0

Phòng xơ vữa động mạch bằng kiểm soát sâu hơn Cholesterol

 

Các nghiên cứu mới cho những khía cạnh chưa được đánh giá trước đây về sinh hóa cholesterol đã cho biết mức cholesterol chỉ chiếm một phần trong yếu tố nguy cơ tim mạch, trong khi các đặc tính của các phân tử chịu tránh nhiệm vận chuyển  cholesterol trong máu, gọi là lipoprotein, giúp bổ sung những hiểu biết sâu sắc về sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.
Phòng xơ vữa động mạch bằng kiểm soát sâu hơn cholesterol
 

Trên thực tế, kích thước và mật độ của các lipoprotein là những nhân tố quan trọng gây nguy cơ tim mạch ví dụ, các hạt LDL khối lớn  (“cholesterol xấu”) ít nguy hiểm hơn các hạt LDL nhỏ và dày đặc; tương tự các hạt HDL khối lớn  (“cholesterol tốt”) cung cấp sự bảo vệ mạch máu nhiều hơn các hạt HDL nhỏ và dày đặc. Sự phát triển của các xét nghiệm lipid tiên tiến giữ vị trí quan trọng trong việc xem xét kích thước các hạt lipoprotein, chẳng hạn như kiểm tra NMR (cộng hưởng từ hạt nhân), cho phép đánh giá sâu xa hơn về nguy cơ tim mạch so với những xét nghiệm mức độ lipid thông thường được hầu hết các bác sĩ y khoa sử dụng.

Hơn nữa, các quá trình trao đổi chất, như oxy hóa và glycation, làm thay đổi chức năng của lipoprotein, biến đổi chúng từ các phương tiện vận chuyển cholesterol thành các phân tử phản ứng cao có khả năng phá hủy các tế bào nội mô vi thể ở thành động mạch của chúng ta. Tổn thương các tế bào nội mô này khởi đầu và thức đẩy sự hình thành u mỡ. Các can thiệp tự nhiên có khoa học hỗ trợ có thể nhắm tới giảm sự hình thành các lipoprotein biến đổi này, và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch gây chết người như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Ngành dược phẩm đã rất thành công trong việc thúc đẩy việc giảm cholesterol với các thuốc statin như như là một chiến lược quan trọng nhất cần thiết để giảm nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, dù việc sử dụng thuốc statin đã cứu sống nhiều người nhưng các chuyên gia từ lâu đã thừa nhận rằng bảo vệ tim mạch tối ưu đòi hỏi phải có một chiến lược đa nhân tố bao gồm ít nhất 17 nhân tố khác nhau chịu trách nhiệm về bệnh mạch máu.

Các chuyên gia tin rằng các chiến lược mới nhằm giảm nguy cơ mạch máu nên kết hợp chặt chẽ, cẩn thận các xét nghiệm cholesterol và lipoprotein, cũng như sự can thiệp sử dụng thuốc và chiến lược dinh dưỡng, cho những hiệu quả sức khỏe tối ưu và hỗ trợ mạch máu.

Cách tiếp cận thông thường để kiểm soát lipid trong máu và lipoprotein


Giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol (và/hoặc trygliceride) bằng phương pháp điều trị thông thường liên quan đến việc ức chế sản xuất cholesterol trong tế bào cơ thể, hoặc ngăn ngừa sự hấp thu/ tái hấp thu cholesterol từ ruột. Bằng cách giảm sự sản xuất cholesterol ở tế bào, chúng buộc phải hút cholesterol từ máu (chứa các hạt LDL). Điều này có tác động thực làm giảm LDL-C. Các liệu pháp làm tăng sự phân hủy axit béo trong gan hoặc làm giảm lượng VLDL trong máu (như thuốc fibrate hoặc niacin liều cao) cũng làm nồng độ cholesterol huyết thanh thấp hơn. Thông thường, các chiến lược bổ sung (như statin để giảm sản xuất cholesterol và chất trung gian và ngăn sự hấp thu cholesterol) được kết hợp để đáp ứng các mục tiêu giảm cholesterol

Giảm sản xuất cholesterol trong tế bào là chiến lược thường gặp nhất để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, với các chất ức chế HMG-CoA  reductase (statins) là các phương pháp điều trị giảm cholesterol phổ biến nhất. Statins ức chế hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase, một bước điều chỉnh quan trọng trong tổng hợp cholesterol. Vì mức cholesterol trong tế bào được kiểm soát chặt chẽ (cholesterol có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng của tế bào), việc ngừng tổng hợp cholesterol ở tế bào làm cho tế bào phản ứng bằng cách tăng hoạt tính của thụ thể LDL trên bề mặt tế bào, nó có trực tiếp làm tăng việc hút LDL ra khỏi máu và vào trong tế bào. Statin cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng các cơ chế khác, chẳng hạn như bằng cách làm giảm viêm.
  

Giảm hấp thu cholesterol từ ruột làm giảm LDL-C theo một cách khác; bằng cách ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol đường ruột, các tế bào phản ứng bằng cách tạo ra nhiều thụ thể LDL hơn, kéo các hạt LDL ra khỏi dòng máu. Thuốc ezetimibe và bile acid sequestrants (colesevelam, cholestyramine, cholestopol) là hai loại thuốc điều trị theo toa hoạt động theo cách này. Ezetimibe hoạt động trên các tế bào lót ruột (enterocytes) nhằm giảm khả năng lấy cholesterol từ ruột. Trong khi ezetimibe làm giảm mức độ LDL, các kết quả của một số thử nghiệm chính  không cho thấy được lợi ích của ezetimibe như là một phần của liệu pháp kết hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và nó có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch nếu được kê đơn cho bệnh nhân đã có statin trong cơ thể vì những lý do không rõ ràng. Thuốc bile acid sequestrants kết hợp với axit mật trong ruột, làm giảm khả năng nhũ tương chất béo và cholesterol. Điều này có tác dụng thực nhằm ngăn sự hấp thu cholesterol trong ruột. Bile acid sequestrants cũng có thể làm tăng sản xuất HDL trong gan, thường bị ức chế bởi sự tái hấp thu các acid mật.
Phòng xơ vữa động mạch bằng kiểm soát lipid trong máu
  

Phương pháp dinh dưỡng nhằm quản lý lipid trong máu và lipoprotein

 

Cách tiếp cận dinh dưỡng để quản lý lipid trong máu và lipoprotein là nhiều chiến lược đơn giản hiệu quả. Thay đổi chế độ ăn uống nhằm mục đích giảm lượng lấy vào và sự hấp thu các chất béo và cholesterol từ trong chế độ ăn uống. Việc kết hợp các hợp chất trong chế độ ăn cụ thể với nồng độ cholesterol thấp (hypocholesterolemic) hoặc các đặc tính bảo vệ tim cũng có thể làm giảm nguy cơ tim mạch theo nhiều cơ chế khác nhau.

