0

Bệnh tự kỷ ở trẻ em

Tự kỷ là những rối loạn phát triển của não với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp.

>>> Con tự kỷ là do lỗi của mẹ khi mang thai?

 

NHỮNG DẤU HIỆU TRẺ CÓ TÌNH TRẠNG TỰ KỶ

 

Hội chứng Renner. Những nét chính yếu:

 

Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác

 

Thể hiện rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày

 

Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị

 

Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo

 

Có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác .

 

Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn , thông minh, dễ thương .

 

Hội chứng Asperger.: Những nét chính yếu gốm :

 

Cách tiếp cận xã hội kỳ dị

 

Tỏ ra ham thích một cách mãnh liệt và tập trung vào những thứ hết sức bình thường như bảng báo giờ xe lửa , một vật dụng nào đó …

 

Giỏi về ngữ pháp và từ ngữ nhưng nói năng hết sức đơn điệu  và thường tự nói một mình, không trò chuyện với ai .

 

Phối hợp vận động yếu kém.

 

Trình độ khả năng có thể kém, trung bình hoặc khá nhưng thường khó khăn trong một số môn .

 

Thiếu ý thức về lẽ phải .

 

BẢNG KIỂM TRA HÀNH VI TRẺ TỰ KỶ ( AUTISM CHECKLIST)

 

Trẻ tỏ ra rất khó khăn trong việc giao tiếp với các trẻ khác (*)

 

Trẻ thường bật cười không đúng lúc .

 

Trẻ không nhìn vào người đối diện với chúng (*)

 

Trẻ không có phản ứng với sự đau đớn .

 

Trẻ thích ở một mình, xa lánh người thân .

 

Trẻ hay xoay tròn mọi vật trong tầm tay

 

Trẻ cầm nắm một cách vụng về các món đồ (*)

 

Trẻ không đáp ứng với phương pháp giáo dục bình thường(*)

 

Trẻ có các phản ứng thái quá khi biểu lộ sự vui mừng hay lo hãi.

 

Trẻ thích sự lập đi lập lại, tỏ ra phản ứng trước các sự thay đổi các thói quen

 

Không phản ứng trước các việc nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ (*)

 

Thích chơi các trò chơi kỳ quặc.

 

Thường cự tuyệt sự ôm ấp hay vuốt ve của người khác .(*)

 

Không trả lời các câu hỏi và làm ngơ trước các hành vi của người khác

 

Rất khó khăn khi phải diễn tả các nhu cầu bằng lời nói, thường dùng các cử chỉ, ra hiệu.

 

Có thái độ giận dữ hay lo sợ không có lý do rõ ràng

 

Thường lập lại nguyên mẫu các câu nói của người khác

 

Các kỹ năng vận động không ổn định : Vụng về trong một số động tác đơn giản, nhưng lại khéo léo trong một số động tác phức tạp hơn .

 

Các dấu * là các yếu tố quan trọng, cần phải có để đánh giá là trẻ có hội chứng Tự Kỷ.

 

Tuy nhiên, việc chẩn đoán một trẻ có hội chứng Tự Kỷ, dù chỉ là những dấu hiệu mơ hồ hay rõ nét cũng không hề đơn giản, và cũng không thể trong một lần thăm khám duy nhất mà có thể kết luận là Tự kỷ hay không, và phụ huynh cũng không nên dựa trên một vài dấu hiệu bất thường về hành vi  hay ngôn ngữ như chậm nói mà thất vọng về tình trạng của con mình.

 

Chúng ta không thay đổi được những tình trạng rối loạn của trẻ, nhưng chúng ta có thể thay đổi được cách giao tiếp và tương tác với trẻ, từ đó tình trạng Tự kỷ của trẻ sẽ giảm thiểu, việc trị liệu hay giáo dục (bằng nhiều biện pháp khác nhau) không nhằm đến mục tiêu là giúp trẻ có khả năng trở lại tình trạng bình thường, mà là trẻ giúp trẻ có thể thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, điều này sẽ khiến trẻ tự cải thiện cải thiện được các mối quan hệ, và trẻ sẽ lấy lại được sự tự tin từng bước một. Đó cũng là mục đích của các tiến trình trị liệu tâm lý – giáo dục cho trẻ tự kỷ.

