0

Mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan

Hầu hết chúng ta đã có lần khó ngủ lúc này hay lúc khác. Điều này là bình thường và thường là tạm thời, do căng thẳng hay các yếu tố khác bên ngoài. Nhưng nếu mất ngủ xuất hiện thường xuyên và gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày, thì  bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ.


Rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều hậu quả không chỉ là buồn ngủ. Việc giấc ngủ thiếu chất lượng có thể tác động tiêu cực đến năng lượng của bạn, cân bằng cảm xúc, và sức khỏe.

 

Rất may? Bạn không cần phải lo lắng với những vấn đề giấc ngủ. Mà bạn hãy đọc bài này để tìm hiểu về các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, những gì bạn có thể làm được để giúp đỡ chính mình để có giấc ngủ ngon, trước khi phải gọi bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh.

 

 Mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan

 

Thế nào rối loạn giấc ngủ và các vấn đề của giấc ngủ?

 

 

Theo Ủy ban Quốc gia về rối loạn giấc ngủ của Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, ít nhất 40 triệu người Mỹ bị mất ngủ mãn tính, rối loạn giấc ngủ dài hạn và  20-30 triệu người thỉnh thoảng mất ngủ.

 

Thật không may, nếu mất ngủ thì ít nhất cũng có thể làm thay đổi tâm trạng, năng lượng, hiệu quả công việc và khả năng xử lý các vấn đề khác. Nặng hơn, rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến sức khỏe kém, tăng cân, tai nạn, hiệu suất công việc kém, và căng thẳng trong các mối quan hệ. Nếu bạn muốn cảm thấy tốt nhất, giữ gìn sức khỏe, và giữ trí não của bạn minh mẫn, giấc ngủ là một điều cần thiết, không phải là điều gì quá xa xỉ.

 

Để không phải thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ vào ban đêm, hoặc thức dậy cảm thấy mệt mỏi. Ngay cả khi bạn đã phải vật lộn với mất ngủ lâu rồi. Bạn vẫn có thể học cách để ngủ tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách theo dõi các triệu chứng và mô hình giấc ngủ của bạn, và sau đó tập luyện để tăng cường sức khỏe, thay đổi những thói quen ban ngày và thói quen trước khi đi ngủ của bạn.

 

Nếu không làm được, bạn có thể tư vấn một số chuyên viên được đào tạo trong y học giấc ngủ. Và bạn có thể xác định được các nguyên nhân cơ bản của vấn đề của bạn là gì? và tìm cách để cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn. Vậy làm thế nào để bạn có thể nói vấn đề mất ngủ của bạn chỉ là thoáng qua, một  ít phiền toái hay một dấu hiệu của một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng hoặc do những bệnh tật gì?

 

Bắt đầu bằng cách rà soát các triệu chứng của bạn, đặc biệt là tìm kiếm các dấu hiệu ban ngày do thiếu ngủ. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây một cách thường xuyên, bạn có thể đã bị rối loạn giấc ngủ.

 

Mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quanBiểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ như sau:

 

-Cảm thấy khó chịu hay buồn ngủ vào ban ngày?

 

-Không giữ được tỉnh táo khi ngồi yên, xem tivi hoặc đọc sách?

 

-Buồn ngủ hay cảm thấy rất mệt mỏi khi lái xe?

 

-Khó tập trung?

 

-Mọi người thường nói với người khác rằng bạn trông mệt mỏi?

 

-Bạn có phản ứng chậm chạp?

 

-Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc?

 

-Bạn cảm thấy như bạn thiếu ngủ hầu như mỗi ngày?

 

-Bạn hay gọi đồ uống có chứa caffein cho mình?

 

Nếu bạn trả lời “có” cho một vài trong số những câu hỏi này, bạn có thể đã bị rối loạn giấc ngủ.

 

Mất ngủ:

 

Là loại phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ, là không có được giấc ngủ hoặc ngủ ngon vào ban đêm. Mất ngủ có thể được gây ra bởi một loạt các nguyên nhân bao gồm stress, đi máy bay thay đổi múi giờ, tình trạng bệnh tật nào đó, tác dụng phụ các loại thuốc mà bạn dùng, hoặc thậm chí  là uống quá nhiều trà, cà phê. Mất ngủ cũng có thể được gây ra bởi các rối loạn giấc ngủ khác hoặc điều kiện sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng mất ngủ thường gặp bao gồm:

 

- Khó ngủ vào ban đêm hoặc việc khó ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm

 

- Thức dậy thường xuyên trong đêm

 

– Giấc ngủ không yên vì cảm thấy có ánh sáng chói rọi vào mắt, ngủ chập chờn, hoặc không thể ngủ lại mặc dù rất muốn.