Chế độ ăn uống là yếu tố quyết định quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh tim mạch; cả phương pháp tiếp cận thông thường hoặc thay thế đều hướng đến những thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống như là bước đầu tiên trong việc đạt được các mục tiêu quản lý lipid. Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia (NCEP) đã phát triển chế độ ăn thay Therapeutic Lifestyle Changes (chế độ ăn, thay đổi lối sống để điều trị bệnh). Các chuyên gia y tế để giúp bệnh nhân theo đuổi các lựa chọn dinh dưỡng để giảm cholesterol. Chế độ ăn uống khuyến cáo không vượt quá 25 đến 35 phần trăm lượng calo hàng ngày từ tổng số chất béo, với 20% chất béo không bão hòa đơn, 10% chất béo không bão hòa đa và ít hơn 7% chất béo no. Việc phân phối tương đối cao các calo từ chất béo này cho phép tăng lượng chất béo không bão hòa như axit béo omega-3 thay cho carbohydrate cho bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

Carbohydrate và protein nên cung cấp tương ứng 50-60 phần trăm và 15 phần trăm tổng số calo. Hướng dẫn chế độ ăn uống không bắt buộc bao gồm 10-25 gam chất xơ hoà tan và 2 gam sterol thực vật mỗi ngày. Tổng calo được điều chỉnh để duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa tăng cân, và tập thể dục đủ vừa phải để đốt ít nhất 250 calo mỗi ngày được khuyến khích.
 

Mặc dù không  phải dành cho chế độ ăn giảm cholesterol huyết nhưng kế hoạch ăn uống DASH ( (Dietary Approaches to Stop Hypertension) khuyến khích nhiều thói quen ăn uống lành mạnh cho tim.  Kế hoạch ăn kiêng DASH (ban đầu gọi là "chế độ ăn kết hợp") tập trung vào trái cây, rau , và ngũ cốc nguyên hạt, và đặc biệt có hàm lượng chất xơ cao (31 gram / ngày) và kali (4.7 gram / ngày), và giảm các đồ ăn từ động vật. Trớ trêu thay, chế độ DASH ban đầu không phải là chế độ ăn ít natri (cho phép hấp thu đến 3 gram một ngày) nhưng dù sao nó cũng làm giảm huyết áp. Chế độ DASH chứa ít natri đã chứng minh được hiểu quả làm giảm huyết áp khi hạn chế lượng natri đến 1,5 gram/ngày. Nhớ lại rằng cao huyết áp là nhân tố chính của bệnh tim mạch vành. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ gây ra dư thừa LDL bằng cách phá hủy rào cản nội mô, cho phép tăng tính thẩm thấu.
 

Hạn chế calo  là giảm đáng kể lượng calo trong chế độ ăn (lên đến 40%), đến một mức độ thiếu suy dinh dưỡng. Hạn chế tiêu thụ năng lượng làm chậm quá trình tăng trưởng của cơ thể, thay vào đó nó tập trung vào các cơ chế sửa chữa và bảo vệ, hiệu quả tổng thể là một sự cải thiện trong dưỡng sinh. Các nghiên cứu quan sát đã theo dõi những người gầy khỏe mạnh, và đã chứng minh rằng giảm calo trung bình (giảm 22-30% lượng calo từ mức bình thường) cải thiện chức năng của tim, giảm dấu hiệu của chứng viêm (protein phản ứng C, yếu tố hoại tử khối u (TNF)), giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (LDL-C, triglycerides, huyết áp) và làm giảm các yếu tố nguy cơ tiểu đường (mức đường trong máu và mức độ insulin lúc đói). Kết quả sơ bộ của nghiên cứu đánh giá Toàn diện về Tác động lâu dài của việc giảm lượng hấp thu năng lượng , một thử nghiệm đa trung tâm trên ảnh hưởng của chế độ ăn hạn chế calo ở những tình nguyện viên thừa cân khỏe mạnh51 cho thấy giảm calo trung bình có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch (LDL-C, triglycerides, và huyết áp, protein phản ứng C).
Phòng xơ vữa động mạch bằng quản lý lipid trong máu và lipoprotein
  

Thay thế các hormone bị mất để đạt được nồng độ cholesterol tối ưu

 

Do vai trò của cholesterol như là tiền chất của các hormone steroid, một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng mức độ cao của cholesterol khi tuổi già tăng lên là một sự cố gắng bù đắp của cơ thể để khôi phục nồng độ hormone đạt mức độ thời trẻ.
 

Trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, Tiến sĩ Sergey Dzugan và Arnold Smith nhận thấy rằng hồi phục nồng độ hoocmôn bằng liệu pháp thay thế hormone sinh học (BHRT) đã làm giảm đáng kể mức cholesterol ở 20 người có nồng độ cholesterol cao.
 
 
Liệu pháp thay thế hormone đã làm giảm nguy cơ tim mạch ở phụ nữ lớn tuổi, và những người đàn ông lớn tuổi có nồng độ cholesterol cao có nguy cơ lớn mắc bệnh tim. Do đó, người cao tuổi nên cân nhắc tối ưu hóa lượng hormone của mình để giảm nguy cơ tim mạch. 
 
hormone thay thế phòng ngừa xơ vữa động mạch
 

Chất dinh dưỡng cho việc quản lý lipid

 

Có một số chất dinh dưỡng đã được xác định là các chất tiềm năng cho thúc đẩy một lipid có lợi, một số chất hoạt động theo các nguyên tắc giống như các liệu pháp thông thường (như giảm tổng hợp cholesterol, hoặc can thiệp vào sự hấp thu cholesterol trong ruột). Một số khác cũng có các hoạt động bổ sung (chống tăng huyết áp, ức chế quá trình oxy hóa LDL, chống viêm) bổ sung cho hoạt động giảm cholesterol và cho phép giảm tổng thể các biến cố tim mạch gây tử vong và không gây tử vong.
  

Ức chế sự tổng hợp cholesterol

 

Pantethine và chất chuyển hóa của nó dường như hoạt động trên con đường trao đổi cholesterol và chất béo của cơ thể. Pantethine là dẫn xuất của acid pantothenic (vitamin B5), từ nguồn cung cấp vitamin. Một chức năng nổi bật của vitamin B5 là chuyển đổi  thành coenzyme A, một yếu tố cần thiết trong quá trình chuyển hóa axit béo thành năng lượng tế bào.  Chất cysteamine dẫn xuất từ pantethine cũng có chức năng để làm giảm hoạt động của các enzym gan sản xuất cholesterol và triglycerides. Các ngiên cứu về sử dụng chất pantethine đã cho hiệu quả giảm đáng kể cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (lên tới 13.5%), triglycerides, và HDL-c ở những người bị cholesterol cao và những người bệnh tiểu đường khi dùng liều lượng 900-1,200mg/ngày, nhưng liều thấp chỉ với 600 mg/ngày cũng đã cho hiệu quả giảm đáng kể triglyceride.
 

