0

Tiêu chảy thường gặp do dùng kháng sinh

Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài…

 

Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng KS là ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy.

 

Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc Vi khuẩn clostridium difficile dưới kính hiển vi.

 

Vi khuẩn clostridium difficile dưới kính hiển vi.

 

Tại sao kháng sinh lại gây tiêu chảy?

 

Trong hệ tiêu hóa, tồn tại một quần thể vi khuẩn (VK) bao gồm hàng trăm chủng khác nhau. Trong các chủng VK này, có nhiều chủng cộng sinh có lợi cho cơ thể (còn được gọi là vi khuẩn chí). Ngoài ra, cũng có rất nhiều chủng VK gây bệnh tồn tại trong ruột sẽ gây bệnh khi có cơ hội. Trong quá trình song song tồn tại, nhóm VK chí, nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm VK có hại gây bệnh.

 

Khi dùng KS kéo dài, một số chủng VK có lợi sẽ bị ảnh hưởng. Các VK có hại lại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh. Kết quả là cân bằng giữa hai nhóm VK bị phá vỡ, nhóm VK có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và hội chứng tiêu chảy sau dùng KS bùng phát.

 

Có rất nhiều chủng VK có thể gây hội chứng tiêu chảy sau dùng KS nhưng một loại VK kị khí là clostridium difficile là thủ phạm quan trọng nhất gây nên phần lớn các trường hợp viêm đại tràng giả mạc rất nặng nề trên lâm sàng. Viêm đại tràng giả mạc do C. difficile đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực, nơi có nhiều chủng VK kháng KS và lượng KS được dùng với liều lượng cao và kéo dài.

 

Kháng sinh nào có thể gây tiêu chảy?

 

Các nhóm KS thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm cepalosporins (điển hình là cefixime, cefpodoxime), clindamycin, erythromycin, penicillins, ampicillin, amoxicillin, nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), tetracyclines (doxycycline, minocycline)…. Kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy.

 

 

 

Ai có nguy cơ bị tiêu chảy do dùng Kháng Sinh?

 

Tiêu chảy do dùng KS có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng được dùng KS kéo dài nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm cho hội chứng này dễ dàng xảy ra hơn. Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm: tiền sử đã bị tiêu chảy sau dùng KS; tuổi trên 65; đã phẫu thuật cắt dạ dày, ruột; mới được điều trị tại bệnh viện; có các bệnh đường ruột như bệnh viêm đường ruột mạn, ung thư đại tràng; bệnh nhân suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải.

 

Biểu hiện tiêu chảy như thế nào?

 

Tiêu chảy do dùng KS biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Sau khi dùng KS khoảng 10 ngày, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sôi bụng, đau bụng, bụng chướng nhẹ, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn khi có các triệu chứng như sốt cao, đau bụng nhiều, phân có máu hoặc nhầy mủ, tiêu chảy liên tục, buồn nôn, nôn mửa. Nên hạn chế ăn chất xơ khi bị tiêu chảy.

 

Hậu quả của tiêu chảy:

 

Ngoại trừ những trường hợp nhẹ, tiêu chảy sau dùng KS nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân như mất nước nặng, rối loạn điện giải (hạ kali máu), rối loạn thăng bằng kiềm toan. Một số trường hợp gây viêm loét, thủng ruột.

 

Tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) nguyên nhân do liệt, dãn to đại tràng kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, thẩm lậu qua thành ruột vào máu gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn cơ thể, đau bụng, sốt, thủng vỡ đại tràng.


Ăn chất xơ giúp phòng tiêu chảy

 

Ðiều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh

 

Điều trị tiêu chảy do dùng KS trước hết phải dừng ngay loại KS có liên quan đến tiêu chảy. Bù đủ nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan là việc phải được tiến hành ngay.

 

Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh.

 

Nếu có viêm đại tràng giả mạc, kháng sinh được lựa chọn là methronidazole hoặc vancomycin.

 

Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu. Trong giai đoạn này nên tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh cũng như các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu….

 

Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại KS đã gây tiêu chảy trước đó. Khi dùng bất cứ một loại KS nào khác, nên cân nhắc kỹ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

 

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Ðức Ðịnh
thuocthang.vn

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."