0

Bệnh viêm đại tràng co thắt (IBS), căn bệnh của những người hay “nghĩ bụng”

Bệnh viêm đại tràng co thắt (IBS) là một chứng rối loạn dạ dày-ruột rất phổ biến, ước tính có khoảng 11-15% dân số thế giới mắc phải. Các triệu chứng điển hình của IBS bao gồm đau bụng mãn tính, đầy hơi,  tiêu chảy và táo bón tái đi tái lại. Tình trạng này thường làm cho suy giảm chất lượng cuộc sống. IBS là một chứng rối loạn về chức năng, do đó không có tổn thương trong đường tiêu hóa hoặc các dấu hiệu sinh học khác mà có thể phát hiện trên lâm sàng. Phần lớn được phát hiện thông qua khám bệnh và chẩn đoán tại bệnh viện.

 

Không nên nhầm lẫn IBS với bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, đặc điểm khác biệt của 2 bệnh viêm này với IBS là có các tổn thương viêm bên trong ruột.
 
Nhiều người không biết được rằng có nhiều yếu tố có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của IBS. Ví dụ, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, nhạy cảm thực phẩm, tăng sinh vi khuẩn đường ruột, và sự thay đổi bất thường của hormone đều liên quan đến IBS.
Điều trị tâm lý ở bệnh nhân mắc IBS là điều đặc biệt quan trọng bởi vì các triệu chứng ruột co thắt thường sẽ vẫn tồn tại bất kể liệu pháp điều trị bằng thuốc mà nếu không điều trị tâm lý.
 
Chuyên đề này sẽ thảo luận về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm đại tàng co thắt (IBS) cùng với cách chẩn đoán và điều trị thông thường, các liệu pháp thuốc mới cũng sẽ được đề cập. Vai trò quan trọng của việc sửa đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ được xem xét, và thông tin về các hợp chất tự nhiên đã được nghiên cứu có thể làm giảm các triệu chứng của IBS cũng sẽ được cung cấp cho người bệnh.
 
 Bệnh viêm đại tràng co thắt IBS
 
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
 
Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng co thắt không rõ ràng. Sự căng thẳng, thay đổi vi khuẩn đường ruột, di truyền và dị ứng thực phẩm đều có thể liên quan. Một giả thuyết cho rằng sự chuyển hóa serotonin thay đổi trong đường ruột (GI) và/ hoặc sự bất thường trong cảm nhận cảm giác đau gây ra chứng quá mẫn cảm với đau bụng, trong khi các giả thuyết khác đã chỉ ra tình trạng viêm do căng thẳng, viêm dạ dày ruột, và lịch sử tổ thương đường tiêu hóa là các yếu tố góp phần vào sự phát triển của IBS.     
   
Bị gián đoạn tương tác ruột-não
 
Một số bằng chứng cho thấy rằng sự thay đổi tương tác giữa não và ruột có thể góp phần gây ra những cơn đau quá mẫn và/hoặc rối loạn nhu động ruột trong hội chứng IBS. Cơ chế đằng sau những hiện tượng này không rõ ràng, nhưng một số nghiên cứu đã xác định chức năng thần kinh tự chủ và chức năng thần kinh trung ương đã thay đổi ở những bệnh nhân mắc IBS. Một nghiên cứu khác sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để kiểm tra bộ não của những người mắc hội chứng IBS và xác định một số thay đổi cấu trúc có thể góp phần gây ra cảm giác mẫn cảm ruột. Sự căng thẳng và lo lắng dường như đóng góp ít nhất một phần vào sự nhạy cảm của ruột thông qua điều tiết các quá trình điều trị đau thần kinh bằng các hormone glucocorticoid, còn được gọi là "hormone stress". Một khía cạnh khác của sự tương tác ruột-não bị rối loạn này có thể xuất phát từ các mức độ thay đổi các chất hóa học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh. Mức độ và hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh serotonin đặc biệt có vẻ hơi bất thường ở những người mắc IBS.
 
Bệnh viêm đại tràng co thắt

Hội chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO)
 
Hội chứng loạn khuẩn ruột non là một tình trạng đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trong ruột non. Kết quả là thức ăn bắt đầu lên men trước khi nó được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn, có thể dẫn đến sự hình thành khí. SIBO phổ biến hơn ở những người bị rối loạn nhu động, sản sinh acid dạ dày thấp, và tắc ruột. Tỷ lệ người có việc gia tăng vi khuẩn trong ruột non ở IBS rất khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng ước tính khoảng từ 20-84%.

