0

Đậu nành và sức khỏe: thật giả thế nào?

Đậu nành là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống vậy với sức khỏe đậu nành có tác dụng thế nào? có lợi hay có hại? Thành phần quan trọng có trong đậu nành là Phytoestrogen. Vậy phytoestrogen là gì? Tác dụng và tác hại của nó ra sao?

 

Ở các nước Tây phương trong thời gian vài mươi năm trở lại đây, trong chiều hướng tìm kiếm một chiến lược giảm thiểu những bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường…

 

Ở giới chức y tế thường kêu gọi công chúng nên giảm lượng tiêu thụ chất đạm động vật, và thay vào đó là dùng những thực phẩm được chế biến từ nguồn thực vật như rau củ hay cây trái.

 

Một thiểu số đã thay thế hẳn chất đạm động vật bằng chất đạm thực vật trong bữa ăn, và họ thường được gọi là “những người ăn chay” (tuy nhiên cách ăn chay của họ không hoàn toàn đồng nghĩa với ăn chay của các tu sĩ Phật giáo).

 

Một trong những thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn chay là đậu nành hay các thức ăn được chế biến từ đậu nành. Đối với những người này, họ đến với rau cải và trái cây vì họ tin rằng đây là một nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhất.

 

Đậu nành có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau

 

Nhưng ngược lại cũng có người, trong đó có một số làm việc trong ngành y tế, chất vấn khuynh hướng này, vì theo họ chưa có bằng chứng gì cho thấy đậu nành có tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Nhiều khi cuộc tranh luận xảy ra trên các diễn đàn khoa học trong một không khí “nóng”, và một sự phân chia ý thức hệ rất rõ ràng: một bên ủng hộ, một bên chống.

 

Trong một cuộc hội thảo ở San Francisco vào năm 1998 mà người viết bài này có tham dự, sau khi một đồng nghiệp- diễn giả từ Mayo Clinic thuyết trình về lợi và hại của đậu nành, một loạt ý kiến cực đoan ồn ào được đưa ra mà ngay cả hai vị chủ tọa cũng không điều khiển được cuộc thảo luận!

 

Ngay cả trong cộng đồng người Việt, một cuộc tranh cãi như thế cũng xảy ra, nhưng hình như với tính cách niềm tin cá nhân, tình cảm và cảm tính hơn là khoa học. Người thì tin rằng đậu nành là “một nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo”, nhưng cũng có người cho rằng dùng đậu nành có thể có hại đến sức khỏe.

 

Nhưng cả hai bên đều ít hay không dẫn chứng những tài liệu khoa học, mà chỉ dựa vào một số thông tin từ internet và ý kiến của một vài vị bác sĩ trong cộng đồng. Thực ra, đứng trên phương diện biện chứng, tất cả các ý kiến cá nhân của các chuyên viên, dù là chuyên viên hàng đầu trong ngành, có giá trị khoa học rất thấp.

 

Mặt khác, người ta có thể tìm trên internet những thông tin để ủng hộ hay bác bỏ một quan điểm về ảnh hưởng của đậu nành rất dễ dàng, vì hiện nay có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn, các trang nhà trên liên mạng viết về đậu nành. Thế nhưng, không phải thông tin nào trên liên mạng cũng đều có giá trị và độ tin cậy như nhau, vì không có ai hay có cơ chế gì để kiểm tra các thông tin này trước khi chúng được công bố.

 

Thực ra, đậu nành chỉ là một trong nhiều loại thực phẩm hàm chứa kích thích tố nữ estrogen. Gọi là “kích thích tố nữ” vì estrogen là một yếu tố hóa học chi phối đến sự phát triển sinh dục trong phụ nữ. Một trong những chức năng chính của estrogen là giúp cho các cơ quan sinh dục tăng trưởng, và làm phát triển các đặc tính nữ (như vú chẳng hạn).

