0

Bệnh trĩ - Nguyên nhân và phòng tránh

Bệnh trĩ là bệnh của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, nhất là những người lớn tuổi. 

 

>>> Giúp bà bầu phòng bệnh trĩ

>>> Táo bón lâu ngày là một trong nguyên nhân gây bệnh trĩ

 

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua đồng thời vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám nhất là phụ nữ.

 

 

Tại sao chúng ta bị trĩ ?

 

Thuyết cơ học cho rằng, đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các sợi cơ có tính đàn hồi. Ngoài 20 tuổi, sự thoái hoá keo bắt đầu xuất hiện, các dải cơ này bắt đầu chùng nhẽo dần. Cộng với nó, nếu có áp lực ổ bụng hoặc áp lực tĩnh mạch tăng thường xuyên (do táo bón kinh niên, rối loạn đại tiện hay xơ gan…) thì các bũi trĩ nội căng phồng to lên.

 

Lúc đầu chúng còn nằm trong ống hậu môn, nhưng khi các sợi treo đứt hẳn thì chúng gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Thuyết động học cho rằng trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng của ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch, vách các khoang này có chỗ dày chỗ mỏng tạo nên tổ chức hang, ở đây có sự thông nối giữa động và tĩnh mạch tạo nên vị trí ngã tư đường của một mạng tuần hoàn rộng lớn.

 

Khi một mạch máu bị tắc thì mạng mạch máu ở lớp dưới niêm mạc này đóng vai trò bù trừ, nhưng khi vượt quá khả năng bù trừ thì gây ra bệnh trĩ.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì ?

 

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ chưa được xác định, song có một số yếu tố thường xuyên được nhắc đến:

 

- Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như thư nhân viên văn phòng, lái xe đường dài…

 

- Lị và táo bón: ở những người này mỗi khi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần dễ gây ra bệnh trĩ.

 

- Tăng áp lực trong khoang ổ bụng: hay gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính…

 

- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện trong một số bệnh lý khác như xơ gan, u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung…

 

Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ do ít vận động
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ do ít vận động

 

Biểu hiện của bệnh như thế nào ?

 

Bệnh xuất hiện không rõ ràng. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh

 

- Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi: đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy, về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt theo sau cục phân, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.

 

- Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: nếu mới bị thì có thể không có triệu chứng này, tuy nhiên đau càng tăng khi có biến chứng sưng, viêm hoặc tắc mạch búi trĩ.

 

- Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.

 

Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân trĩ. Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ xa ra ngoài cần phải thăm trực tràng bằng tay và soi trực tràng. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng kích thước và vị trí các búi trĩ.

 

Đánh giá mức độ bệnh dựa vào cái gì ?

 

Vùng hậu môn trực tràng có hai đám rối tĩnh mạch, đám rối tĩnh mạch trĩ trên nằm trên vùng lược, tạo nên trĩ nội nằm trong lòng hậu môn trực tràng được phủ bởi niêm mạc nhưng khi quá to thì sa xuống nằm ngoài ống hậu môn; đám rối tĩnh mạch trĩ dưới tạo nên trĩ ngoại luôn luôn nằm ngoài ống hậu môn và được da che phủ.

 

Cả trĩ nội và trĩ ngoaị thường có ba búi trĩ: búi phải trước, búi phải sau và búi trái; nếu bệnh nhân đến muộn có thể xuất hiện các búi trĩ phụ nằm xen kẽ giữa các búi chính. Khi tất cả các búi trĩ đó liên kết với nhau gọi là trĩ vòng. Khi có cả trĩ nội và trĩ ngoại, lúc đầu chúng được phân cách với nhau bằng vùng lược, về sau dây chằng Parks bị nhẽo trĩ nội thông với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.

 

Phần lớn bệnh nhân khi đến khám là trĩ vòng hoặc trĩ hỗn hợp. Vì vậy khi thăm khám phải xác định chính xác mức độ của trĩ để chọn phương pháp điều trị thích hợp.

 

- Trĩ nội độ 1: các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng

 

- Trĩ nội độ 2: các tĩnh mạch giãn nhiều hơn tạo thành các búi rõ rệt, khi rặn nhiều thì búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn, khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tụt vào trong.

 

- Trĩ nội độ 3: cứ mỗi khi đi đại tiện hoặc đi lại nhiều, búi trĩ lại sa ra ngoài, mỗi lần sa ra ngoài phải dùng tay ấn nhẹ mới tụt vào trong.

 

- Trĩ nội độ 4: các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng. Bệnh nhân có cảm giác bũi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

 

Biến chứng nào có thể xảy ra ?

 

- Chảy máu: trĩ là do giãn mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều.

 

- Sa trĩ: lúc đầu trĩ sa ra ngoài và tự co hoặc nhét lên được, về sau luôn nằm ở ngoài hậu môn, khi đó trĩ sẽ sưng nề bầm tím, nghẹt rất khó chịu.

 

- Trĩ bị tắc nghẽn: do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ sưng to rất đau, căng bóng.

 

- Trĩ bị viêm nhiễm

 

Tăng cường vận động giúp phòng bệnh trĩ
Tăng cường vận động giúp phòng bệnh trĩ

 

Điều trị và dự phòng như thế nào

 

Trước hết cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ bằng cách: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

 

Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ. Tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.

 

Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ..

 

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

 

Khi phát hiện bị trĩ cần đi khám để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, không nên tự ý sử dụng thuốc dễ gây ra nhiều biến chứng.

 

- Điều trị nội khoa: Vệ sinh tại chỗ bằng ngâm nước ấm 15 phút / lần x 2 – 3 lần/ngày. Có thể sử dụng thuốc uống có tác dụng trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid ( như Daflon 500) cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ…

 

Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại… khi trĩ đã có biến chứng thì phải điều trị bằng ngoại khoa mới có kết quả.

 

Với trĩ ngoại, điều tị nội khoa đơn thuần trong trường hợp trĩ ngoại phù nề, điều trị thủ thuật với các trường hợp trĩ gây tắc mạch đau, điều trị phẫu thuật với các đám rối tĩnh mạch đã giãn nở lớn.

 

 

thuocthang.vn

 

theo giangduongykhoa

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."