Men gạo đỏ. Là gạo được lên men theo cách truyền thống bằng một loại men đặc biệt có tên khoa học là Monascus purpureus.  Men này sản sinh ra các chất chuyển hóa (monacolins) là các chất ức chế tự nhiên HMG-CoA reductase (một trong số đó là monacolin K, (giống với lovastatin về mặt hóa học). Một bản đánh giá toàn diện của 93 thử nghiệm ngẫu nhiên gồm có gần 10.000 bệnh nhân đã chứng minh rằng các chế phẩm thương mại của men gạo đỏ có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và tăng HDL-cholesterol. Một nghiên cứu đa trung tâm dài hạn (4,5 năm) với gần 5.000 bệnh nhân tiền sử bị nhồi máu cơ tim cholesterol cao đã chứng minh rằng một chế phẩm men gạo đỏ thương mại có hiệu quả giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành bao gồm đau tim không gây tử vong, và bệnh tim mạch gây tử vong, khi so sánh với giả dược. Chiết xuất men gạo đỏ cũng được dung nạp tốt và có hiệu quả giảm LDL ở những bệnh nhân bất dung nạp statin. 
 

Do các quy định về nội dung ghi trên nhãn ở thị trường Mỹ, nên tiêu chuẩn về chất monacolins trong các sản phẩm thương mại gạo men đỏ vẫn còn có vấn đề, do đó hàm lượng chất monacolin ở mỗi sản phẩm gạo men đỏ có thể khá khác nhau. Trong đó có một số sản phẩm men gạo đỏ  được chuẩn hóa hàm lượng monacolin K.
 

Tỏi đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm ở người, đặc biệt là khả năng hỗ trợ cải thiện mỡ máu cơ lợi cho cơ thể. Ba phân tích của 32 thử nghiệm đối chứng về tác dụng của tỏi đối với những bệnh nhân bị cholesterol và triglyceride cao đã xác nhận kết quả giảm đáng kể cholesterol toàn phần khoảng 7.3 mg/dL, và triglyceride khoảng 4.2 mg/dL. Dù lượng cholesterol toàn phần giảm được ở các thử nghiệm này còn khiêm tốn, nhưng cholesterol toàn phần giảm rõ rệt hơn ở những bệnh nhân mới bước đầu tăng lipid và triglyceride (giảm hơn 11 mg/dL), khi họ dùng chiết xuất tỏi trong hơn 12 tuần (giảm 11 mg/dL), hoặc dùng bột tỏi (không phải tinh dầu tỏi hay tỏi ngâm; giảm 12 mg/dL).
 

Tỏi cũng làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương (SBP và DBP) ở những người bị tăng huyết áp và huyết áp tâm thu ở những người có huyết áp bình thường. Một khảo sát và phân tích gần  đây của 11 thử nghiệm đối chứng trên người đã cho kết quả giảm trung bình 4.6 ± 2.8 mm Hg huyết áp tâm thu trong nhóm dùng tỏi so với nhóm dùng giả dược, còn mức giảm trung bình của  phân nhóm tăng huyết áp là 8.4 mm Hg huyết áp tâm thu và 7.3 mm Hg huyết áp tâm trương. 
  

Goose berry Ấn Độ (Quả Amla; quả lý gai; quả me rừng) từ lâu đã được người Ấn Độ sử dụng như một thực phẩm giàu dinh dưỡng, và dùng để điều trị rất nhiều bệnh trong y học Hindu. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra những bằng chứng rõ ràng về khả năng hỗ trợ sử dụng thuốc của loại quả đầy tiềm năng này. Các nghiên cứu về chiết xuất của quả Gooseberry Ấn Độ đã làm nổi bật lên tiềm năng chống oxy hóa của quả này; Nghiên cứu trên động vật dựa trên những phát hiện trước đó cho thấy uống chiết xuất quả Gooseberry làm giảm đáng kể mức độ LDL bị oxy hóa. Nghiên cứu trên người, chiết xuất của quả Gooseberry đã được chứng minh tác dùng làm giảm LDL, cholesterol toàn phần, và triglycerides, và tăng HDL.Trong nghiên cứu thử nghiệm tính năng chống oxy hóa của chiết xuất quả Gooseberry trên những người bị rối loạn chuyển hóa trong 4 tháng, cho thấy tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa và giảm thiểu stress oxy hóa.
  

Các nghiên cứu còn đề xuất rằng chiết xuất quả Gooseberry cũng có thể bảo vệ chống lại LDL glycation bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu.Ở những bệnh nhân đái tháo đường quả Gooseberry không chỉ làm giảm đáng kể nồng độ glucose sau ăn, mà còn hạ lipid và triglyceride trong vòng 21 ngày. Ở động vật bị hội chứng chuyển hóa do chế độ ăn nhiều đường fructose, dùng chiết xuất Gooseberry  giúp kìm hãm mức độ cholesterol và triglyceride tăng cao, và cũng hạn chế đáng kể biểu hiện của các gen viêm, thường bị tăng lên do hội chứng chuyển hóa.  Chiết xuất của loại quả chống oxy hóa này cũng làm giảm các AGE (các sản phẩm cuối của quá trình glycation) hình thành nên từ quá trình glycated LDL tương tự. Bằng cách hạn chế số lượng của các phân tử LDL bị glycated, chiết xuất Gooseberry có thể duy trì sự hấp thụ cholesterol ở tế bào ở mức thích hợp và giảm số lượng các LDL-c có thể xâm nhập vào thành động mạch.
 

Giảo cổ lam (G. pentaphyllum). Được y học châu Á dùng trong điều trị một số bệnh mãn tính, như tiểu đường và viêm. Tác dụng của nó một phần là nhờ tính năng kích hoạt một enzyme quan trọng gọi là adenosine monophosphate-activated protein kinase (AMPK). Enzyme này có ảnh hưởng đến chuyển hóa đường và dự trữ chất béo, nên còn được gọi là “bậc thầy chuyển hóa” vì nó kiểm soát chuyển hóa theo rất nhiều cách.

 

Kích hoạt AMPK kích thích hấp thụ glucose ở các cơ và quá trình oxy hóa beta, ở đó các axit béo được phân giải, trong khi giảm sản xuất chất béo và cholesterol ở gan.  Nó cũng có thể ngăn tổn thương ở các tế bào thành mạch máu (nội mô) do cholesterol “xấu” LDL bị oxy hóa gây ra. Kích hoạt AMPK làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride 
 

Giảo cổ lam thúc đẩy kích hoạt AMPK và ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu và gan. Nghiên cứu trên chuột béo phì đã chỉ ra rằng bổ sung giảo cổ lam trong 8 tuần giúp giảm cân và cải thiện chuyển hóa glucose và cholesterol. Những con chuột được điều trị với 150mm/kg (khoảng 900 mg đối với người lớn) hoặc 300 mg/kg (khoảng 1800 mg đối với người lớn) chiết xuất giảo cổ lam có hiệu quả giảm lần lượt 14,2% và 7.1%, so với nhóm đối chứng.