 

Trong thời kỳ cần khả năng sinh sản, estrogen là một kích thích tố quan trọng đóng vai trò điều hòa các hoạt động sinh học của cơ thể, kể cả sinh hoạt tình dục. Nhưng sau thời kì mãn kinh (tuổi mãn kinh trung bình ở người da trắng là 49-51 tuổi), buồng trứng không còn sản xuất estrogen nữa, và gây ra một loạt thay đổi tâm sinh lí trong người phụ nữ, và dẫn đến một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và loãng xương.

 

Hiện nay, một trong những phương án điều trị và phòng ngừa bệnh tật trong các phụ nữ sau thời mãn kinh là thay thế kích thích tố (hay còn gọi là HRT, hormone replacement therapy). Tuy nhiên, vài năm gần đây, kết quả của một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy HRT có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú trong các phụ nữ có tuổi. Và vấn đề được đặt ra là phải đi tỉm một phương án chữa trị vừa an toàn vừa hữu hiệu hơn HRT.

 

Phytoestrogen được xem là một trong những phương án đó. Vậy phytoestrogen là gì? Tác dụng và tác hại của nó ra sao? Bài viết này có một mục đích khiêm tốn là trả lời hai câu hỏi trên, bằng cách điểm qua một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đậu nành nói riêng [và phytoestrogen nói chung] và sức khỏe con người đã được công bố trên các tập san y sinh học trên thế giới.

 

Những thông tin này đều được giới nghiên cứu y khoa duyệt qua trước khi công bố, do đó, dù không tuyệt đối, nhưng là những bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao hơn nhiều so với những thông tin trên internet [không phải từ những tập san Y-sinh học, các tổ chức có thẩm quyền] hay ư kiến cá nhân.

 

Nói một cách ngắn gọn, phytoestrogen là những hợp chất estrogen (kích thích tố nữ) được tìm thấy trong thực vật [1]. Có ba nhóm phytoestrogen chính: isoflavones, coumestans, và lignans. Tất cả ba nhóm phytoestrogen này có cấu trúc hóa học rất giống với estrogen và anti-estrogen [2].

 

Vai trò của phytoestrogen trong thực vật chưa được xác định một cách rỏ ràng, nhưng có bằng chứng cho thấy hợp chất này có chức năng chống nấm [3] hay nhuộm cây [4]. Có giả thuyết cho rằng phytoestrogen cỉẳn là một bộ phận phòng thủ của cây trong quá trỉnh tiến hóa.

 

Năm 1954, người ta phát hiện có 53 loại cây cỏ có chứa estrogen [5], nhưng sau này con số được tăng lên hơn 300 cây cỏ [6]. Isoflavones và counestans được ghi nhận là những hợp chất phổ thông nhất.

 

Bảng sau đây là ước lượng hàm lượng của phytoestrogen trong một số thực phẩm thông thường được tính ra trên đơn vị tách (một tách đo lường ” metric cup ” có thể tích chuẩn là 250ml):

 

Thực phẩm Hàm lượng phytoestrogen:

 

Miso 120mg

 

Đậu nành, đỗ tương (soybeans) 80mg

 

Bột đậu nành (soyflour) 100mg

 

Tempeh 80mg Đậu khuôn (Tofu) 80mg

 

Sữa đậu nành (soy milk) 40mg

 

Đậu hũ (Tofu yoghurt) 16mg/100g

 

Mì đậu nành khô (soy noodles) 8,5mg/100g

 

Đậu nành xanh (green soybeans) 135mg/100g

 

Tác dụng của phytoestrogen:


Các triệu chứng sau thời kỳ mãn kinh.

 

Như đề cập trên, đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, cơ thể không còn sản xuất kích thích tố estrogen, và dẫn đến một loạt thay đổi quan trọng về tâm sinh lí. Một số trong những triệu chứng sinh lí là nóng bừng (thường gọi là “hot flash”), khô âm hộ, viêm âm đạo. Nhưng cường độ mà phụ nữ kinh qua những triệu chứng này có thể tùy thuộc vào yếu tố văn hóa.