Các loại thuốc có thể góp phần phát triển viêm đại tràng co thắt
 
Một số loại thuốc có thể góp phần vào sự phát triển của viêm đại tràng co thắt. Các thuốc ức chế bơm proton ví dụ omeprazole (Nixeum®), được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, có thể làm thay đổi chức năng rào cản của đường ruột, ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột, và có liên quan mật thiết với IBS. Tương tự, nhiều loại thuốc giảm đau thông thường, như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), có thể gây tổn hại cho biểu mô ruột, hàng rào quan trọng chống lại các chất gây hại. Tổn thương mô này có thể làm giảm sự thẩm thấu ruột. Kháng sinh phổ rộng được tạo ra nhằm mục đích điều trị nhiễm trùng toàn thân, nhưng chúng cũng làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Thật vậy, một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, đặc biệt là macrolides ví dụ, erythromycin hoặc tetracyclines (doxycycline), có liên quan tới sự phát triển của IBS.

Nhạy cảm thực phẩm
 
Nhạy cảm với gluten
 
Gluten là một thành phần protein của một số loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì. Nhạy cảm với gluten phổ biến và liên quan đến một loạt các triệu chứng khác nhau, mức độ nghiêm trọng từ các tình trạng kích ứng da nhẹ (dị ứng da nhẹ) đến tổn thương hệ tiêu hoá nghiêm trọng trong trường hợp bệnh Celiac. Một số bằng chứng cho thấy nhạy cảm với gluten có thể góp phần vào các triệu chứng của IBS. Mặc dù các bằng chứng vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân IBS đều tránh được gluten,nhưng những phát hiện từ ít nhất từ một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể IgG (immunoglobulin G) chống lại các thành phần của lúa mì có thể giúp xác định những bệnh nhân bị IBS tiêu chảy chiếm ưu thế, có khả giảm IBS với chế độ ăn uống không chứa gluten.
 
Bệnh viêm đại tràng co thắt IBS nhạy cảm với thực phẩm
 
Viêm đại tràng co thắt sau bệnh truyền nhiễm 
 
Một số trường hợp viêm đại tràng co thắt phát sinh sau khi nhiễm trùng đường tiêu hóa, thường là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Đây được gọi là IBS hậu truyền nhiễm, hoặc PI-IBS, xảy ra trong khoảng 30% số bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính. Các triệu chứng của PI-IBS thường giống với IBS-D. Các triệu chứng ruột kích thích phát sinh sau nhiễm trùng ruột do viêm gây tổn thương biểu mô ruột, làm tăng tính thấm qua ruột; sự thay đổi của hệ vi khuẩn đường ruột cũng có thể góp phần. Ước tính có tới một phần ba số ca bệnh IBS có thể phát sinh sau nhiễm trùng đường tiêu hóa. 
 
Sự thay đổi hormone thất thường
 
Một số bằng chứng cho thấy vai trò tiềm ẩn của sự mất cân bằng nội tiết tố đối với IBS. Ví dụ, phụ nữ thường cảm thấy triệu chứng IBS trầm trọng hơn khi gần kinh nguyệt, trùng với thời kì thay đổi tự nhiên của nội tiết tố . Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mắc IBS có nồng độ estradiol thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ sau thời kì mãn kinh có ít triệu chứng hơn so với phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt.
 
Triệu chứng và chẩn đoán
 
Triệu chứng ban đầu của viêm đại tràng co thắt là đau bụng được giải toả bằng cách đi vệ sinh, có sự thay đổi về phân lỏng hay táo bón. Đau hoặc khó chịu liên quan đến IBS thường  "bùng phát" trong 2-4 ngày liên tục. Các triệu chứng khác không liên quan trực tiếp với đường tiêu hoá đã được báo cáo ở một số bệnh nhân IBS, bao gồm nhức đầu, đau lưng, và lơ mơ. Những người mắc IBS thường xuyên trải qua các triệu chứng trong nhiều năm sau khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, IBS không làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư đại tràng.
 
