0

Bệnh viêm tai giữa và vấn đề gây giảm thính lực ở trẻ

 

Bệnh Viêm tai giữa là gì?

 

Viêm tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) thường đi kèm với tích tụ chất nhày. Chất nhày này có thể có hoặc không bị nhiễm khuẩn.

 

Bệnh viêm tai giữa và vấn đề gây giảm thính lực ở trẻ

 

Triệu chứng, tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người khác nhau có sự khác nhau. Một số trường hợp trẻ bị mắc viêm tai trong một thời gian ngắn, không tích tụ chất nhày, cũng không đau hoặc sốt, nhưng lại có hiện tượng giảm nhẹ khả năng nghe. Cũng có những trường hợp khác trẻ sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, dẫn đến nhiều biến chứng và chất nhày có thể "dính như keo" và khiến trẻ mất thính lực vĩnh viễn. Hiện tượng dẫn đến điếc gần như luôn luôn xảy ra với tất cả các trường hợp viêm tai giữa. Trên thực tế, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất thính lực ở trẻ nhỏ.

 

Mức độ phổ biến của viêm tai giữa?

 

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 75% trẻ em đều mắc ít nhất một lần viêm tai giữa trước thời điểm 3 tuổi. Gần một nửa số trẻ em này sẽ bị nhiễm trùng tai 3 lần hoặc nhiều hơn trong 3 năm đầu đời. Chi phí y tế để điều trị viêm tai giữa ở Hoa Kỳ là từ 3 tỷ đến 5 tỉ đô la mỗi năm.

 

Tại sao viêm tai giữa lại rất phổ biến ở trẻ em?

 

Đoạn ống Eustachian là đoạn nối giữa tai giữa và phía sau của họng; đoạn ống này ở trẻ em nhỏ hơn và nằm ngang hơn so với người lớn. Do đó nó có nhiều nguy cơ bị tắc do hạch lớn ở vòm họng hay bị nhiễm trùng. Khoảng thời gian trước khi ống eustachian thay đổi kích thước và góc độ, trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa.

 

Viêm tai giữa gây ra mất thính giác như thế nào?

 

Trong tai giữa có ba xương nhỏ mang rung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Khi trong tai có chất nhày, những rung động truyền không hiệu quả và năng lượng âm thanh bị mất. Kết quả là có thể bị mất thính giác nhẹ hoặc thậm chí ở mức vừa phải. Vì vậy, âm thanh lọt vào tai bị bóp nghẹt hoặc không nghe được.

 

Nói chung, vấn đề này dễ dẫn đến mất thính lực và chỉ ở trạng thái tạm thời. Tuy nhiên nếu bị viêm tai giữa nhiều lần sẽ gây thiệt hại cho màng nhĩ, xương tai, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến các dây thần kinh thính giác gây ra mất thính giác vĩnh viễn.

 

Mất thính giác do viêm tai giữa có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề chậm nói và phát triển ngôn ngữ hay không?

 

Trẻ em học nói và phát triển ngôn ngữ từ việc nghe người khác nói chuyện. Thời điểm đặc biệt quan trọng cho sự phát triển này là những năm đầu đời. Nếu bị mất thính giác, trẻ sẽ không có đủ điều kiện tích lũy kinh nghiệm học tập ngôn ngữ.

 

Viêm tai giữa không phải do nhiễm trùng là một vấn đề đặc biệt vì nó thường không xuất hiện các triệu chứng đau và sốt. Vì vậy, có thể bệnh đã phát sinh trước phải đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng trước khi cha mẹ nghi ngờ tai của con có vấn đề. Trong thời gian này, trẻ có thể đã bỏ lỡ một số thông tin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói.

 

Phải làm thế nào nếu con tôi có thể bị viêm tai giữa?

 

Dù rằng trẻ không đau hay sốt, có những dấu hiệu khác cha mẹ có thể để ý xác định tình trạng bệnh của con:

- Thiếu sự chú ý

- Muốn nghe âm thanh truyền hình hoặc phát thanh lớn hơn bình thường

- Hay nhầm hướng

- Mệt mỏi, hờ hững

- Dễ bị kích thích không rõ nguyên nhân

- Có lúc kéo hoặc cào xước ở tai

 

Bệnh viêm tai giữa và vấn đề gây giảm thính lực ở trẻ

 

Nên làm gì nếu cha mẹ nghĩ rằng trẻ có vấn đề viêm tai giữa dẫn tới ảnh hưởng vấn đề nghe, nói, hay phát triển ngôn ngữ?