 

Chẳng hạn như phụ nữ Nhật Bản ít bị những triệu chứng nóng bừng so với phụ nữ Canada. Chỉ có 4% phụ nữ Nhật Bản dùng HRT [để chế ngự các triệu chứng trên], so với 30% trong các phụ nữ người Mĩ [7].

 

Sự khác biệt này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng có người cho rằng phytoestrogen là một nguyên nhân chính có thể giải thích tại sao phụ nữ Nhật Bản ít bị chứng nóng bừng hơn, và do đó ít cần đến, phụ nữ người Mĩ.

 

Đậu nành giúp phụ nữ đỡ chứng "khô hạn"  thời kì mãn kinh

 

Trong một nghiên cứu trên 58 phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, với tối thiểu là 14 cơn nóng bừng hàng tuần; qua 12 tuần theo dỏi, tỉ lệ nóng bừng trong các phụ nữ được điều trị bằng bột đậu nành (phytoestrogen) (45 gram) giảm 40% so với phụ nữ không được điều trị là 25%. Tuy nhiên, mức độ khác biệt này không được xem là có ý nghĩa thống kê (tức có thể là do các yếu tố ngẫu nhiên, chứ không phải tác dụng của phytoestrogen) [8].

 

Loãng xương

 

Đối với các phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, tỉnh trạng suy giảm estrogen dẫn đến tỉnh trạng mất chất xương. Tính trung bỉnh tỉ lệ bị mất chất xương khoảng 1% mỗi năm. Nhưng trong thời kỳ tiền mãn kinh, tỉ lệ này có thể cao đến 5 hay 10% mỗi năm. Giảm chất xương có thể dẫn đến dễ gãy xương hơn bỉnh thường nếu bị té hay tai nạn.

 

Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc chữa trị bệnh loãng xương là duy trỉ chất xương sao cho không giảm trong thời kỳ sau mãn kinh. HRT là một loại thuốc có khả năng làm giảm tỉ lệ mất chất xương và phòng chống gãy xương trong phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

 

Tuy nhiên, vỉ dùng HRT lâu năm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú (và có thể cả bệnh tim mạch). Từ đó, một trong những hướng nghiên cứu mới là tỉm một phương cách điều trị khác an toàn hơn, vừa giảm nguy cơ gãy xương lại vừa không làm tăng nguy cơ ung thư vú hay các phản ứng phụ.

 

Phytoestrogen có thể ngăn ngừa tỉnh trạng mất chất xương trong các phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Nhiều dữ kiện trong vòng 3 thập niên  qua cho thấy những phụ nữ được điều trị bằng Iproflavone, một dạng isoflavones, có mức độ mất chất xương thấp hơn các phụ nữ không được điều trị bằng Iproflavone.

 

Nhưng kết quả này vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi, vỉ có nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng của phytoestrogen không cao như nhiều người “cảm tỉnh viên” tưởng, nhưng họ cũng công nhận là phytoestrogen rất ít khi nào gây ra phản ứng phụ.

 

Mặt khác vỉ chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn khoa học của thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, nên vấn đề vẫn chưa mấy rỏ ràng.

 

Mới đây, một nhóm bác sĩ và khoa học gia bên Ý đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, với 90 phụ nữ tuổi từ 47 – 57, bỉnh thường (không bị chứng loãng xương).

 

Những phụ nữ này được chia làm 3 nhóm: 30 người không được điều trị gì cả (gọi là placebo, hay nhóm “đối chứng”); 30 người được điều trị bằng HRT 1 mg/ngày; và 30 người được điều trị bằng phytoestrogen genistein 54 mg/ngày. Sau 12 tháng điều trị, các nhà nghiên cứu ghi nhận vài kết quả chính như sau [9]

 

Mật độ xương đùi trong nhóm được điều trị bằng phytoestrogen genistein tăng [trung bình] 3.6%; trong khi đó, nhóm được điều trị bằng HRT, tỉ lệ tăng là 2.4%; và như có thể đoán trước được, mật độ xương đùi trong nhóm đối chứng giảm khoảng 0.7%.