 

Tự kỷ là một hiện tượng rối loạn tâm lý rất phức tạp, ngay cả việc định danh cũng có nhiều các gọi khác nhau, có người gọi là bệnh, có người gọi là hội chứng, là tình trạng… và là một rối loạn mang tính cá biệt rất cao, không có một trẻ Tự kỷ nào có tình trạng và khả năng giống nhau, dù chúng đều có những dấu hiệu chung. Cho đến nay, việc xác định nguyên nhân cũng còn là một điều tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhưng nói chung thì đa số đều chấp nhận một số các nguyên nhân sau:

 

Sự phát triển kém hay không phát triển của một số tế bào thần kinh trong khu vực giao tiếp, tạo ra những tế bào non vì thế đã không có được những đáp ứng và khả năng tiếp nhận các kỹ năng giao tiếp mà cụ thể nhất là khả năng hình thành và phát triển ngôn ngữ.

 

Những rối loạn hay những sang chấn tâm lý (căng thẳng, buồn phiền, lo âu, giận dữ)  trong lúc mang thai của người mẹ.

 

Sự thiếu quan tâm chăm sóc và môi tương giao không đầy đủ của bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển ở những năm đầu cũng có khả năng làm tăng nặng tình trạng tự kỷ.

 

Quan sát bé để hiểu con hơn
Quan sát hành vi của trẻ là cách tốt nhất phát hiện bệnh

Trẻ tự kỷ thường có những bộc lộ khá rõ rệt mà bố mẹ có thể nhận ra:

 

Cách ăn nói:

 

Ngôn ngữ phát triển hoặc chậm hay không phát triển chút nào

 

Khó chăm chú được lâu

 

Cách dùng từ không có ý nghĩa

 

Dùng cử chỉ thay vì lời nói để diễn đạt ý tưởng

 

Phản Ứng Trong Cách Giao Tiếp:

 

Thích một mình hơn là chơi với trẻ khác

 

Không thích kết bạn

 

Ít tác động như cười hay nhìn thẳng mắt người khác

 

Giác Quan Bị Hư Hại:

 

Giác quan thấy, nghe, sờ, ngửi  và nếm có thể rất nhạy cảm hay đôi khi lại giảm sút.

 

Cách Chơi:

 

Thiếu tính tự phát hay tưởng tượng

 

Không tự chế biến trò chơi

 

Không bắt chước được người khác

 

Thái Độ Cư Xử:

 

Có thể quá họat động hay thụ động

 

Thiếu khả năng suy xét

 

Có thể tỏ gây hấn với người hay chính mình

 

Nổi cơn thịnh nộ mà không có lý do

 

Không tự ý bày trò chơi

 

Quá trì chí vào một vật, ý tưởng, hành động hay một người nào

 

Khó chấp nhận thay đổi trong lễ thói hằng ngày

 

Vì thế, việc điều trị cũng rất đa dạng, có người dùng các liệu pháp hành vi, có người lại sử dụng phương pháp cho thở oxy cao áp, rồi châm cứu… và rất nhiều phương pháp đặc hiệu khác, mà trong số đó không ít các biện pháp rất tốn kém.

 

Có nhiều phụ huynh sau một thời gian tự mò mẫm học hỏi các phương pháp khác nhau, đã nghĩ ra một phương pháp cho con mình, đây có lẽ là biện pháp tốt nhất. Nhưng mỗi trẻ Tự kỷ lại có những khả năng tiếp thu và phát triển khác nhau, vì vậy những gì thích hợp cho con họ, chưa chắc đã thích hợp cho trẻ khác.