 

– Bạn cần phải uống thuốc ngủ, hay dụng cụ hỗ trợ để có được giấc ngủ.

 

– Luôn cảm thấy buồn ngủ và năng xuất làm việc thấp trong ngày.

 

Dù nguyên nhân của chứng mất ngủ của bạn là gì đi nữa, thì quan niệm về thói quen ngủ và học cách để thư giãn sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn và cảm thấy sức khoẻ nói chung tốt hơn.

 

Thực tế là hầu hết các trường hợp mất ngủ có thể được chữa khỏi với những thay đổi lối sống của bạn, và bạn có thể làm được, mà không cần dựa vào các bác sĩ hoặc phải sử dụng một loại thuốc ngủ.

 

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

 

Mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan

 

Trong cơ thể chúng ta đều có một đồng hồ sinh học quy định chu kỳ ngủ-thức 24 giờ của mỗi người, còn được gọi là nhịp sinh học của con người. Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Khi mặt trời mọc lên vào buổi sáng, não bộ báo hiệu là thời gian để thức dậy. Vào ban đêm, khi có ít ánh sáng, bộ não của bạn kích thích sản xuất melatonin, một hormone làm cho bạn buồn ngủ.

 

Khi nhịp sinh học của bạn bị gián đoạn hoặc phá vỡ, bạn có thể cảm thấy chếnh choáng, mất phương hướng, và buồn ngủ vào những thời điểm bất tiện. Nhịp sinh học có liên quan đến chủng tộc hoặc văn hoá ngủ và rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, đi máy bay thay đổi múi giờ, và sự thay đổi giấc ngủ do công việc yêu cầu. nhịp sinh học bình thường cũng có liên quan đến trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, và trầm cảm theo mùa.

 

Mất ngủ do phải làm việc theo ca kíp.

 

Rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca xảy ra khi lịch làm việc của bạn và đồng hồ sinh học của bạn không được đồng bộ hóa. Trong ngày 24 giờ của chúng ta, nhiều người lao động phải làm việc ca đêm, đầu ca sáng, hoặc ca luân phiên. Những lịch trình làm việc như vây buộc bạn phải làm việc khi cơ thể bạn đang muốn đi vào giấc ngủ, và phải ngủ khi cơ thể bạn đang báo hiệu bạn phải thức tỉnh.

 

Trong khi một số người điều chỉnh tốt hơn so với những người khác cho nhu cầu làm việc theo ca, hầu hết công nhân làm ca đều có giấc ngủ chất lượng kém hơn vào ban ngày.

 

Như một kết quả của việc thiếu ngủ, nhiều công nhân làm ca phải cố gắng với cơn buồn ngủ khi làm công việc. Điều này làm giảm năng suất của họ và đặt họ vào nguy cơ tai nạn nghề nghiệp.

 

- Có một số điều bạn có thể làm để giảm thiểu các tác động của sự thay đổi khi mất ngủ do làm ca:

 

- Nghỉ giải lao thường xuyên và giảm thiểu tần suất thay đổi giờ làm.

 

- Khi thay đổi ca, yêu cầu một sự thay đổi tiến lên, chứ không phải như trước đó vì cơ thể dễ dàng điều chỉnh về phía trước hơn, chứ không phải là quay lại như trước đây.

 

- Khi điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của bạn bằng cách tăng tiếp xúc với ánh sáng tại nơi làm việc (sử dụng đèn sáng) và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng khi là thời gian để ngủ.

 

- Tránh màn hình TV và máy tính, sử dụng các màn hay rèm cửa sẫm màu để ngăn chặn ánh sáng ban ngày trong phòng ngủ của bạn.

 

- Hãy xem xét sử dụng melatonin trong thời gian cho bạn vào giấc ngủ.

 

Rối loạn giấc ngủ trì hoãn

 

Rối loạn giấc ngủ trì hoãn là một tình trạng mà chu kỳ 24 giờ của giấc ngủ và sự tỉnh táo của bạn(đồng hồ sinh học) bị trì hoãn.

 

Kết quả là, bạn đi ngủ và thức dậy muộn hơn nhiều so với những người khác. Ví dụ, bạn có thể không buồn ngủ cho đến 4 giờ sáng, lúc đó bạn đi ngủ và ngủ ngon lành cho đến trưa, hoặc bạn sẽ ngủ đến trưa khi ngày hôm đó bạn không phải làm việc gì.