   

Hesperidin và các chất flavonoid liên quan được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, nhưng đặc biệt là trong trái cây có múi, đặc biệt là vỏ của chúng. Tiêu hóa hesperidin tạo ra một hợp chất gọi là hesperetin cùng với các chất chuyển hóa khác. Các hợp chất này có khả năng khử gốc tự do và đã được chứng minh có hoạt tính chống viêm, kích thích insulin và làm giảm lipid. Các kết quả từ nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy hiệu quả tích cực của hesperidin đối với lượng đường huyết và mức lipid có thể liên quan một phần đến sự hoạt hóa của con đường AMP activated protein kinase (AMPK). Các bằng chứng tích luỹ cho thấy hesperidin có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mạn tính liên quan đến tuổi già.
 
Hesperidin có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, một phần thông qua việc kích hoạt đường dẫn tín hiệu AMPK. Thật trùng hợp, metformin, một loại thuốc tiểu đường hàng đầu, cũng kích hoạt con đường AMPK. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên 6 tuần đối với 24 người bị tiểu đường, bổ sung 500 mg hesperidin mỗi ngày cải thiện kiểm soát đường huyết, tăng khả năng chống oxy hoá, giảm stress oxy hoá và tổn thương DNA. Sử dụng hesperetin trong nước tiểu như là một dấu hiệu của hesperidin trong chế độ ăn uống, nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy những người có mức hesperidin cao nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn 32% trong vòng 4.6 năm so với những người có mức thấp nhất.
  

Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, 24 người lớn bị hội chứng chuyển hóa đã được điều trị với 500 mg hesperidin mỗi ngày hoặc giả dược trong ba tuần. Sau giai đoạn rửa trôi, thử nghiệm được lặp lại với hesperidin và các bài tập giả dược được đảo ngược. Điều trị bằng Hesperidin cải thiện chức năng nội mạc, điều này cho thấy đây có thể là một cơ chế quan trọng đằng sau lợi ích của nó đối với hệ thống tim mạch. Việc bổ sung Hesperidin cũng làm giảm 33% mức protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) có dấu hiệu viêm, cũng như giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, apolipoprotein B (apoB) và dấu hiệu của viêm mạch, so với giả dược. Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên khác ở người lớn thừa cân có bằng chứng rối loạn chức năng mạch máu, bổ sung 450 mg hesperidin mỗi ngày đã làm giảm huyết áp và làm giảm dấu hiệu viêm mạch máu. Một thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng khác bao gồm 75 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được nhận ngẫu nhiên 600mg hesperidin mỗi ngày hoặc giả dược trong 4 tuần. Những người dùng hesperidin đã cải thiện đáng kể mức cholesterol HDL và các dấu hiệu của chứng viêm mạch máu và sự chuyển hóa axit béo và glucose.
 

Ức chế hấp thu cholesterol từ thức ăn

 

Các chất xơ hòa tan gồm có carbohydrate lên men và carbohydrate không tiêu hóa được, và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hòa tan giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim mạch. Khi được bổ sung trong chế độ ăn ít cholesterol hoặc ít chất béo bão hòa thì chúng có thể giảm LDL-c từ 5% - 10% ở những bệnh nhân tiểu đường và tăng cholesterol, và cũng có thể giảm LDL-c ở cả những người khỏe mạnh. Tính năng hạ cholesterol của chất xơ hòa tan yến mạch, hạt mã đề, pectin, guar gum, ß-glucans từ lúa mạch, và chitosan đã được chứng minh qua rất nhiều thử nghiệm đối chứng lâm sàng trên người. Các chất xơ hòa tan hạ cholesterol theo một vài cơ chế tiềm năng. Chúng có thể trực tiếp bám vào axit mật hoặc cholesterol từ thức ăn để ngăn ngừa hoặc làm gián đoạn hấp thụ các chất này. Chúng còn có độ nhớt cao và các tác động tới nhu động ruột có thể làm chậm hoặc hạn chế hấp thụ các macronutrient  các chất dinh dưỡng cần lượng lớn. Chúng còn làm tăng cảm giác no, do đó có thể hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể.
 
 Ức chế hấp thu cholessterol từ thức ăn

Prebiotic một hệ sinh thái từ chất xơ hòa tan, những năm gần đây rất được chú ý vì khả năng được lên men có chọn lọc bởi hệ thực vật đường ruột nhằm đa dạng các lợi ích sức khỏe. Các chất xơ prebiotic được lên men thành các axit béo chuỗi ngắn như acetate, butyrate, hoặc propionate có thể ức chế sự tổng hợp cholesterol trong gan. Qua các thử nghiệm ở người, các chất xơ prebioticlà inulin và dextrin đã giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết tương (lần lượt là -9 % và -2% cho inulin và dextrin), LDL-C (-1% cho dextrin), và triglycerides (-21% cho inulin) .
 

Sterol thực vật (phytosterol) là các hợp chất steroid tìm thấy trong thực vật có chức năng tương tự như cholesterol trong động vật (như các thành phần của màng tế bào thực vật, và tiền chất của hormone thực vật). Giống cholesterol, chúng có thể tồn tại ở dạng phân tử tự do hoặc ở dạng este sterol. Các este của sterol có hoạt tính cao hơn và tan trong chất béo tốt hơn, do đó có thể dùng liều lượng thấp hơn mà vẫn hiệu quả (2-3g/ngày so với 5-10 g/ngày các sterol chưa este hóa). Sterol kém được hấp thụ từ chế độ ăn nhưng vì tương đương về hóa học với cholesterol nên sterol được cho là có thể cạnh tranh với cholesterol trong quá trình hấp thụ ở ruột, đây là hiệu ứng của LDL giảm.  Sterol cũng có thể giảm sản xuất cholesterol ở gan, giảm tổng hợp VLDL, tăng kích thước phân tử LDL và tăng bài tiết LDL ra khỏi máu. HDL và hoặc các lipoprotein mật độ rất thấp nói chung không bị ảnh hưởng bới qua trình hấp thụ sterol. 
 

Đã có vô số nghiên cứu về tác dụng của este sterol trong việc giảm cholesterol toàn phần và LDL-c ở những người tiểu đường, tăng cholesterol nhưng khỏe mạnh. Một phân tích của 57 thử nghiệm với hơn 3600 người đã báo cáo rằng mức giảm trung bình của LDL-c là 9,9% khi dùng trung bình 2,4g este sterol/ngày. Vì có đủ bằng chứng về tác dụng giảm cholesterol của este sterol nên FDA đã công nhận rằng este sterol có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành khi được dùng liều lượng thích hợp trong chế độ ăn lành mạnh, đây là 1 trong số 12 tuyên bố được tổ chức này công nhận. Tổ chức NCEP  và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc sử dụng sterol trong các chế độ ăn mà hai tổ chức này đề xuất.
  