 

Chỉ số sinh hóa tạo xương (bone formation marker), nhóm được điều trị bằng phytoestrogen genistein tăng 23% đến 29%, trong khi chỉ số này trong nhóm được điều trị bằng HRT và nhóm đối chứng lại giảm.

 

Về phản ứng phụ:

 

Có ba phản ứng phụ như sau: chảy máu âm hộ, đau vú (breast tenderness), và nóng bừng (hot flushes). Chảy máu âm hộ được ghi nhận 3 người trong nhóm được điều trị bằng HRT, 1 người trong nhóm phytoestrogen genistein, và 1 người trong nhóm đối chứng.

 

Chứng nóng bừng được ghi nhận trong 12 người thuộc nhóm đối chứng, cao nhất so với nhóm HRT (chỉ 1 người) và nhóm phytoestrogen genistein (3 người). Tuy nhiên, chứng đau vú được ghi nhận cao nhất trong nhóm HRT (6 người) so với nhóm phytoestrogen genistein (3) hay đối chứng (1).

 

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phytoestrogen có tác dụng tích cực đến xương trong các phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, qua khả năng làm giảm hoạt động của các tế bào hủy xương và tăng hoạt động của các tế bào tạo xương.

 

Đứng trên khía cạnh phương pháp và ý nghĩa lâm sàng, đây là một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của phytoestrogen trong việc điều trị chứng loãng xương. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về phytoestrogen trong ngành xương được tiến hành theo các tiêu chuẩn khoa học của nghiên cứu lâm sàng.

 

Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy phytoestrogen có thể làm cho xương phụ nữ trong và sau thời mãn kinh mạnh hơn, và làm giảm nguy cơ gãy xương. Nếu kết quả của nghiên cứu này được xác nhận bằng vài nghiên cứu độc lập khác, có thể nói trong tương lai ngành xương sẽ có một phương án mới điều trị chứng loãng xương an toàn hơn và rẻ tiền hơn với các loại thuốc hiện hành.

 

Ung thư

 

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ khác nhau về tỉ lệ ung thư giữa các sắc dân trên thế giới là một bằng chứng cho thấy bệnh này chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường hơn là các yếu tố di truyền. Tỉ lệ dân bị ung thư cao nhất thường tập trung trong các dân số có mức tiêu thụ chất béo cao, chất đạm động vật, và ít tiêu thụ chất sợi (fibre); trong khi đó tỉ lệ ung thư thường thấp ở các nước mà mức độ tiêu thụ thịt ít nhưng có mức độ tiêu thụ thực vật và rau cỏ cao, nhất là các cây cỏ có chứa phytoestrogen [10-11].

 

Trong thời gian gần đây, có khá nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa ung thư và thực phẩm đậu nành. Ở Nhật, những người đàn ông ăn đậu khuôn (5 lần một tuần) có tỉ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer) thấp hơn khoảng 50% so với đàn ông ăn đậu khuôn 1 lần hay ít hơn trong một tuần [12].

 

Trong một nghiên cứu trên 265,000 người Nhật trong vỉẳng 12 năm cho thấy những người ăn miso (một loại đậu khuôn) hàng ngày có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn những người không dùng đậu nành [13-14]. Hai nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy phụ nữ dùng thực phẩm đậu nành ít (dưới 1 lần / tuần) có tỉ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2 đến 3.5 lần so với các phụ nữ dùng hàng ngày [15-16].

 

Trong một nghiên cứu mà đối tượng là những người Mĩ gốc Trung Quốc, Nhật Bản, và Phi Luật Tân, các nhà nghiên cứu ghi nhận một mối liên hệ nghịch chiều giữa mức độ tiêu thụ đậu khuôn và nguy cơ bệnh ung thư vú: phụ nữ dùng đậu khuôn nhiều có nguy cơ bị ung thứ vú thấp hơn phụ nữ không dùng hay dùng ít đậu khuôn [17]. Một phát hiện tương tự cũng được ghi nhận trong một nghiên cứu ở Singapore [18] và Hawaii [19].