 

Rối loạn giấc ngủ trì hoãn làm khó khăn cho bạn để đến lớp học, đi làm buổi sáng đúng giờ,

 

Điều quan trọng cần lưu ý là vấn đề này nhiều khi chỉ là một sở thích thức khuya như là một con cú đêm của bạn.

 

Những người bị rối loạn giấc ngủ trì hoãn không thể ngủ được trước 2h đến 06:00 sáng. Cũng không có gì khó khăn gì khi họ cố gắng ngủ và thức dậy vào những thời điểm xã hội chấp nhận.

 

Khi được nghỉ thoa mái (chẳng hạn như trong thời gian nghỉ học hoặc nghỉ lễ), họ rơi vào một lịch ngủ triền miên.

 

Rối loạn giấc ngủ trì hoãn phổ biến nhất trong thanh thiếu niên, và cuối cùng nhiều người cố gắng thoát khỏi nó.

 

Đối với những người phải tiếp tục vật lộn với một đồng hồ sinh học mà không đồng bộ được, phương pháp điều trị là dùng liệu pháp ánh sáng và chronotherapy có thể có hiệu quả. Để tìm hiểu thêm, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý ở phòng khám gần nhất.

 

Rối loạn giấc ngủ do Jet lag

 

Jet lag là tình trạng gián đoạn tạm thời nhịp sinh học xảy ra khi bạn di chuyển qua vùng có múi giờ khác nhau. Các triệu chứng bao gồm ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, và mất ngủ. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng một hoặc hai ngày sau khi bay qua hai hoặc nhiều múi giờ. Các hướng bay cũng có một sự khác biệt. Bay về phía đông có xu hướng gây Jet lag tồi tệ hơn bay về phía tây.

 

Nói chung, thường mất một ngày cho mỗi múi giờ đi qua để đồng hồ sinh học điều chỉnh lại theo thời gian địa phương. Vì vậy, nếu bạn bay từ Los Angeles đến New York, vượt qua ba múi giờ, bạn cũng cần phải có ba ngày để điều chỉnh lại. Tuy nhiên, Jetlag có thể tồi tệ hơn nếu bạn:

 

- Mất ngủ trước đó

 

- Nếu đang căng thẳng

 

- Uống quá nhiều rượu hay cà phê

 

Đặt lại đồng hồ sinh học của bạn:

 

Làm thế nào để giảm Jetlag khi bạn đi du lịch, sẽ thường mất thời gian cho đồng hồ sinh học của bạn thiết lập lại chính nó. Trong khi đó, bạn cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy đói vào những giờ không đúng bữa, và muốn đi ngủ vào những thời điểm không thích hợp. Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của bạn khi bạn đi du lịch thông qua các múi giờ. Nếu bạn được đi du lịch qua nhiều múi giờ, khi bay bên này đai dương  đến bờ đai dương bên kia, bạn có thể điều chỉnh thời gian ngủ của bạn.

 

Ví dụ, ba ngày tới đây khi bạn có kế hoạch đi từ Bờ Tây đến Bờ Đông, đi ngủ sớm hơn nửa giờ, và dậy sớm hơn nửa giờ vào sáng sớm hôm sau so với thường lệ. Tối hôm sau, đi ngủ một giờ sớm hơn thường lệ và dậy sớm hơn một giờ. Một ngày trước khi bạn đi, lại đi ngủ và dậy sớm hơn 90 phút. Đến ngày thứ tư ngày của chuyến đi thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để thích nghi với múi giờ mới.

 

Thêm lời khuyên để giúp bạn điều chỉnh giấc ngủ :

 

- Trên một chuyến đi dài, không ngủ tuỳ tiện và ngủ theo múi giờ mới. Đối với một, hai ngày đầu tiên, bạn nên dành nhiều thời gian ở ngoài trời nhất có thể, để cho ánh sáng ban ngày thiết lập lại đồng hồ sinh học của bạn.

 

- Sử dụng ánh sáng mặt trời

 

Nếu bạn cần phải thức dậy sớm hơn trong bối cảnh mới (bay từ tây sang đông), phải tận dụng ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm. Nếu bạn cần phải thức dậy sau (bay đông sang phía tây), phải tận dụng ánh sáng cuối chiều tà.

 

- Uống nhiều nước, nhưng không phải caffeine hoặc rượu. Caffeine và rượu thúc đẩy tình trạng mất nước, làm xấu đi các triệu chứng thể chất của jet lag. Nó cũng có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.

 

Không cần điều chỉnh thời gian. Trên một chuyến đi ngắn chỉ một hoặc hai vùng múi giờ, bạn có thể thức dậy, ăn và ngủ đúng giờ như ở về nhà. Chỉ cần điều chỉnh lịch trình các cuộc hẹn khi bạn đang ở nhà.

