻ nhỏ như Penelope Leach khẳng định không phải mọc răng là nguyên nhân có thể gây sốt, tiêu chảy, ói mửa, hoặc mất cảm giác ngon miệng và đây là những dấu hiệu bệnh cần được kiểm tra. Bác sĩ nhi khoa T. Berry Brazelton lưu ý rằng triệu chứng như vậy có thể là do nhiễm trùng liên quan đến mọc răng, sự căng thẳng do mọc răng có thể làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng ngay trước khi một chiếc răng mới xuất hiện.

 

Một trong những lời khuyên các chuyên gia là bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé biểu hiện những triệu trứng bạn đang lo lắng hoặc nhiệt độ trực tràng trên 101 độ F hoặc cao hơn (đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì ở mức nhiệt độ 100.4 độ F – 38 độ C hay cao hơn). Bác sĩ có thể giúp xác định em bé đang có vấn đề y tế nào đó, cũng có thể đó là do nhiễm trùng tai. Nếu bé đi ngoài phân lỏng - nhưng không phải tiêu chảy thì không cần phải lo lắng.

 

Mẹo giảm khó chịu cho bé mọc răng rất hiệu quả

 

Tôi có thể làm gì để giảm bớt sự khó chịu cho con tôi?

 

Hãy cho con thứ gì đó để nhai, như một ṿng cao su mọc răng hoặc một chiếc khăn lạnh. Nếu bé đã đủ lớn để ăn được cơm, cũng có thể cho bé ăn một số loại thực phẩm lạnh như nước sốt táo hoặc sữa chua. Hãy cho bé ăn một số loại thức ăn như bánh không đường, bé gặm trong thời gian lâu, đây là thủ thuật giúp kéo dài thời gian gặm của bé. (Tuy nhiên phải tránh một số thực phẩm cứng như cà rốt, vì chúng có thể gây nguy hiểm và khiến bé nghẹt thở).

 

Cũng có một cách đơn giản là chà xát một ngón tay sạch một cách nhẹ nhàng nhưng kiên dứt khoát vào vị trí nướu răng bị đau của em bé, cũng là một phương pháp có thể giúp bé giảm đau tạm thời. Nếu những phương pháp này không có hiệu quả, một số bác sĩ khuyên bạn nên cho bé mọc răng dùng một lượng nhỏ thuốc giảm đau như acetaminophen trẻ em, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc.

 

(Không bao giờ được dùng aspirin cho bé hoặc thậm chí chà xát nó trên nướu răng để làm bé đỡ đau. Việc sử dụng aspirin ở trẻ em thể khiến bé mắc hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.) Một cách khác là dùng gel bôi giảm đau để chà nướu răng của bé, nhưng cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Nếu sử dụng quá nhiều, có thể làm tê liệt khoang miệng và nướu răng của bé và làm suy yếu phản xạ (có thể khiến bé bị nghẹt thở do nước bọt của mình). Các loại gel nói chung đều an toàn khi sử dụng, nhưng trong trường hợp hiếm có thể gây dị ứng. Nếu nước dãi gây phát ban trên khuôn mặt của bé, hãy lau nhẹ nhàng nước dãi bằng một chiếc khăn cotton mềm. Bạn cũng có thể thoa dầu bôi trơn trên cằm bé trước khi ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ để bảo vệ da khỏi sự kích thích.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Magazine

 

 

 Tham khảo thêm bài viết liên quan

 

>>> Chăm sóc trẻ mọc răng

>>> Răng trẻ bị chấn thương, cần xử lí thế nào?

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."