0

Táo bón ở trẻ sơ sinh khác trẻ em lớn như thế nào?

Nếu bạn đang lo lắng em bé sơ sinh của mình có bị táo bón không, hãy kiểm tra các dấu hiệu sau đây ở bé:

- Đi đại tiện không thường xuyên, đặc biệt là bé đã không đi đại tiện trong ba ngày hoặc hơn nữa, đồng thời bé có dấu hiệu khó chịu.

- Nếu phân khô quánh, mỗi lần đi đại tiện thì khó khăn. Có dấu hiệu này thì dù bé có đi đại tiện hàng ngày, thì cũng vẫn là táo bón.

 

Đầu tiên, cha mẹ nên lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện như trẻ lớn. Nó chỉ thích hợp tiêu hóa những thức ăn lỏng, dễ tiêu như sữa mẹ. Bé có thể đi đại tiện sau mỗi lần cho ăn, hoặc bé có thể đi sau một ngày hoặc nhiều hơn. Vậy bé của bạn thuộc trường hợp nào, phụ thuộc nhiều vào những gì bé ăn uống vào trong ngày, hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động như thế nào, và làm thế nào để bé tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

 

 Táo bón ở trẻ sơ sinh khác trẻ em lớn như thế   nào?

 

Tại sao bé của bạn vẫn bị táo bón?

 

Có thể có một số nguyên nhân sau:

 

Chế độ ăn uống của bà mẹ cho con bú: Nếu mẹ cho con bú ăn quá nhiều đồ cay nóng như nghệ, chè vằng, thuốc bắc, sắt, canxi hay có một số bà mẹ đã dùng thuốc giảm béo vì sợ nuôi con ảnh hưởng đến vóc dáng. Các thành phần này có thể qua sữa gây táo bón cho bé.

 

Sữa hộp (sữa công thức): Nếu bé của bạn ăn bổ sung sữa công thức, có thể là một thành phần nào đó có trong sữa công thức làm cho bé bị táo bón. Điều này không phải là hiếm đối với các thành phần protein có trong các sữa công thức khác nhau có thể gây ra táo bón như (đạm đậu nành) chẳng hạn. Hay như là bạn đã yên tâm vì quảng cáo hàm lượng sắt có trong sữa công thức nào đó không gây táo bón. Hãy tư vấn người có kinh nghiệm để chuyển đổi nhãn hiệu sữa khác.

 

Ăn dặm: Đừng ngạc nhiên nếu em bé của bạn bị táo bón khi bắt đầu ăn bột. vì đó thường là ngũ cốc gạo, là thực phẩm đầu tiên trong giai đoạn chuyển đổi này, vì có quá ít chất xơ. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bạn cai sữa cho bé quá sớm, vì điều này đôi khi dẫn đến mất nước khi bé không bú mẹ nữa.

 

Mất nước: Sốt hay nắng nóng bé của bạn bị mất nước, hệ thống tiêu hóa của bé sẽ hấp thụ chất lỏng nhiều hơn từ bất kỳ thức ăn gì mà bé ăn hoặc uống vào, làm cho phân cứng, khô và khó mà đại tiện bình thường.

 

Do một số tình trạng sức khỏe: Mặc dù không phổ biến, nhưng táo bón có thể gây ra bởi một số vấn đề như ngộ độc và dị ứng thực phẩm chẳng hạn như chất đạm có trong sữa công thức và các rối loạn chuyển hóa khác. Táo bón cũng có thể do bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh), hay tác dụng phụ một số loại thuốc… có thể ảnh hưởng đến nhu động đường ruột của bé.

 

Táo bón ở trẻ sơ sinh khác trẻ em lớn như thế   nào?

 

Làm thế nào để điều trị táo bón của bé sơ sinh?

 

Dưới đây là một số điều cần thiết, cha mẹ có thể thực hiện ở nhà:

 

Giúp bé tăng vận động:

- Nếu em bé của bạn đã biết bò, khuyến khích bé làm một vài vòng quanh giường. Nếu bé chưa biết bò, hãy thử di chuyển chân của bé như sau: để bé nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển đôi chân của bé tròn đều như thể bé đang đạp xe.

 

- Massage bụng của bé. Đặt ba ngón tay dưới rốn của bé lệch về bên trái một chút và áp lực nhẹ nhàng và xoa đều trong khoảng 5-10 phút.

 

- Nếu bé đang ăn bổ sung sữa hộp, hãy tư vấn người bán sữa lựa chọn chuyển sang một thương hiệu khác có thể giảm táo bón ở bé.

 

- Nếu bé của bạn đã ăn các loại bột mà bị táo bón, nên cắt giảm bớt các loại thực phẩm như gạo, đậu, cà rốt nấu chín.

 

- Bổ sung chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân để bé đại tiện thoải mái hơn, như Natufib chứa 2000mg chất xơ hòa tan Fructooligosaccharid(FOS), khi vào đường tiêu hóa giúp phân mềm xốp và dễ di chuyển làm cho bé giảm táo bón sau 2-4 ngày.

 

Táo bón ở trẻ sơ sinh khác trẻ em lớn như thế   nào?

 

Natufib là dạng chất xơ hòa tan (FOS) được chiết xuất tự nhiên từ rau diếp xoăn, nên rất an toàn cho trẻ. Natufib cũng dễ sử dụng cho bé, có thể pha với nước, với sữa hoặc thức ăn khác của bé tương đối thuận tiện, có thể sử dụng thường xuyên cho bé hay bị táo bón.

 

Trong trường hợp bé bị táo bón nặng cha mẹ cũng nên mua dự trữ 1 tuýp thụt hậu môn loại dùng cho trẻ nhỏ có chứa chất bôi trơn glycerin để dùng khi bé bị táo bón nặng. Nhưng không thụt một cách thường xuyên bởi vì em bé có thể phụ thuộc mà không có một phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Bé cũng có thể bị tổn thương khu vực hậu môn, nên những bé bị táo bón cũng phải giữ vùng hậu môn sạch sẽ.

 

Hãy cho bé đi khám bác sĩ nếu bé của bạn bị táo bón có kèm theo bỏ ăn, có sốt, giảm cân, hoặc có máu trong phân. Không được cho bé uống thuốc nhuận tràng mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa.

 

Bác sĩ Kim

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."