Các dạng viêm đại tràng co thắt IBS bao gồm chứng táo bón là (IBS-C) và chứng tiêu chảy là (IBS-D) ,dạng đầu có biểu hiện đi tiêu dưới 3 lần một tuần và dạng sau có biểu hiện đi tiêu hơn 3 lần mỗi ngày.
Chẩn đoán viêm đại tràng co thắt rất phức tạp và thường liên quan đến nhiều xét nghiệm để loại trừ một số bệnh khác có thể có các triệu chứng tương tự IBS như bệnh cường giáp, bệnh Celiac, chứng kém hấp thu lactose hoặc fructose, IBD, viêm đại tràng vi thể, ung thư đại tràng và / hoặc ung thư tuyến tụy. Đếm huyết cầu toàn phần và xét nghiệm hóa học máu cũng có thể được yêu cầu để đánh giá sự thiếu máu hoặc những sự bất thường khác.
 
Tiêu chuẩn Rome III đã được phát triển để giúp tạo điều kiện chẩn đoán chính xác hội viêm đại tràng co thắt .
Theo tiêu chí Rome III, chẩn đoán IBS yêu cầu đau bụng thường xuyên hoặc khó chịu ít nhất 3 ngày mỗi tháng trong 3 tháng vừa qua có liên quan đến 2 hay nhiều hơn những điều sau đây: 
  1. Tiêu chảy
  2. Táo bón
  3. Lúc bắt đầu có sự thay đổi hình dạng phân.
Điều trị thông thường
 
Điều trị viêm đại tràng co thắt nhằm làm giảm các triệu chứng chủ yếu, như tiêu chảy, táo bón, hoặc đau bụng.

Các loại chất xơ
 
Các chất xơ (ví dụ, chất xơ ăn kiêng) thường được sử dụng để điều trị cả hai  nhóm của viêm đại tràng co thắt. Chất xơ không hòa tan tạo điều kiện cho đi đại tiện bằng cách giảm thời gian di chuyển của phân, nói chung làm giảm bớt các triệu chứng IBS. Nhưng một đánh giá toàn diện cho thấy những ảnh hưởng xung đột của các chất xơ thúc đẩy mức độ nghiêm trọng của IBS. Một tác dụng phụ tiềm ẩn của thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ là gây chướng, có thể làm trầm trọng thêm một số loại IBS nhất định ở những người rối loạn nhu động ruột.

Thuốc nhuận tràng
 
Thuốc nhuận tràng và chất làm mềm phân thường được sử dụng để điều trị IBS-C. Những phương pháp điều trị này thường mang đến sự chữa trị nhanh chóng, nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài vì chúng có thể gây mất cân bằng điện giải do tăng cường bài tiết chất lỏng. Thuốc nhuận tràng thông dụng nhất hoạt động bằng cách thẩm thấu, nghĩa là chúng hút chất lỏng vào ruột để làm phân mềm hơn và dễ dàng bài tiết. Polyethylene glycol (MiraLAX®) là một trong những thuốc nhuận tràng được nghiên cứu nhiều nhất; được khẳng định rằng tốt hơn lactulose (một chất nhuận tràng thẩm thấu). Lubiprostone (Amitiza®) là một chất tương tự prostaglandin E1 hút chất lỏng vào ruột bằng cách trực tiếp tác động lên thụ thể ClC2 clorua. Lubiprostone được chỉ định cho IBS-C ở Hoa Kỳ . Lubiprostone hoạt động nhanh chóng  tạo thuận lợi cho việc bài tiết, giảm bớt sự khó chịu, và tiêu tan cơn đau bụng.
 
Thuốc nhuận tràng chữa viêm đại tràng co thắt IBS

Thuốc chống co thắt
 
Thuốc chống co thắt làm giãn cơ trơn của ống tiêu hoá dưới và có thể hữu ích đối với IBS, đặc biệt là đau bụng, mặc dù cần có thêm dữ liệu từ các thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên chất lượng cao để đánh giá hiệu quả của chúng. Trong các nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu, alverine (Spasmonyl®) chặn các tín hiệu thông qua một thụ thể serotonin cụ thể gọi là 5-HT1a, có tác dụng làm giảm đau bụng và đầy bụng ở bệnh nhân mắc IBS khi kết hợp với chất chống đầy hơi simethicone (Gas-X ®). Tuy nhiên, alverine không hiệu quả khi sử dụng một mình. Các chất đối kháng của muscarinic acetylcholine hay 5-HT1a đều có tác dụng chống co thắt trực tiếp, trong khi đó simethicone làm giảm khí, đầy hơi và không có tác dụng chống co thắt.
 
