0

Giới tính và gen di truyền ảnh hưởng tới chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh theo dõi trong khoảng năm 2006 – 2008 và thấy cứ 6 trẻ em Mỹ thì lại có 1 trẻ bị một khuyết tật phát triển, bao gồm cả khuyết tật trí tuệ.

 

Hiện tại, nghiên cứu mới cho thấy rằng giới tính và gen có thể có liên quan trong vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ, các bé trai có nguy cơ cao hơn các bé gái.

 

Vấn đề này được nghiên cứu dựa trên một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí International Journal of Language and Communication Disorders. Để đạt được kết quả, các nhà nghiên cứu, bao gồm cả Eivind Ystrøm của Viện Y tế công cộng Na Uy tác giả chính của nghiên cứu, đã phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi được tiến hành khảo sát các bà mẹ người Na Uy và có trẻ đang học tại Cohort (Moba).

 

Giới tính và gen di truyền ảnh hưởng tới chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

 

Nghiên cứu được tiến hành đối với 10.587 trẻ em được theo dõi từ tuần 17 của thai kỳ đến khi được 5 tuổi. Trong giai đoạn 3 tuổi và 5 tuổi, các nhà nghiên cứu chia trẻ thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các trẻ em liên tục có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ lúc 3 và 5 tuổi. Nhóm thứ hai bao gồm những trẻ em chỉ có ít hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ chỉ ở tại thời điểm 3 tuổi. Nhóm thứ ba bao gồm các trẻ em bị chậm phát triển ngôn ngữ lần đầu tiên được xác định ở thời điểm 5 tuổi.


Các bé trai có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ cao hơn so với các bé gái

 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các nhóm chậm phát triển ngôn ngữ kéo dài và tạm thời chủ yếu là ở các bé trai. Ystrøm giải thích rằng đó là do các bé trai có nguy cơ rối loạn sinh học lớn hơn so với các bé gái trong thời kỳ phát triển khi còn trong bụng mẹ (trong bào thai).

 

Ông lưu ý rằng nghiên cứu trước đây đánh giá mức độ testosterone trong nước ối đã cho thấy dấu hiệu đi kèm thể hiện sự phát triển rối loạn tự kỷ và ngôn ngữ. Ystrøm nói thêm rằng nói chung, các bé trai sau này sẽ chậm phát triển ngôn ngữ hơn các bé gái. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng phần lớn các bé trai bắt kịp với sự phát triển ngôn ngữ trong năm đầu tiên đi học, có nghĩa là nhiều bé trai có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ tạm thời và lâu dài có thể khỏi trước tuổi đi học.

 

Nhóm nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ liên kết nào về giới tính trong nhóm thứ ba, trong đó có khó khăn về ngôn ngữ nảy sinh trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, cho thấy rằng có yếu tố khác đã ảnh hưởng đến.

 

Tiền sử đọc và viết khó khăn trong gia đình là một yếu tố nguy cơ

 

Các nhà nghiên cứu nói rằng nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, và những gen khác nhau có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cả vấn đề gen di truyền và môi trường bên ngoài tác động đến trẻ đều có thể đóng vai trò trong sự chậm phát triển rối loạn ngôn ngữ.

 

Ystrøm nói: "Chúng tôi thấy rằng trước hết thì yếu tố di truyền khó khăn trong việc đọc và viết có thể là lý do chính giải thích tại sao trẻ bị chậm nói bắt đầu từ 3 đến 5 tuổi. Tiền sử đọc và viết khó khăn trong gia đình là những yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn tới những khó khăn ngôn ngữ khởi phát muộn. Chúng tôi thấy không có vấn đề gì về ngôn ngữ khi trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi. Đây là những vấn đề tiềm ẩn."

 

Các nhà nghiên cứu nói rằng cha mẹ, nhân viên y tế và người chăm sóc trẻ cần đảm bảo họ có thể nhận thức được một đứa trẻ đang tiến bộ trong phát triển ngôn ngữ như thế nào. Ystrøm lưu ý rằng đặc biệt, họ vẫn tiến hành tìm những trẻ em đột nhiên có những khó khăn ngôn ngữ sau 3 tuổi.

 

Ông nói thêm rằng: "Chuyên gia và người chăm sóc phải rất thận trọng. Khá khó khăn để phát hiện những khó khăn phát triển ngôn ngữ khi ngôn ngữ dần trở nên phức tạp hơn khi trẻ lớn. Họ cần được đào tạo để có thể chắc chắn có thể biết cách để phát hiện những khó khăn về ngôn ngữ và cách khuyến khích trẻ tiếp tục phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn về nhu cầu của trẻ em với quỹ đạo khác nhau. "

 

Ystrøm nhấn mạnh rằng bất kỳ phụ huynh nào lo ngại về sự phát triển ngôn ngữ của con em mình thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, cũng như phải đảm bảo đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên, nhất là kiểm tra các vấn đề liên quan đến phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng họ hy vọng sẽ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra chi tiết mối liên hệ giữa giới tính và sự phát triển ngôn ngữ.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Magazine

 

 

 Tham khảo thêm bài viết liên quan

 

>>> Phát hiện trẻ rối loạn ngôn ngữ

>>> Trẻ nói ngọng có thể chữa khỏi

>>> Hoàn toàn có thể khắc phục tốt chứng nói lắp ở trẻ

>>> Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là do giới tính và gen

 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."