Chiết xuất cây Guggul. Là nhựa keo của cây nhựa thơm Mukul (Commiphora Mukul hoặc Commiphora wightii- thuộc họ Trám) từ lâu đã được y học cổ truyền Hindu sử dụng và được sử dụng rộng rãi ở châu Á như một phương thuốc hạ cholesterol. Guggulipid là chiết xuất lipid từ nhựa cây có chứa sterol thực vật (guggulsterones E và Z), là các hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong một phân tích của 20 nghiên cứu trên người về guggulipid, hầu hết các bằng chứng đều cho thấy sự giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride cũng như làm tăng HDL. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều có quy mô nhỏ và có lỗi trong thiết kế (như thiếu đối chứng hoặc phân tích thống kê). Các nghiên cứu gần đây hơn, được thiết kế tốt hơn, thì lại có những kết quả mâu thuẫn. Nghiên cứu thứ nhất trong 36 tuần về tác dụng của guggulsterones liều lượng 25mg trên 61 bệnh nhân bị cholesterol cao đã cho kết quả giảm rõ rệt cholesterol toàn phần 11.7%, LDL là 12.5%, và triglyceride là 15%. Nhưng nghiên cứu thứ 2 thì ngược lại; có quy mô lớn hơn (103 bệnh nhân) nghiên cứu tác động của liều lượng guggulsterones thấp (25 mg) và liều cao (50 mg) đối với các chỉ số lipid máu trong 8 tuần, kết quả là LDL-c tăng lên (4% với liều thấp và 5% với liều cao). Trong nghiên cứu gần đây nhất, dùng 540 mg guggul tươi trong 12 tuần thì chỉ giảm được cholesterol toàn phần và HDL ở mức khiêm tốn (3-6%), nhưng ý nghĩa lâm sàng thì đến nay vẫn chưa rõ ràng.
  

Protein đậu nành có giá trị như một chất hạ cholesterol không chỉ vì tiềm năng hạ lipid của isoflavones (có thể làm tăng số lượng các thụ thể LDL và giúp loại bỏ các phân tử LDL ra khỏi máu), mà protein đậu nành có có tiềm năng có thể thay thế cho các nguồn protein nhiều cholesterol hoặc nhiều chất béo. Một phân tích thống kê tổng hợp năm 1995 dựa trên 38 thử nghiệm đối chứng lâm sàng trên người (30 thử nghiệm được tiến hành với những người bị tăng cholesterol) đã chỉ ra rằng so với protein động vật, nạp vào cơ thể trung bình 47g protein đậu nành mỗi ngày có tác dụng cải thiện đáng kể các chỉ số mỡ máu và lipoprotein. Qua các thử nghiệm trên, người ta cũng quan sát thấy mức độ giảm trung bình của cholesterol toàn phần (9%), LDL-c (12.9%), triglycerides (10.5%), và VLDL-C (2.6%), cũng như tăng nhẹ HDL-c (2.4%) Các dữ liệu này là cơ sở để FDA công nhận tuyên bố về sức khỏe trên nhãn sản phẩm protein đậu nành trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch vành.
 

Một phân tích tổng hợp gần đây hơn dựa trên 41 nghiên cứu về protein đậu nành (gồm có 32 nghiên cứu mới sau năm 1995) đã xác nhận tính năng hạ cholesterol của protein đậu nành. Hiệu quả giảm lipid máu trung bình ở mức thấp hơn (5,3% cholesterol toàn phần , 4,3% LDL-c, 6.3% triglycerides, và tăng 0.8% HDL-c), nhưng phân tích này được giới hạn ở những nghiên cứu sử dụng protein đậu nành phân lập (không chứa chất xơ hạ cholesterol). Có thể giải thích một vài điểm khác biệt này là do mức độ lipid cơ sở; những người bị tăng cholesterol ở mức vừa cho đến nặng thì giảm được cholesterol trong huyết thanh nhiều nhất khi bổ sung đậu nành vào chế độ ăn.
  

Protein đậu nành giàu isoflavone có thể có thêm các lợi ích hạ lipid. Trong 11 thử nghiệm trên người đã so sánh đậu nành giàu isoflavone với đậu nành không chứa isoflavone, các sản phẩm đậu nành giàu isoflavone (cung cấp trung bình 102 mm isoflavone/ ngày) hạ cholesterol toàn phần và LDL-c nhiều hơn so với đậu nành không chứa isoflavone lần lượt là 1,7% và 3,5%.
  

Ức chế quá trình oxy hóa và glycation LDL

  

Coenzyme Q10 (CoQ10). Chúng ta vẫn biết rằng năng lượng hóa học dưới dạng ATP của chuỗi vận chuyển electron ty thể cần thiết cho sự sống của chúng ta. Các tế bào nội mô mỏng manh hình thành nên lớp thành động mạch phụ thuộc vào chức năng của ty lạp thể để kiểm soát huyết áp và trương lực mạch máu. LDL bị oxy hóa  hoặc bị glycated có thể phá hoại chức năng của ty lạp thể nội mô và thiệt hại hàng rào biểu mô, tạo điều kiện hình thành nên xơ vữa động mạch.  CoQ10là một thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa của ty lạp thể, vai trò như trung gian vận chuyển giữa hai điểm kiểm tra dọc theo đường tới quá trình sản xuất ATP. Điều thú vị là, CoQ10 cũng được biết đến là chất oxy hóa tổng hợp nội sinh hòa toàn trong chất béo, và do đó nó được tích hợp vào các hạt LDL, ở đó nó hoạt động bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa. Vì có vai trò kép nên thiếu CoQ10 thúc đẩy xơ vữa động mạch theo 2 hai góc độ bằng cách hạn chế hiệu quả của ty lạp thể trong tế bào nội mô và để lại phân tử LDL dễ bị ôxy hoá.
  

Như đã nói ở trên, thuốc hạ mỡ máu statin, thường được dùng để điều trị cholesterol cao, trớ trêu thay cũng làm giảm nồng độ của CoQ10 trong máu. vì thế những người dùng thuốc statin nên luôn luôn bổ sung với CoQ10.
  

Carotenoid là thành phần phổ biến của các phân tử LDL. ß-carotene là chất chống oxy hóa nhiều thứ hai trong LDL; các carotenoid phố biến khác trong chế độ ăn (lycopene, lutein) cũng có thể được các phân tử LDL vận chuyển. Ba dạng carotenoid này có vai trò không thể thiếu trong việc bảo vệ phân tử LDL khỏi tổn thương oxy hóa; nồng độ của 3 chất này trong huyết tương được coi là các chuẩn đoán chính xác nhất hàm lượng LDL bị oxy hóa ở người. Carotenoid cũng có thể có thêm các tính năng hạ lipid ngoài tính năng chống oxy hóa. Trong đó dạng được nghiên cứu tốt nhất là lycopene; một phân tích dựa trên 12 thử nghiệm trên người về lycopene cho thấy LDL-c giảm trung bình khoảng 12%. Các cơ chế đầy tiềm năng của tính năng này là ức chế tổng hợp cholesterol bằng cách ức chế các enzyme HMG-CoA, hoặc tăng tỷ lệ phân giải LDL. Astaxanthin, một carotenoid được tìm thấy trong một số loại cá, dầu ăn có nguồn gốc từ biển, có thể tăng HDL.
 