 

Kích thích tố nội sinh (endogenous hormones) và kích thích tố ngoại sinh (exogenous hormones) đều có quan hệ với nhiều loại ung thư. Trong đàn ông, những người có độ kích thích tố nam (androgens) cao thường có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn những người có độ kích thích tố nam thấp. Trong phụ nữ, nguy cơ bị ung thư vú và noãn sào thường tăng theo mức độ kích thích tố nữ (hay estrogen). Tương tự những sắc dân có độ kích thích tố thấp cũng là những người có nguy cơ bị ung thư thấp [20].

 

Do đó, một giả thuyết được đặt ra là nếu có một hóa chất hay thực phẩm làm giảm độ kích thích tố nam và nữ thỉẢ nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư. Mặc dù mối tương quan giữa kích thích tố nội sinh và ung thư tỷ lệ thuận (tức là mức độ kích thích cao thỉ nguy cơ ung thư cao), nhưng mối tương quan giữa phytoestrogen và ung thư lại tỷ lệ nghịch (tức là mức độ phytoestrogen càng cao thỉ nguy cơ ung thư càng giảm).

 

Không ai biết tại sao lại có một “nghịch lí” như vừa nói, nhưng nhiều thí nghiệm trong chuột cho thấy phytoestrogen có khả năng làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu điều trị hai nhóm chuột (một nhóm bằng phytoestrogen, và một nhóm đối chứng tức không có thuốc nào), và cả hai nhóm đều được cho sống trong một môi trường gây bệnh ung thư.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm được điều trị bằng phytoestrogen có tốc độ phát sinh ung thư chậm hơn một cách đáng kể so với nhóm đối chứng, và điều này chứng tỏ rằng phytoestrogen có thể có tác dụng tích cực trong việc ngăn cản những bệnh ung thư tùy thuộc vào kích thích tố [21-22].

 

Chu kỳ kinh nguyệt

 

Mối liên hệ giữa phytoestrogen và ung thư vú, và giữa chu kỳ kinh nguyệt và ung thư vú là hai vấn đề thu hút một số nghiên cứu trong thời gian gần đây. Ở phụ nữ người da trắng, chu kỳ kinh nguyệt trong những người bị ung thư vú ngắn hơn khoảng 2 đến 3 ngày so với chu kỳ trong những người không bị ung thư vú [23].

 

Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ da trắng tính trung bỉnh ngắn hơn chu kỳ ở phụ nữ Á châu khoảng 2 đến 3 ngày, và sự khác biệt này được đề nghị là có liên hệ đến mức độ tiêu thụ đậu nành trong người Á châu cao hơn trong người Tây phương nói chung [24-25]

 

Trong một nghiên cứu nhỏ trên cho 6 phụ nữ dùng sữa đậu nành trong vòng 1 tháng, các nhà nghiên cứu ghi nhận chu kỳ kinh nguyệt tăng lên khoảng 3 ngày. Nhưng vỉ nghiên cứu này quá nhỏ và không có một nhóm đối chứng nên chưa thể xem là một bằng chứng đáng tin cậy [26].

 

Trong một nghiên cứu khác lớn hơn [27], các nhà nghiên cứu không ghi nhận ảnh hưởng nào của sữa đậu nành đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, dựa theo các dữ kiện đang có, chúng ta chưa thể kết luận được là phytoestrogen có khả năng kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, và chu kỳ kinh nguyệt tương đối dài trong phụ nữ Á châu chắc không phải do ảnh hưởng của phytoestrogen [28].

