0

Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim đối với phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu mới, Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sau này có thể có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tim. Các nhà nghiên cứu tại Kaiser Permanente, Bắc California tại Oakland đã công bố kết quả 20 năm nghiên cứu của họ trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

>>> Ngừa nám da thai kỳ

>>> Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi?

 

Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thai kỳ. Nó xảy ra khi một hormone trong khi mang thai kích thích làm suy yếu ảnh hưởng của insulin, loại hormone mà bình thường cho phép tế bào hấp thu glucose từ máu.

 

Các yếu tố có thể làm cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường, tiền sử bị sảy thai không rõ nguyên nhân, phụ nữ mang thai khi đã ngoài 25 tuổi hoặc thừa cân trước khi mang thai.

 

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của họ mà không làm tổn hại đến sức khỏe của bé. Nhưng bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường từ 5-10 năm sau khi sinh.

 

Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim đối với phụ nữ mang thai

 

Nghiên cứu mới cho thấy rằng những phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, các động mạch quanh tim bị tắc bởi các chất béo. Do xơ vữa động mạch làm phá vỡ dòng chảy của máu đến và đi từ tim, điều này cuối cùng có thể trở thành nguyên nhân gây nên đau tim và các bệnh tim mạch khác.

 

Nghiên cứu theo dõi sự trao đổi chất và sức khỏe tim mạch của phụ nữ trong hơn 20 năm

 

Tham gia nghiên cứu có 898 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 và 30 mà một thời gian sau đó mới có con, được đánh giá có yếu tố gây nguy cơ bệnh tim. Trong khoảng thời gian 20 năm, phụ nữ được kiểm tra định kỳ đối với bệnh tiểu đường và các điều kiện trao đổi chất khác.

 

Trung bình 12 năm sau khi sinh, độ dày của các thành động mạch cổ của họ cũng được kiểm tra bằng siêu âm. Nhìn chung, 13% phụ nữ trong nghiên cứu đã phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Trung bình, các thành động mạch cổ của họ dày thêm khoảng 0.023 mm, và dày hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi đang mang thai.

 

Độ dày của động mạch cổ được các bác sĩ nghiên cứu để đánh giá vấn đề xơ vữa động mạch và dự đoán nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới độ dày của các thành động mạch của phụ nữ trong nghiên cứu, chẳng hạn như việc phụ nữ bị béo phì, hoặc do họ có nồng độ glucose cao trước khi mang thai.

 

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Erica P. Gunderson nói: “Phát hiện này cho thấy tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xơ vữa động mạch sớm trước khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa mà trước đây có liên quan đến bệnh tim.Tiểu đường thai kỳ có thể là một yếu tố gây nguy cơ sớm mắc bệnh tim ở phụ nữ”


Vài nét về bệnh tiểu đường thai kỳ

 

- Mặc dù một số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần phải dùng thuốc chữa, nhưng hầu hết phụ nữ sẽ không phải dùng insulin.

 

- Tạo lập chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh là cách tốt nhất để quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có xu hướng sinh con có cân nặng lớn hơn, vì vậy trong một số trường hợp cần phải đẻ mổ.

 

 

Hoài Thanh

 

Medical News Magazine

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."