Vitamin E. Tocopherols tự nhiên và tocotrienols tạo thành vitamin E. Những chất chống oxy hóa tan trong chất béo này đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và có tác dụng bảo vệ chống lại một số bệnh tim mạch. Vitamin E có tác dụng ức chế mạnh quá trình oxy hóa LDL.
 

Alpha tocopherol là hình thức được biết đến nhiều nhất của vitamin E và được tìm thấy với số lượng lớn nhất trong máu và các mô. Chất này là rất quan trọng đối với bất cứ ai muốn bổ sung vitamin E để đảm bảo đủ lượng gamma tocopherol mỗi ngày. Vai trò chính của gamma tocopherol là giảm đáng kể nguy cơ viêm nhiễm, nguyên nhân chủ yếu của hầu như tất cả các bệnh thoái hóa. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của gamma tocopherol là khả năng cải thiện chức năng nội mô bằng cách tăng nitric oxide synthase, là enzyme chịu trách nhiệm sản xuất nitric oxide giúp thư giãn mạch máu. Cách mà nó tạo ra các tác dụng này đó là lấy đi những nitơ phản ứng tiêu cực, như peroxynitrite. Thực tế, gamma tocopherol có thể "bẫy" một loạt các nitơ phản ứng và ngăn chặn tác động tiêu cực của chúng ở các tiến trình tế bào.

  

Lựu đang được coi là một “siêu trái cây” với vô số các lợi ích sức khỏe, và đúng là như vậy; rất nhiều thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược đã được thực hiện với nước ép quả lựu, hoặc chiết xuất từ quả lựu. Trong việc kiểm soát lipid, có rất ít các hợp chất tự nhiên có hiệu quả tương tự như lựu. Nồng độ cao các polyphenol (đặc biệt là punicalagins) trong lựu khiến lựu trở thành một thành phần lý tưởng cho hoạt động ức chế quá trình oxy hóa LDL.
 

Polyphenol lựu có hiệu quả giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol trong khi vẫn duy trì mức độ HDL ở những người có cholesterol cao.  Lựu cũng ức chế chất immunoreactivity chống oxy hóa LDL cơ chế này dự kiến sẽ hạn chế sự hình thành mảng bám trong nội mạc. Trên thực tế, đây chính xác là những gì quan sát được ở những nghiên cứu dài hạn về lựu. Các đối tượng nghiên cứu được dùng chiết xuất lựu hoặc giả dược , và kết quả là độ dày cIMT (một phương pháp đo xơ vữa động mạch) đã tăng lên 9%, sau 1 năm bắt đầu nghiên cứu, CIMT đã giảm đáng kinh ngạc 30%. Hơn nữa, lựu đã làm giảm đáng kể nồng độ LDL bị oxy hóa, và tăng hoạt động chống oxy hóa trong huyết thanh, so với giả dược, trong khi đồng thời làm giảm huyết áp. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng quả lựu tăng gần gấp đôi các hoạt động của paraoxonase-1 (PON-1), một loại enzyme antiatherogenic tối ưu hóa các chức năng của HDL và bảo vệ chất béo từ tổn thương oxy hóa. Cả hai nhóm trong nghiên cứu này tiếp tục điều trị theo chuẩn, có thể gồm có thuốc hạ mỡ máu statin, chống tăng huyết áp,…
 

Polyphenol là một tập hợp đa dạng các chất dinh dưỡng thực vật phổ biến trong chế độ ăn uống. Bổ sung polyphenol giúp giảm nguy cơ tử vong tim mạch, và phần nào giải thích cho những lợi ích sức khỏe của nhiều loại thực phẩm phổ biến (trà, trái cây, rau quả, rượu vang, sô cô la).  Flavonoids là polyphenol lớn nhất và được nghiên cứu nhiều nhất , bao gồm catechin từ trà xanh và sô cô la, theaflavins từ trà đen, isoflavones đậu nành, polyme flavan-3-ol từ  rượu vang đỏ, và anthocyanidins từ nho và quả mọng. Một phân tích có hệ thống dựa trên hơn 130 nghiên cứu trên người về flavonoid đã chỉ ra hiệu quả cải thiện đáng kể chức năng nội mô (polyphenoltừ ca cao và trà đen) và huyết áp (anthocyanidins, isoflavones, ca cao); Tuy nhiên, chỉ có catechin trà xanh có hiệu quả giảm đáng kể cholesterol (LDL-C) thì lại có kết quả thấp hơn ở phân tích này (trung bình khoảng 9 mg / dL trong 4 nghiên cứu). Sau đó, một nghiên cứu về chiết xuất trà đen ở 47 người đàn ông và phụ nữ  Nhật Bản bị tăng cholesterol nhẹ cho kết quả là: cholesterol toàn phần giảm 8% và LDL cholesterol giảm 13% sau 3 tháng.
 

Các hợp chất polyphenolic khác với khả năng điều chỉnh lipid rõ rệt dựa trên tiềm năng của các nghiên cứu trên người bao gồm các flavonoid họ cam quýt được methyl hóa  (polymethoxyflavones), đã cho thấy tác dụng giảm cholesterol toàn phần, LDL-C, và triglyceride lần lượt là 27%, 25% và 31%, khi kết hợp với tocotrienols trong một thử nghiệm sơ bộ. Ngoài ra, polyphenol resveratrol có trong rượu vang đỏ cũng cho khả năng kết hợp vào các phân tử LDL của những người tình nguyện tham gia thử nghiệm sau khi uống một loại rượu vang có hàm lượng cao resveratrol, cho thấy tiềm năng hoạt động như một chất chống oxy hóa Và điều này cũng khẳng định chắc chắn vai trò của resveratrol trong việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa LDL quan sát thấy ở người.
  