 

Đầu nành tốt cho tim mạch

 

Bệnh tim mạch

 

Bằng chứng y học thu thập trong khoảng 30 năm qua cho thấy phytoestrogen có ảnh hưởng tích cực chống lại các bệnh tim mạch. Đã từ lâu, giới nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ người Á châu, những người có mức độ tiêu thụ rau cải nhiều, bị bệnh tim mạch ít hơn người da trắng Tây phương [29-30].

 

Trong phụ nữ người da trắng, estrogen là một kích thích tố được xem là có tác dụng phòng chống nguy cơ bị bệnh tim mạch. Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh dùng estrogen (hay HRT) có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn phụ nữ không dùng estrogen [31-33]. Mối quan hệ giữa phytoestrogen và bệnh tim mạch chưa được nghiên cứu qui mô như trong trường hợp HRT.

 

Tuy nhiên kết quả từ nhiều nghiên cứu mối quan hệ giữa phytoestrogen và bệnh tim mạch không hoàn toàn nhất quán, và thường mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn như một nghiên cứu báo cáo rằng chỉ số cholesterol trong các phụ nữ dùng isoflavones với 45 mg/ngày giảm một cách đáng kể so với phụ nữ không được điều trị bằng isoflavones [34].

 

Nhưng một nghiên cứu khác [35] trong đàn ông được điều trị bằng protein đậu nành với 60 g/ngày trong vòng 4 tuần, thỉ không ghi nhận được một ảnh hưởng tích cực nào của phytoestrogen. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng các đối tượng trong nghiên cứu của họ có độ cholestrol thấp, tức là cơ hội giảm cholesterol không có bao nhiêu.

 

Khá nhiều nghiên cứu cho thấy thay thế thức ăn động vật bằng chất đạm chế biến từ đậu nành làm giảm LDL cholesterol [36-37]. Một phân tích tổng hợp 38 nghiên cứu lâm sàng gần đây kết luận rằng đậu nành hay chất đạm chế biến từ đậu nành có khả năng giảm LDL và triglyceride [38].

 

Khả năng tác hại của phytoestrogen Khả năng sinh sản.

 

Vào thập niên 1940s, ở Tây Úc người ta thấy một số trừu có vấn đề về khả năng sinh sản, kể cả các chứng u nang trong noãn sào, và thiếu khả năng thụ tinh [39]. Sau này triệu chứng trên có tên là “Clover disease”, và sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học biết rằng chứng này do trừu ăn một loại cỏ có tên là Trifolium subterraneum (hay thường gọi là “clover”, hay cỏ ba lá, cỏ clô-vơ) có chứa nhiều hàm lượng isoflavones [40]. Tác hại (hay “ảnh hưởng” thì đúng hơn) của cỏ clô-vơ trong vấn đề sinh sản sau này còn được ghi nhận trong thỏ, lợn (heo), và chuột.

 

Câu hỏi cần được đặt ra là một ảnh hưởng tiêu cực của isoflavones như trên có thể có trong con người hay không? Qua các nghiên cứu được công bố trong vài mươi năm qua thỉ có lẽ câu trả lời là “không”. Thực ra, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy isoflavone có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh sản trong phụ nữa trước thời kỳ mãn kinh cả.

 

Tuy nhiên, có một nghiên cứu ở Hòa Lan báo cáo rằng các phụ nữ dùng củ tulip (có chứa nhiều phytoestrogen) ở một liều lượng lớn có thể gây ra chứng chảy máu âm hộ và vài rối loạn chu kỳ kinh nguyệt [41], nhưng vỉ nghiên cứu này quá sơ sài, nên không ai có thể kết luận được là các triệu chứng này trực tiếp liên quan đến phytoestrogen hay một yếu tố trung gian nào khác.

 

Trong phụ nữ Á châu, những người dùng đậu nành trong một thời gian rất dài (qua nhiều thế hệ) và với liều lượng trung bỉnh, thỉ khả năng sinh sản của họ không có gì để gọi là có vấn đề.