 

Vì thế việc xây dựng một kế hoạch trị liệu phải dựa trên sự chẩn đoán kỹ càng và đưa ra một chương trình giáo dục hoàn toàn cá nhân cho đứa trẻ đó mà thôi.

 

Hiện nay, phương pháp ABA ( Applied Behavioral Analysic) gọi là phương pháp phân tích hành vi được xem là một phương pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng giống như các rối nhiễu tâm lý khác, việc điều trị trẻ Tự Kỷ là một quá trình lâu dài và cần sự kết hợp giữa các hoạt động trị liệu và giáo dục khác nhau:

 

1. Xây dựng Lịch hoạt động hàng ngày.( được trình bầy dưới dạng hình ảnh) Tổ chức các hoạt động học tập, tập cho trẻ nhận ra sự liên kết giữa hình ảnh và vật thật, tập viết những câu hoàn chỉnh, nhận ra các khái niệm về thời gian và không gian, tập viết theo cách dot to dot (nối các điểm) của chữ và số ..v..v . Chương trình học này là sự hợp tác giữa phụ huynh và một chuyên viên tâm lý

 

2. Phương pháp ABA do một giáo viên giáo dục đặc biệt phụ trách

 

3. Dùng một số thuốc bổ thần kinh.

 

Như vậy, chúng ta thấy trong việc giáo dục và trị liệu trẻ Tự kỷ có là một sự kết hợp giữa :

 

Phụ huynh giúp trẻ xây dựng lịch hoạt động và tập luyện cũng như nhắc nhở trẻ làm các bài tập ở nhà.

 

Chuyên viên tâm lý theo dõi và phối hợp với giáo viên đặc biệt (nếu có) để xây dựng một chương trình vận dụng phương pháp ABA.

 

Bác sĩ tâm thần nhi chẩn đoán và cho trẻ uống các loại thuốc bổ thần kinh thích hợp cho từng trường hợp. Đây chủ yếu là các loại thuốc bổ chứ không có tác dụng trị liệu như một phương pháp trị liệu rất phức tạp và tốn kém.

 

Thông thường, khi phát hiện con mình có tình trạng Tự Kỷ, phụ huynh thường rất lo lắng và nôn nóng đi tìm một biện pháp hiệu quả nhất để trị liệu cho con, biết được tâm lý đó, nhiều người đã tìm cách thuyết phục để cung cấp cho phụ huynh những phương pháp rất tốn kém, với suy nghĩ: Cái gì đắt nhất là tốt nhất.

 

Nhưng sau một thời gian dài, sự biến chuyển chậm chạp của trẻ lại khiến cho nhiều phụ huynh thất vọng, có khi bỏ mặc, có khi lại quay sang tìm kiếm thêm những phương pháp khác, mà họ quên rằng chính tâm lý ổn định, chấp nhận và vui vẻ của mình cùng với sự kiên trì tuân theo một chương trình trị liệu rõ ràng mới là điều kiện tốt nhất giúp cho con em có những biến chuyển khả quan trong cuộc sống.

 

Khi nghi ngờ con bạn có dấu hiệu tự kỷ bạn có thể đến những địa chỉ sau để khám bệnh:

 

Tại TP HCM:

 

- Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận điều trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí không quá 1,5 triệu đồng/tháng.

 

Tại nhà riêng của chị Lê Thị Phương Nga, tác giả bài viết “Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ”, số 6 đường 328 Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP HCM, Phụ huynh có nhu cầu thể gọi cho chị Phương Nga theo số (08).213.5269 hoặc 0909.888.979Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường “chuyên biệt” trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (quận 10).

 

Tại Hà Nội:

 

 - Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương.

 

- Phòng tư vấn và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định.

 

- Trung tâm Hy Vọng, 35 Trần Quang Diệu.

 

- Dịch vụ điều trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

 

Ngoài ra để xác định, chẩn đoán tự kỷ, có thể đến Phòng khám Tuna (số 26, ngõ 259/5 phố Vọng) hay khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương.

 

thuocthang.vn

 

Tổng hợp

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."