0

Bé bị ho và cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ bị ho và cảm lạnh thường do nhiễm virus. Bệnh này thường tự khỏi và không cần dùng kháng sinh. Các hoạt chất Paracetamol hoặc ibuprofen trong một số thuốc có thể giúp bé dễ chịu khi mắc thêm một số triệu chứng khác đi kèm.

 

Nguyên nhân và triệu chứng ho và cảm lạnh

 

Hầu hết ho và cảm lạnh đều do virus. Nhiều loại virus khác nhau có thể lây nhiễm đến mũi và họng. Chúng được lây truyền khi người bệnh ho và hắt hơi, bắn virus vào không khí. Trong mỗi trường mầm non và trường tiểu học trẻ trung bình phát sinh từ 3-8 bệnh ho hoặc cảm mỗi năm. Đôi khi ho hoặc cảm xảy ra sau khi trẻ mắc một bệnh khác. Trẻ em sống cùng người hút thuốc có nguy cơ dễ mắc bệnh ho và cảm lạnh.

 

Bé bị ho và cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì?

 

- Triệu chứng thường gặp nhất là ho và sổ mũi. Ho thường nặng hơn vào ban đêm. Ho không làm ảnh hưởng tới phổi.

 

- Ngoài ra, trẻ còn có thể bị: sốt, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, và không chịu ăn uống. Đôi khi trẻ còn bị nôn mửa sau khi ho.

 

- Chất nhầy tích tụ ở phía sau trong màng nhĩ có thể gây ảnh hưởng đến thính giác hoặc đau tai nhẹ.

 

Các phương pháp điều trị

 

Thông thường, các triệu chứng sẽ tồi tệ hơn trong 2-3 ngày đầu tiên, và sau đó giảm nhẹ hơn trong vài ngày sau đó do hệ thống miễn dịch đang diệt virus. Cơn ho khó chịu có thể kéo dài lên đến 2-4 tuần sau khi các triệu chứng khác đã biến mất.

 

Thuốc kháng sinh không diệt được virus, do đó, không được sử dụng cho ho và cảm lạnh thông thường. Ho và cảm lạnh thường không cần điều trị. Và cần phải đảm báo bé uống đủ nước và không bị mất nước. Để điều trị các triệu chứng kèm theo ho và cảm, có thể dùng Paracetamol có để giảm đau nhức, đau đầu và sốt.

 

Ngoài ra, có thể lựa chọn Ibuprofen dùng thay thế. Cả hai đều có bán ở các hiệu thuốc và có cả dạng lỏng cho trẻ em. Loại thuốc này có những thương hiệu khác nhau, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm đúng loại thuốc phù hợp với bé. Một cách trị nghẹt mũi phổ biến cho các bé là nhỏ một vài giọt nước muối vào mũi trước khi ăn.

 

Một số người cảm thấy rằng cách này sẽ giúp thông mũi để giúp bé ăn dễ dàng hơn. Có rất ít bằng chứng khoa học để giải thích cách tác động này của nước muối, nhưng nó rất hữu ích cho các bé. Bạn có thể mua nước muối sinh lý theo tiêu chuẩn tại các hiệu thuốc. Xông hơi và đánh cảm cũng là một phương pháp điều trị phổ biến. Có thể áp dụng được ở vùng lưng và ngực (tránh áp dụng tại khu vực lỗ mũi của trẻ nhỏ, vì lý do an toàn). Cũng có rất ít bằng chứng khoa học giải thích vấn đề này.

 

Biện pháp xử lý cảm lạnh và ho?

 

Các loại thuốc ho hoặc cảm lạnh được quảng cáo và bán rất nhiều ở các hiệu thuốc. Chúng chứa các thành phần khác nhau hoặc là sự kết hợp của các thành phần như paracetamol, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin và thuốc ho. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng rằng đây là những biện pháp để khắc phục ho và cảm lạnh. Ngoài ra, chúng còn có thể có tác dụng phụ như gây dị ứng, ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc gây ảo giác.

 

Bé bị ho và cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì?