Curcumin có rất nhiều vai trò đối với bệnh tim mạch, có tiềm năng giảm stress oxy hóa, viêm, và sự gia tăng của các tế bào cơ trơn và đơn bào.  Các nghiên cứu thử nghiệm quy mô nhỏ trên người đã cho thấy tác dụng của curcumin đối với Quá trình peroxy hóa lipid  và fibrinogen trong huyết tương, cả hai yếu tố của sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Curcumin cũng có thể làm giảm cholesterol huyết thanh bằng cách tăng sản xuất của các thụ thể LDL, nhưng dù nghiên cứu thành công ở mô hình động vật, các dữ liệu nghiên cứu trên người về tác dụng chống-tăng-cholesterol curcumin vẫn còn mâu thuẫn. Một nghiên cứu quy mô nhỏ gồm có 10 người tình nguyện tham gia đã cho kết quả giảm đáng kể các sản phẩm oxy hóa lipid (-33%) và cholesterol toàn phần (-12%), đồng thời tăng HDL-c (29%) khi sử dụng 500 mg curcumin mỗi ngày trong 7 ngày. Trong hai nghiên cứu tiếp theo, curcumin liều thấp có xu hướng giảm không đáng kể mức độ cholesterol toàn phần và LDL-c ở bệnh nhân mạch vành cấp, trong khi liều cao curcumin (1-4 g / ngày) lại làm tăng nhẹ cholesterol toàn phần, LDL-c và HDL-c.
  

Tăng cường loại trừ Cholesterol

  

Atisô từ lâu nay đã được sử dụng như một chất bảo vệ gan và lợi mật (hợp chất kích thích dòng chảy của mật). Trong kích thích dòng chảy của mật, atisô có thể hỗ trợ cơ thể xử lý cholesterol dư thừa. Qua các nghiên cứu trong ống nghiệm, tác dụng chống xơ vữa động mạch của atiso cũng có thể có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm oxy hóa LDL hoặc một trong những thành phần của atiso, luteolin, có khả năng gián tiếp ức chế HMG-CoA reductase.
 

Ngoài một vài nghiên cứu không đối chứng trên người và những báo cáo, có hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đã chứng minh cho tác dụng của chiết xuất atiso trong việc hạ cholesterol toàn phần và/hoặc LDL cholesterol. Trong thử nghiệm đầu tiên, chiết xuất atiso (1800 mg/ngày) trong 6 tuần có hiệu quả giảm cholesterol toàn phần (-9,9%) và LDL-c (-16,6%) ở 71 bệnh nhân bị tăng cholesterol, nhưng không có thay đổi ở HDL-c hoặc triglyceride. Ở thử nghiệm thứ hai, cũng với những bệnh nhân bị tăng cholesterol, việc dùng 1280 mg chiết xuất atiso môi ngày trong 12 tuần đã giảm được 6,1% cholesterol toàn phần so với nhóm dùng giả dược.  Những thay đổi ở LDL-c, HDL-c và triglyceride không đáng kể.  Chiết xuất atiso cũng cải thiện các chỉ số về chức năng nội mạc ở những thử nghiệm trên người có quy mô nhỏ
 
Tăng cường loại trừ cholesterol
 

Tối ưu hóa lipid của cơ thể

Niacin / Axit Nicotinic (vitamin B3) là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nhiều vai trò trong quá trình chuyển hóa cơ thể. Với liều lượng cao hơn nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDI), việc điều trị kê đơn niacin có thể làm tăng rõ rệt hàm lượng HDL-c (khoảng 30-35% ở một số trường hợp, với liều lượng trung bình 2,25 gram/ngày). Niacin cũng có thể thay đổi sự phân phối LDL bằng cách tăng số lượng của LDL phần nổi kích thước lớn và giảm số lượng LDL dày đặc kích thước nhỏ. Niacin cũng có thể giảm độ nhạy của LDL với quá trình oxy hóa. 

 

Năm 2010, các kết quả của 7 nghiên cứu về tác dụng của liệu pháp niacin đã được kết hợp lại với nhau để thử nghiệm hiêu quả tổng thể. Bản phân tích thống kê này được cho là có sức ảnh hưởng lớn hơn nghiên cứu cá nhân vì nó có quy mô lớn hơn. Các kết quả đã chỉ ra rằng các bệnh nhân được dùng niacin (so với giả dược) đã giảm được đáng kể các trường hợp nhồi máu cơ tim không gây tử vong và các cơn thiếu máu thoáng qua.
  

Vào ngày 26/5/2011, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã dừng thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của thuốc bán theo đơn niacin một năm trước thời hạn hoàn thành dự kiến. 3400 người tham gia đã có các kết quả như bệnh tim ổn định và kiểm soát tốt LDL và triglyceride. Họ đã được bổ sung liều cao niacin phóng thích kéo dài trong khi dùng thuốc statin. Hàm lượng niacin được dùng trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với hàm lượng bổ sung trong chế độ ăn. Như đã quan sát được ở nhũng nghiên cứu trước, thuốc niacin đã tăng HDL và giảm triglyceride thành công, nhưng không giảm được nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Những phát hiện của nghiên cứu này làm nổi bật các bệnh lý đa yếu tố của bệnh tim mạch; Các chuyên gia tin rằng những bệnh nhân nào được bổ sung các chất chống oxy hóa như CoQ10 để giảm quá trình oxy hóa LDL, bổ sung lựu để cải thiện chức năng nội mô, và dầu cá để điều chỉnh nồng độ triglyceride thì sẽ giảm mạnh các nguy cơ. Các cơ quan truyền thông chính thống đã sử dụng nghiên cứu này là cơ sở cho các tiêu đề bài viết cho rằng niacin không có hiệu quả trong việc cải hiện sức khẻ tim mạch. Tuy nhiên, bài học rút ra từ các nghiên cứu này đó là: để bảo vệ tim mạch tốt nhất cần phải có một hướng tiếp cận đa phương thức, và không nên giới hạn ở một hoặc hai biện pháp.
 

Dầu cá là một nguồn axit béo omega-3 (axit eicosapentaenoic - EPA, và axit docosahexaenoic - DHA), mà con người không thể tự tổng hợp được, nhưng rất cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất. Bên cạnh việc giảm nguy cơ tử vong và không tử vong do biến cố tim mạch (dựa vào các nghiên cứu với hàng chục nghìn bệnh nhân có nguy cơ từ trung bình đến cao) , axit béo từ dầu cá làm giảm đáng kể triglyceride trong huyết thanh. 47 nghiên cứu bao gồm hơn 15.000 bệnh nhân, đều xác nhận có kết quả giảm trung bình triglyceride là 30 mg / dL, khi dùng trung bình 3.35g EPA và DHA trong 24 tuần. Triglycerides giảm phụ thuộc vào liều, và phụ thuộc vào mức cơ sở (những bệnh nhân có mức triglyceride cơ sở cao nhất thì giảm được hơn 40%). Ở các nghiên cứu này người ta cũng quan sát thấy có sự tăng nhẹ LDL-c và HDL-c, dù các phân tích trên quy mô lớn khác không thể tìm thấy một tác dụng đáng kể nào của dầu cá đối với cholesterol. Cơ chế mà EPA và DHA làm giảm triglyceride cho cho là nhờ làm chậm quá trình giải phóng các phân tử VLDL (lipoprotein mật độ rất thấp) vào huyết tương, hoặc tăng phân hủy lipid và loại bỏ các lipoprotein giàu triglyceride trong máu. Giảm mức độ triglyceride được coi là phương pháp tăng số lượng LDL phần nổi kích thước lớn và giảm số lượng LDL dày đặc kích thước nhỏ.
 

