0

Đau lưng và táo bón cùng lúc là dấu hiệu bệnh gì?

Đau lưng và táo bón có thể là triệu chứng của một hoặc nhiều bệnh. Cả hai triệu chứng đều rất hay gặp và hiếm khi là do một bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu một người bị đau lưng và táo bón cùng lúc, có thể đó là dấu hiệu dự báo một bệnh tiềm ẩn.

 

 

Nguyên nhân có thể gây ra cả hai triệu chứng

 

Một số bệnh có thể gây ra táo bón và đau lưng dưới cùng lúc

 

Tắc ruột: có thể xảy ra do phân bị cứng lại ở trong ruột, ruột bị cơ quan khác đè lên, co thắt ruột hoặc do phân không thể di chuyển xuống.
 
Lạc nội mạc tử cung: Ở những người bị lạc nội mạc tử cung, lớp niêm mạc thường trong tử cung bắt đầu phát triển lan ra những bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột và bàng quang.
 

• Đau cơ xơ hóa: Những người bị đau cơ xơ thường hay bị đau khắp cơ thể, khó ngủ, mệt mỏi và xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa khác.
 
• Bệnh viêm đường ruột (IBD): IBD bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Những tình trạng này có thể gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy và táo bón.
 
• Hội chứng ruột kích thích (IBS): Các triệu chứng IBS thường bao gồm đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai.
 

• Rối loạn gan như ung thư, xơ gan, viêm gan có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, táo bón, đau bụng, sưng và ngứa. Mặc dù hiếm gặp, gan bị sưng cũng có thể đè lên dây thần kinh ở lưng dưới, dẫn đến đau lưng.

• Ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy thường không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tiến triển, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng, chẳng hạn như ngứa, đau lưng, đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa.
 
• Viêm phúc mạc: có thể gây ra các triệu chứng như táo bón, đầy bụng, mệt mỏi và đau cơ thể.
 
• Nhiễm trùng đường tiết niệu: có thể là nhiễm trùng thận, bàng quang và niệu quản. Ngoài các vấn đề về tiêu hóa, nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận có thể gây đau lưng và sườn.
 
• Mang thai: Phụ nữ có thể gặp cả hai triệu chứng này cùng một lúc trong thai kỳ khi nồng độ hormone tăng lên có thể dẫn đến táo bón, và tử cung đang phát triển có thể gây thêm áp lực lên lưng dưới.
 
 
 
• Lão hóa: Lão hóa cũng có thể làm tăng tỷ lệ đau lưng và táo bón. Lão hóa cũng có thể dẫn đến những thay đổi về mức độ hoạt động của một người và giảm nhu động ruột. Những thay đổi này có thể góp phần gây táo bón.
 
Nguyên nhân thường gặp gây táo bón
 
Nguyên nhân táo bón có thể khác nhau. Một số ví dụ bao gồm:
 
• Tắc ruột
 
• Mất nước
 
• Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn ít chất xơ
 
• Suy giáp
 
• Viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
 
• Hội chứng ruột kích thích IBS
 
• Thiếu hoạt động thể chất
 
• Rối loạn sàn chậu
 
• Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
 
Một người có tiền sử chấn thương cột sống, chấn thương sọ não hoặc phẫu thuật đại tràng cũng có thể dễ bị táo bón hơn những người khác.
 
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới
 
Đau lưng dưới thường là một tình trạng cấp tính có thể xảy ra do lao động quá mức hoặc chấn thương, bong gân. Một số người có thể bị đau lưng mãn tính kéo dài trong 12 tuần hoặc lâu hơn.
 
 
Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng dưới bao gồm:
 
• Thoát vị đĩa đệm 
 
• Loãng xương 
 
• Vẹo cột sống và các vấn đề về xương khác 
 
• Hẹp cột sống 
 
• Bong gân 
 
• Khối u cột sống 
 
• Đau thần kinh tọa
 
Điều trị tại nhà thế nào?
 
• Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) . 
 
• Tập thể dục nhẹ nhàng: Nên tập các bài tập giúp kéo căng cơ bắp và tăng vận động đường ruột. Đi bộ là một ví dụ về một hoạt động thể chất nhẹ nhàng có thể có lợi.
 
• Uống nhiều nước 
 
• Dùng chất xơ hòa tan Natufib giúp làm mềm phân
 
• Ăn nhiều chất xơ
 
• Chườm lạnh ở khu vực lưng bị đau 
 
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."