 

Trong tháng 3/2009, Cơ quan quản lý các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) đã đưa ra một tuyên bố quan trọng rằng, các cha mẹ và người chăm sóc trẻ không nên sử dụng các loại thuốc không kê toa (OTC) trị ho và cảm đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, những loại thuốc này cũng có rất nhiều (vì có ít nguy cơ tác dụng phụ ở trẻ lớn).

 

Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ được bán ở các hiệu thuốc và đi kèm với tư vấn rõ ràng hơn trên bao bì và từ dược sĩ. Lưu ý: paracetamol và ibuprofen không phân loại đối với ho và cảm, chúng vẫn có thể được dùng cho trẻ em.

 

Nghiên cứu gần đây cho cảm lạnh

 

Bổ sung kẽm

 

Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng kẽm là khoáng chất có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em. Đánh giá gần đây trong nghiên cứu về bổ sung kẽm đối với bệnh cảm lạnh thông thường cho thấy: bổ sung kẽm có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh, khi dùng trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh. Tuy nhiên, có thể có tác dụng phụ như mùi vị khó chịu và khiến bé buồn nôn. Hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng kẽm vẫn thường được đề nghị để hỗ trợ điều trị cảm lạnh.

 

Vitamin C

 

Vitamin C cũng đã được nghiên cứu để ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh. Một đánh giá gần đây cho thấy việc dùng vitamin C thường xuyên dường như không có khả năng ngăn ngừa cảm lạnh ở người bình thường. Tuy nhiên, nó có khả năng giảm bớt thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

 

Ngoài ra, trong các thử nghiệm, khi mọi người tham gia bị căng thẳng thể chất trong một thời gian ngắn (ví dụ, vận động viên marathon và trượt tuyết),vitamin C có thể giảm một nửa nguy cơ gây cảm lạnh. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để trả lời câu hỏi liệu vitamin C có thể phát huy khả năng khi triệu chứng cảm lạnh đã bắt đầu hay không.

 

Các phương pháp điều trị khác

 

Echinacea (Cúc nón tím) và tỏi có truyền thống được sử dụng để điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, đánh giá gần đây của nghiên cứu không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc nó có hữu ích hay không

 

Những triệu chứng nào cần thiết phải cảnh giác?

 

Hầu hết những trẻ bị ho và cảm lạnh sau khi khỏi đều biến chứng. Nhưng đôi khi xảy ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn sẽ phát triển do nhiễm virus ban đầu. Ví dụ như nhiễm trùng tai, viêm phổi, v.v..

 

Các triệu chứng cần xem xét, có nguy cơ nghiêm trọng hơn cảm lạnh bao gồm:

 

- Phát sinh vấn đề về hô hấp

 

- thở khò khè, thở nhanh, thở rít hoặc khó thở.

 

- Không nuốt được (điều này có thể biểu hiện như chảy nhiều nước dãi quá mức).

 

- Buồn ngủ.

 

- Bé khó chịu bất thường, khóc dai dẳng hoặc nếu bé không chịu ăn.

 

- Bị phát ban.

 

- Đau ngực.

 

- Sốt cao liên tục, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dưới ba tháng bị sốt cao hơn 38°C.

 

- Nhức đầu nặng hay kéo dài, đau họng, đau tai hoặc sưng hạch.

 

- Ho kéo dài lâu hơn 3-4 tuần.

 

- Các triệu chứng khó thở tồi tệ hơn sau khoảng năm ngày bị cảm lạnh. - Các triệu chứng (trừ ho nhẹ) kéo dài khoảng hơn mười ngày, đặc biệt nếu trẻ bị đờm màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu nâu - điều này là do bị nhiễm trùng vi khuẩn.

 

- Bất cứ triệu chứng nào cha mẹ không thể giải thích được.

 

Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng khác của trẻ mà bạn quan tâm. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con của bạn bị bệnh mãn tính hoặc đang điều trị một số bệnh, ví dụ như có vấn đề về ngực/ hô hấp/ tim hoặc bệnh thần kinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra những trẻ em đang mắc những bệnh trên để loại trừ những căn bệnh nghiêm trọng. Có thể trẻ cũng chỉ bị ho hoặc cảm lạnh thông thường, nhưng khi kiểm tra sẽ cho thấy kết quả để các bậc phụ huynh yên tâm hơn.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."