Các liều dùng dầu cá được kê đơn có este dầu cá nồng độ cao EPA + DHA cung cấp 3,36g omega-3 trong 4 viên; liều lượng này làm giảm triglyceride (lên đến 45%) cũng tương tự như dầu cá không kê đơn với liều tương tự (thường đòi hỏi nhiều viên nang hơn.)  Các thực phẩm bồ sung dầu cá không cần kê đơn được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá của dầu cá có kê đơn và thường cần phải uống một hoặc nhiều viên nang mỗi ngày để đạt được hàm lượng EPA / DHA tương tự.
 

Alpha-cyclodextrin là một chất xơ hòa tan từ ngô đã được chú ý nhiều vì khả năng bám vào các chất béo từ thức ăn và ngăn chúng được hấp thụ. Trong nghiên cứu ban đầu ở động vật, chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo đã giảm được cholesterol toàn phần và triglyceride khi bổ sung thêm alpha-cyclodextrin vào đồ ăn của chuột. Bổ sung thêm alpha-cyclodextrin giúp tăng cân ít hơn, giảm cholesterol và triglycerides trong huyết thanh, phục hồi độ nhạy insulin, và bình thường hóa mức độ leptin. Kết quả từ một nghiên cứu động vật phát hiện thấy alpha-cyclodextrin làm giảm cholesterol toàn phần, với khả năng nội trội để giảm có chọn lọc lipoprotein có apo B gây xơ vữa, trong khi giữ nguyên số lượng HDL cholesterol  có tính năng bảo vệ. Các nghiên cứu trên mô hình động vật gặm nhấm cũng chỉ ra rằng alpha-cyclodextrin có thể có một mối quan hệ đặc biệt để gắn các axit béo chuyển hóa (trans-fatty acid) và các axit bão hòa chứ không phải là các axit béo không bão hòa.
  

Tác dụng có lợi của alpha-cyclodextrin đã được xác nhận quá các nghiên cứu của con người. Ví dụ, trong một thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, với nguyên tắc “mù đôi” nghĩa là hai bên tham gia đều không được biết các thông tin về thuốc được dùng, 66 bệnh nhân tiểu đường béo phì đã dùng 2 g alpha-cyclodextrin hoặc giả dược vào các bữa ăn có nhiều chất béo trong ba tháng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, những người bị tăng triglyceride trong nhóm alpha-cyclodextrin đã giảm cholesterol toàn phần, trong khi đó cholesterol tăng ở nhóm dùng giả dược. Nồng độ adiponectin tăng ở nhóm alpha-cyclodextrin nhưng giảm ở nhóm dùng giả dược; và các thành viên trong nhóm alpha-cyclodextrin giữ nguyên cân nặng, còn các thành viên trong nhóm giả dược tăng cân. Trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với 28 người lớn khỏe mạnh, việc dùng alpha-cyclodextrin trong bữa ăn có mỡ trong 30 ngày đã giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, và cân nặng. Hơn 90% nhóm alpha-cyclodextrin giảm cân được nhiều hơn so với nhóm chứng. Nồng độ insulin và apolipoprotein B cũng giảm ở nhóm alpha-cyclodextrin. Quan trọng là không xảy ra một tác dụng phụ nào. Alpha-cyclodextrin hình thành lên một phức hợp với chất béo, và trong khi nó gia tăng bài tiết chất béo trong phân, dường như không gây ra tình trạng rối loạn đại tiện khi dùng các thuốc ngăn tiêu hóa chất béo từ thức ăn.
  

Probiotics đang ngày càng được công nhận vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động miễn dịch, giảm viêm trên khắp cơ thể và đang được chú ý nhiều nhờ khả năng giảm LDL cholesterol và nguy cơ tim mạch. Một bài đánh giá nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các chủng probiotic được nghiên cứu, như Lactobacillus reuteri (L. reuteri) NCIMB 30242 có bằng chứng tuyệt vời trong việc giảm nguy cơ tim mạch vì chúng giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol cũng như các dấu hiệu viêm một cách an toàn.
  

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, người tham gia có mức cholesterol cao nhưng vẫn khỏe mạnh đã dùng sữa chưa probiotic cung cấp 2,8 tỷ đơn vị hình thành của chủng microencapsulated L. reuteri NCIMB 30242 hoặc loại sữa chua đối chứng mỗi ngày trong sáu tuần. Nhóm L. reuteri có kết quả giảm cholesterol toàn phần (9%) và LDL-cholesterol (5%), mức độ này tương đương với nhóm dùng sữa chua giả dược. ApoB100, yếu tố mà ở mức độ cao có liên quan với bệnh mạch máu, đã giảm đáng kể trong nhóm này. Trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với sự tham gia của 127 người lớn khỏe mạnh có mức cholesterol cao, những người này được dùng các viên nang của L. reuteri NCIMB 30.242 hoặc giả dược trong 9 tuần. Những người uống probiotic reuteri L. đã giảm hơn 9% cholesterol toàn phần và giảm hàm lượng cholesterol LDL hơn 11,5% so với giả dược. Tỷ lệ giữa apo B-100 và apoA-1 đã giảm 9% trong nhóm bổ sung L. Reuteri  so với nhóm dùng giả dược.  Tỷ lệ apoB-100/apoA-1 là những yếu tố chính xác dự đoán nguy cơ tim mạch , đặc biệt là ở những người thừa cân và béo phì.  Protein phản ứng C độ nhạy cao và fibrinogen, là các dấu hiệu khác của cũng đã giảm đáng kể so với giả dược. Điều thú vị là các phân tích sau đó của các kết quả từ nghiên cứu này đã xác định hai thuộc tính khác của L. reuteri: những người được dùng probiotic nói chúng đã cải thiện được các triệu chứng tiêu hóa và tăng rõ rệt hàm lượng vitamin D so với giả dược.
  

Mặc dù cơ chế chính xác mà L. reuteri NCIMB 30.242 cải thiện mức độ lipid vẫn chưa được mô tả đầy đủ, nhưng người ta đã biết được vai trò của các vi khuẩn đường ruột trong việc điều tiết vận chuyển cholesterol và sự trao đổi chất, và hiệu ứng này có thể một phần phụ thuộc vào khả năng phá vỡ acid mật trong đường tiêu hóa. Axit mật có mối quan hệ chặt chẽ với hệ vi sinh vật đường ruột và giúp điều hòa sự tổng hợp cholesterol và chuyển hóa lipid và glucose.  Bằng cách tăng phân hủy và bài tiết acid mật, L. Reuteri có thể kích thích sản xuất acid mật phụ thuộc cholesterol trong gan, loại bỏ cholesterol ra khỏi hệ tuần hoàn.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."