Serotonergics
 
Tác động thần kinh trung ương
 
Thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng co thắt. Chúng không giải quyết tình trạng cơ bản, mà thay vào đó làm giảm cảm giác khó chịu. Loại thuốc này cho thấy một mức độ thành công khiêm tốn. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) paroxetine (Paxil®) mang lại một số lợi ích, mặc dù các kết quả với SSRI khác, citalopram (Celexa®), cho thấy rằng hiệu quả có thể chỉ giới hạn ở những người bị IBS kèm theo bị trầm cảm về lâm sàng. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine  thu hồi norepinephrine (SNRI) duloxetine (Cymbalta®) có ích đối với những bệnh nhân IBS không trầm cảm, nhưng thường chỉ giới hạn ở IBS-D vì táo bón là một tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc.

Tác dụng cục bộ trên đường tiêu hóa
 
Alosetron (Lotronex®), làm tắc nghẽn thụ thể serotonin đường ruột gọi là receptor 5-HT3, được sử dụng để điều trị IBS-D. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở phụ nữ mắc IBS-D nặng cho thấy hiệu quả của alosetron so với giả dược, theo đó mọi khía cạnh của chất lượng cuộc sống được cải thiện (ví dụ: tình cảm, sức khoẻ tinh thần, ngủ, năng lượng ...) và năng suất lao động tăng lên. Tuy nhiên, alosetron có thể gây ra những tác dụng phụ đáng kể bao gồm táo bón trầm trọng và thiếu máu đến ruột kết. Alosetron được chỉ định sử dụng ở những phụ nữ bị IBS-D tiêu chảy nặng, những người không đáp ứng được các liệu pháp khác và mắc IBS không thuộc loại táo bón.
 
Những lưu ý điều trị khác
 
Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non
 
Bằng chứng cho thấy vi khuẩn đường ruột nhỏ (SIBO) có thể ảnh hưởng tới các triệu chứng IBS ở một số bệnh nhân. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán SIBO là nghiên cứu vi khuẩn trong chất lỏng thu được từ ruột non. Các xét nghiệm giới hạn cục bộ khác như xét nghiệm hơi hydrogen và methane thường được sử dụng nhiều hơn. Kháng sinh là một yếu tố chủ đạo trong điều trị SIBO, tuy nhiên, probiotic đang trở thành một lựa chọn được đánh giá cao.
 
Cân bằng hoocmon
 
Phụ nữ tiền mãn kinh thường trải qua triệu chứng viêm đại tràng co thắt trầm trọng hơn phụ nữ còn kinh nguyệt,  liên quan đến sự biến động của nội tiết tố . Sử dụng xét nghiệm máu để đánh giá hàm lượng hoóc môn, và nếu cần thiết, làm việc với một bác sĩ có kinh nghiệm, tích hợp để cân bằng mức hoóc môn hợp lý có thể là một giải pháp tiềm năng, mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa kiểm tra giả thuyết này.
 
Linaclotide
 
Linaclotide (Linzesside®) kích hoạt thụ thể trong các tế bào trên niêm mạc ruột gọi là receptor cyclase 2C guanylate, kích thích sự tiết dịch trong ruột, làm mềm phân và dễ bài tiết. Linaclotide có tác dụng làm suy giảm IBS-C, táo bón mãn tính, và khó chịu ở vùng bụng. Linaclotide đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị IBS-C vào tháng 8 năm 2012, cùng với một loại thuốc khác Lubiprostone (Amitiza®). Linaclotide và lubiprostone điều trị cả táo bón và đau, trong khi thuốc nhuận tràng truyền thống ít làm giảm đau bụng . Trong hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn, linaclotide đã điều trị an toàn và hiệu quả các triệu chứng ruột và bụng liên quan đến táo bón mãn tính.
 