 

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác điều trị bệnh. Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai, cần phải đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên khoa tai ngay lập tức. Nếu trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng và hoặc bị dịch nhầy ở tai giữa mãn tính, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tư vấn ở 2 chuyên gia: một về thính học và một về nghiên cứu bệnh ngôn ngữ và nói.

 

Chuyên gia thính học sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ dấu hiệu khiếm thính nào, ngay cả nếu trẻ không hợp tác, và sẽ báo cho bố mẹ nếu hiện tại trẻ có bất cứ một rối loạn nào ở tai giữa. Nghiên cứu bệnh học về vấn đề phát triển ngôn ngữ và nói sẽ có thể đề nghị và hoặc cung cấp các chương trình khắc phục hậu quả khi cần thiết.

 

Có phải bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá đặc biệt về tình trạng của con bạn?

 

Là cha mẹ, bạn là người dễ nhất nhận thấy những dấu hiệu cho thấy thính giác của bé kém. Học viện Nhi khoa Mỹ cho rằng: "Nếu cha mẹ lo ngại về vấn đề thính lực của con thì phải đưa con đi khám ngay lập tức". Nguyên nhân bẩm sinh Điếc bẩm sinh có nghĩa là mất thính lực là lúc mới sinh. Vấn đề này có thể do di truyền hoặc do các yếu tố khác khi trẻ ở trong bụng mẹ (trước khi sinh) hoặc tại thời điểm sinh.

 

Yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân gây ra hơn 50% vấn đề mất thính lực bẩm sinh ở trẻ em. Di truyền bệnh điếc có thể do gen trội, gen lặn, hoặc liên quan đến nhiễm sắc thể X (nhiễm sắc thể giới tính).

 

Trong NST mất thính giác trội, một trong hai cha hoặc mẹ mang gen trội mất thính giác thì thường gen đó sẽ chuyển vào đứa trẻ. Trong trường hợp này, xác suất trẻ em cũng sẽ bị mất thính lực ít nhất là 50%. Xác suất sẽ cao hơn nếu cả cha và mẹ có gen trội bị mất thính lực, hoặc nếu cả hai ông bà ở một bên của gia đình đã bị điếc do nguyên nhân di truyền.

 

Trong NST mất thính giác lặn, cả hai cha mẹ có thính giác bình thường, nhưng có gen mất thính giác lặn. Trong trường hợp này xác suất đứa trẻ bị giảm thính lực là 25%. Bởi vì cả hai cha mẹ có thính giác bình thường, và đi kèm thêm điều kiện không có các thành viên khác trong gia đình đã mất thính lực, không có tác động tới trẻ làm trẻ bị mất thính lực trước đó.

 

Mất thính lực liên quan đến gen X, người mẹ mang gen lặn mất thính giác trên nhiễm sắc thể giới tính và chuyển nó vào nam giới, nhưng lại không truyền cho con cái. Có một số hội chứng di truyền, trong đó, mất thính giác là một trong những hội chứng được biết đến. Một số ví dụ là hội chứng Down (bất thường về gen), hội chứng Usher (bệnh di truyền NST lặn), hội chứng Treacher Collins (bệnh di truyền NST trội), hội chứng Crouzon (hội chứng loạn phát xương sọ mặt), và hội chứng Alport (bệnh liên quan tới NST X).

 

Nguyên nhân khác gây mất thính lực bẩm sinh

 

Mà không phải là di truyền trong tự nhiên bao gồm nhiễm trùng trước khi sinh, bệnh tật, chất độc bị ảnh hưởng do người mẹ trong khi mang thai hoặc các điều kiện khác xảy ra tại thời điểm sinh hoặc ngay sau đó. Những yếu tố này thường gây ra các mức độ mất thính giác khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Ví dụ như:

- Nhiễm trùng trong tử cung bao gồm rubella (sởi Đức), virus cytomegalo và virus herpes simplex

- Các biến chứng liên quan đến các yếu tố RH trong máu

- Sinh non

- Mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ

- Nhiễm độc thai nghén khi mang thai

- Thiếu oxy (thiếu oxy)

 

Nguyên nhân khác

 

Mất thính lực có thể xuất hiện sau khi sinh, bất cứ lúc nào trong cuộc sống của con người. Nó có lẽ là kết quả của một bệnh, một điều kiện, hoặc chấn thương. Sau đây là những ví dụ về các điều kiện có thể gây ra mất thính lực ở trẻ em:

- Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

- Nhiễm độc tai (gây tổn hại cho hệ thống thính giác)

- Viêm màng não

- Bệnh sởi

- Viêm não

- Thủy đậu

- Cúm

- Quai bị

- Chấn thương đầu

- Tiếp xúc nhiều với tiếng ồn

 

Hoài Thanh

Baby News Center

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."