 

Phát triển

 

Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu về phytoestrogen và phát triển chỉ giới hạn trong các động vật cấp thấp như chuột, nhưng kết quả cũng không có gì mang tính khẳng định. Dù thế, có người đặt giả thuyết rằng (cỉẳn gọi là Sharpe-Skakebaek hypothesis) nếu trẻ sơ sinh được tiếp thu estrogen sớm có thể dẫn đến một vài biến chứng trong thời gian trưởng thành, như chất lượng tinh trùng thấp, hay nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt [42].

 

Nhưng trong thực tế cho đến nay, những tác hại trên chưa được ghi nhận trong bất cứ một nghiên cứu nào. Thực ra, có bằng chứng cho thấy ngược lại rằng nếu trẻ sơ sinh dùng phytoestrogen thỉ trong thời gian trưởng thành họ thường ít bị các chứng bệnh mãn tính. Ở Mĩ, sữa đậu nành đã được dùng cho trẻ sơ sinh hơn 50 năm và chưa có bằng chứng gì cho thấy nó có tác hại [43].

 

Một vài nhận xét

 

Nói chung mặc dù trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phytoestrogen và sức khỏe con người, nhưng kiến thức của chúng ta về mối quan hệ này vẫn còn rất rời rạc. Một phần lớn là vỉ gần như 95% các nghiên cứu chưa được tiến hành theo những tiêu chuẩn khoa học và nguyên tắc lâm sàng cao.

 

Chẳng hạn như trong khoảng 100 nghiên cứu liên quan đến phytoestrogen và loãng xương, ung thư và bệnh tim mạch, chỉ có 5 nghiên cứu được liệt vào loại “thư? nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên” (tức là “Randomized controlled clinical trial”), một loại nghiên cứu mà giá trị của kết quả được đánh giá là có độ tin cậy cao nhất trong tất cả các loại nghiên cứu lâm sàng.

 

Tuy nhiên, điểm qua kết quả của các nghiên cứu trên chuột và con người trong thời gian qua, chúng ta có thể nói rằng tác dụng của phytoestrogen đến sức khỏe con người nói chung là tích cực và an toàn nếu dùng với một liều lượng vừa phải và trong một thời gian trung bỉnh.

 

Những bằng chứng này cho thấy phytoestrogen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ phận, kể cả làm giảm cholesterol, ngăn chận sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm tỉnh trạng mất chất xương trong người, và có thể xoa dịu những triệu chứng sau thời kỳ mãn kinh như nóng bừng. Nhưng phytoestrogen cũng có một vài biến chứng phụ nếu dùng với một liều lượng cao, dù những biến chứng này nói chung là không nghiêm trọng.

 

Thế nào là một liều lượng trung bỉnh? Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này. Nhưng các dữ kiện khoa học công bố trong thời gian gần đây cho thấy có lẽ dùng khoảng 30-40 mg / ngày (tức khoảng 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày) là một liều lượng an toàn. Về thời gian dùng “an toàn”, cũng chưa có câu trả lời rỏ ràng, vỉ hầu hết các nghiên cứu về tác dụng của phytoestrogen thường rất ngắn hạn, và chúng ta vẫn chưa biết được những biến chứng lâu dài.

 

Tuy nhiên, cho đến nay, trong các sắc dân Á châu dùng phytoestrogen (đậu nành) từ thế hệ này sang thế hệ khác, chưa thấy có biến chứng nguy hiểm nào được báo cáo.

 

Tăng cường tiêu thụ các sản phẩm như đậu khuôn, hay rau cải cũng nằm trong một chiến lược y tế công cộng của chính phủ nhiều nước Tây phương nhằm giảm tỉ lệ dân số bị bệnh tim mạch, ung thư và loãng xương. Đối với người Việt Nam, các sản phẩm của đậu nành, như đậu khuôn, sữa đậu nành, đậu hủ là những món ăn quen thuộc, và không có lí do gì chúng ta phải từ bỏ nguồn thực phẩm lành mạnh và quan trọng này.

 

 

Thuocthang.vn

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."