Mesalazine
 
Một số bằng chứng sự liên quan viêm loét ở mức độ thấp và sự kích hoạt hệ thống miễn dịch với viêm đại tràng co thắt. Mặc dù những ảnh hưởng cụ thể của viêm loét đến các triệu chứng của IBS chưa được hiểu rõ,thuốc aspirin giống như thuốc chống viêm mesalamine (còn được gọi là mesalamine và acid 5-aminosalycylic [5-ASA]), được sử dụng trong điều trị bệnh viêm ruột (Klotz 2012), đã thành công trong việc làm giảm các triệu chứng của IBS trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong một thử nghiệm, 360 đối tượng mắc các loại IBS khác nhau được điều trị bằng 500 mg mesalazine 4 lần / ngày hoặc điều trị tiêu chuẩn trong 28 ngày. Mesalazine điều trị làm giảm đáng kể đau và thời gian triệu chứng ở hầu hết các phân nhóm IBS. Ngoài ra, phương pháp điều trị bình thường làm rắn phân ở những người mắc IBS-D và làm giảm sự thâm nhập của tế bào miễn dịch vào niêm mạc ruột. Trong một nghiên cứu gần đâythử nghiệm trên 20 bệnh nhân IBS, điều trị với mesalazine 800 mg 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần đã làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch hiện diện khi xét nghiệm mẫu sinh thiết đại tràng.
 
Những cân nhắc về chế độ ăn kiêng như giảm caffeine và thức ăn béo hằng ngày có thể có lợi cho các bệnh nhân viêm đại tràng co thắt. Bệnh nhân mắc IBS thường nhận biết một số thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ; do đó họ có thể cải thiện triệu chứng bằng cách tránh những thực phẩm đó. Các chế độ ăn uống cụ thể sau đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng IBS. Mỗi chế độ bao gồm việc loại bỏ có chọn lọc một hoặc nhiều loại thức ăn.

FODMAPs (Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides và Polyols)
 
Chế độ ăn uống FODMAPs thấp dựa trên giả thuyết rằng sự hấp thụ carbohydrate bị giảm sút cho phép các carbohydrate dư thừa không bị phân huỷ đến đường tiêu hóa dưới (ruột già). Ở đó, các carbohydrate không bị tiêu hóa kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến khí thừa, tiêu chảy và táo bón. Về mặt lý thuyết, việc hạn chế thực phẩm lên men lấy đi nguồn gây rối loạnđường tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng.
 
Thực phẩm thường tránh dùng FODMAP thấp bao gồm: fructo-oligosaccharides (ví dụ, lúa mì, lúa mạch đen, hành tây, tỏi, atisô), galacto-oligosaccharides (ví dụ, cây họ đậu), lactose (ví dụ, sữa), fructose (ví dụ, mật ong, táo , lê, dưa hấu, xoài), sorbitol (ví dụ như táo, lê, trái cây đông lạnh, mứt / gum không đường ) và mannitol (như nấm, súp lơ, mứt / gum không đường). Trong một nghiên cứu, những người mắc IBS được chỉ định chế độ ăn uống FODMAP thấp đã có những cải thiện đáng kể trong việc cải thiện triệu chứng của họ (tức là chứng đau bụng và đầy hơi) so với nhóm ăn kiêng thông thường. Những kết quả này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu sau đó cho thấy các bệnh nhân IBS được hướng dẫn ăn theo chế độ ăn uống FODMAP thấp đã giảm đáng kể đau bụng.
 
Không chứa gluten
 
Trong khi chế độ ăn uống không chứa gluten là cần thiết cho bệnh nhân bị bệnh Celiac, hiện nay có một phổ rộng các chứng dị ứng gluten không celiac như IBS. Gluten được tìm thấy trong ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen), bánh mì, mì ống ... Tương tự như chế độ ăn uống không chứa gluten, khẩu phần FODMAP thấp cũng hạn chế gluten. Cả hai chế độ ăn uống đều được sử dụng để quản lý độ nhạy cảm với thực phẩm, cho thấy rằng chứng dị ứng gluten có thể là một tác nhân phổ biến đối với các triệu chứng của IBS hơn là người ta nghĩ trước đây. Trong một nghiên cứu đối chứng, ngẫu nhiên, kiểm soát giả dược về những người bị IBS đặc biệt không bị bệnh celiac, việc bổ sung gluten làm trầm trọng thêm cơn đau bụng, đầy bụng, mệt mỏi, táo bón, và các triệu chứng tổng thể của IBS.
 
Nhạy cảm thực phẩm và IBS
 
Nhiều đặc điểm của IBS cũng tương tự như nhạy cảm thực phẩm. Dị ứng thức ăn hoặc nhạy cảm thực phẩm là phản ứng miễn dịch không thích hợp với một hoặc nhiều thành phần của chế độ ăn uống. Sau khi ăn phải, hệ thống miễn dịch "tấn công" các hạt của thực phẩm có vấn đề. "Cuộc tấn công" này được điều đình bởi kháng thể , là thành phần của hệ thống miễn dịch thường xác định các mầm bệnh và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Trong trường hợp nhạy cảm thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm, kháng thể đánh dấu một số phân tử thức ăn như là các mầm bệnh và tạo ra phản ứng miễn dịch rộng hơn có thể dẫn đến viêm mô và / hoặc rối loạn chức năng.
Thông thường, các dị ứng thực phẩm được xác nhận chủ yếu do hai loại kháng thể cụ thể: globulin miễn dịch (IgE) và globulin miễn dịch A (IgA) . Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy "nhạy cảm thực phẩm", được kích hoạt chủ yếu bởi kháng thể IgG (immunoglobulin G) , cũng có thể gây ra rối loạn đường ruột. Việc giảm các triệu chứng IBS khi loại bỏ các thực phẩm có IgG dương tính chứng minh tính khả thi của lý thuyết này.
Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân IBS đã được xét nghiệm kháng thể IgG đối với nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, lúa mì, đậu nành và gạo. Sau đó, họ được chỉ định với chế độ ăn kiêng đã loại trừ các thực phẩm mà họ dương tính với IgG. Trong hầu hết mọi trường hợp, việc này dẫn đến một sự cải thiện rõ rệt, kết quả đảo ngược khi các thực phẩm loại trừ được đưa lại. Những phát hiện tương tự đã được khám phá trong một nghiên cứu vào năm 2012 chỉ ra sự tồn tại của sự nhạy cảm thực phẩm qua trung gian IgG. Trong nghiên cứu này, xét nghiệm IgE rất quan trọng để loại trừ dị ứng thực phẩm , trong khi xét nghiệm IgG rất quan trọng để chẩn đoán độ nhạy cảm thực phẩm . Kết hợp với nhau, những phát hiện này cho thấy chế độ ăn kiêng loại bỏ có thể thành công và thử nghiệm độ nhạy thực phẩm IgG có thể giúp xác định các loại thực phẩm thúc đẩy IBS.

Giảm căng thẳng
 
Sự căng thẳng do những biến cố bất lợi trong cuộc sống có liên hệ với nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt, khoảng 50% người tìm cách điều trị IBS có trầm cảm hoặc lo lắng. Mối quan hệ này dường như là hai chiều, có nghĩa là IBS có thể gây căng thẳng, và căng thẳng cũng có thể góp phần vào các triệu chứng của IBS. Chu kỳ này một phần có thể do sự tăng cường hệ thống thần kinh giao cảm "đương đầu hay chạy trốn" ở các bệnh nhân IBS trong kiểm soát sức khoẻ.
 
Các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt dường như phản ứng tích cực đối với việc giảm căng thẳng. Trong một nghiên cứu, biện pháp giảm stress dựa trên thiền(MBSR) làm giảm mức độ nghiêm trọng của IBS và các triệu chứng căng thẳng ở bệnh nhân IBS. Hơn nữa, các liệu pháp tâm lý - bao gồm liệu pháp nhận thức, liệu pháp tâm lý học vận động, và liệu pháp thôi miên -được đánh giá là có hiệu quả cao bởi Tổ công tác Chuyên khoa Tiêu hóa của Trường Đại học Hoa Kỳ về IBS trong việc giảm bớt các triệu chứng toàn cầu của IBS.
 
Tập thể dục
 
Tập thể dục cũng có lợi cho bệnh nhân IBS. Trong một nghiên cứu, các đối tượng tham gia hoạt động thể dục lành mạnh trong vòng 20-60 phút từ vừa phải đến mạnh 3 đến 5 ngày mỗi tuần có sự cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống nhờ giảm mức độ nghiêm trọng của IBS.
 
Châm cứu
 
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy châm cứu có thể làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cothắt, nhưng một đánh giá toàn diện năm 2012 cho thấy bằng chứng vẫn còn thuyết phục. Mặc dù cần nhiều thử nghiệm hơn, châm cứu có thể thành một yếu tố bổ sung hữu ích cho điều trị IBS thông thường mà không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

 
Ds Hồng Oanh
Medical news today

 

Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."