 

- Thích nghi cần có sự bổ sung năng lượng ngay khi ở nhà, đó là một báo cáo y tế đã được công bố bởi ấn phẩm y tế Harvard.

 

Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến khác

 

Chứng ngưng thở lúc ngủ

 

Ngừng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp (và có thể điều trị), trong đó hơi thở của bạn tạm dừng trong khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp trên. Những tạm dừng hơi thở làm ngắt giấc ngủ của bạn, dẫn đến bạn tỉnh giấc mỗi giờ. Trong khi hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ không nhớ khi thức giấc, có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, dễ cáu kỉnh và chán nản, hoặc giảm năng suất làm việc. Ngừng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, vì vậy là khôn ngoan nếu gặp một bác sĩ ngay khi nghi ngờ rằng bạn hay một người thân bị chứng này.

 

Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

 

- Ngáy ngủ mãn tính

 

- Tạm dừng thở  thường xuyên trong khi ngủ.

 

- Thở hổn hển, hít, hoặc nghẹt thở trong khi ngủ

 

- Cảm thấy kiệt sức sau khi thức dậy và buồn ngủ vào ban ngày.

 

- Thức dậy với sự khó thở, đau ngực, nhức đầu, nghẹt mũi, hoặc khô cổ họng.

 

Hội chứng chân di chuyển không yên

 

Hội chứng chân di chuyển (RLS) là một rối loạn giấc ngủ gây ra do một sự thôi thúc gần như không thể cưỡng lại để di chuyển đôi chân của bạn (hoặc tay). Sự thôi thúc để di chuyển xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc nằm xuống và thường là do khó chịu, tê tê, đau đau, hoặc cảm giác kiến bò.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chân không yên thường gặp bao gồm:

 

-Cảm giác khó chịu sâu bên trong chân, kèm theo một sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chúng.

 

-Những cảm giác chân được kích hoạt mạnh hơn so với phần còn lại và mạnh mẽ hơn vào ban đêm.

 

-Những cảm giác khó chịu tạm thời thấy tốt hơn khi bạn di chuyển, kéo chân, hoặc massage chân.

 

-Chuột rút lặp đi lặp lại hoặc co giật  chân trong lúc ngủ

 

Để biết thêm về Hội chứng chân không yên (RLS): triệu chứng, điều trị, bạn cần tìm hiểu thêm.

 

Chứng ngủ rũ

 

Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ có liên quan đến quá nhiều vấn đề, không kiểm soát được cơn buồn ngủ ngay ban ngày. Nguyên nhân là do một rối loạn chức năng của các cơ chế não kiểm soát giấc ngủ và thức. Nếu bạn có chứng ngủ rũ, nó có thể “tấn công ” bạn trong khi ở giữa buổi nói chuyện, làm việc, hoặc thậm chí lái xe.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ rũ thường gặp bao gồm:

 

-Cảm thấy khi bạn buồn ngủ hoặc bắt đầu mơ màng trước khi bạn ngủ hoàn toàn

 

-Đột nhiên cảm thấy yếu hoặc mất kiểm soát cơ bắp khi bạn đang cười, giận dữ, hoặc trải qua những cảm xúc mạnh mẽ khác.

 

-Vào giấc mơ ngay sau khi đi vào giấc ngủ hoặc có những giấc mơ mãnh liệt

 

-Cảm thấy bị tê liệt và không thể di chuyển khi bạn thức dậy hoặc ngủ gật

 

Tự điều chỉnh cho vấn đề ngủ và rối loạn giấc ngủ

 

Trong khi một số rối loạn giấc ngủ có thể cần một thăm khám của bác sĩ, bạn cũng có thể cải thiện nhiều vấn đề ngủ trên mà không cần bác sĩ. Bước đầu tiên để khắc phục một vấn đề giấc ngủ là xác định và theo dõi cẩn thận các triệu chứng và mô hình giấc ngủ của bạn.

 

Lưu một cuốn nhật ký giấc ngủ

 

Một cuốn nhật ký giấc ngủ là một công cụ rất hữu ích cho việc xác định các rối loạn giấc ngủ và khó ngủ và định rõ cả ban ngày và ban đêm thói quen đó có thể góp phần giải quyết  khó khăn của bạn. Lưu giữ mô hình giấc ngủ và các vấn đề của bạn cũng sẽ có ích khi cung cấp cho bác sĩ.

 

Nhật ký giấc ngủ của bạn nên bao gồm những gì:

 

-Mấy giờ bạn đi ngủ và thức dậy

 

-Tổng số giờ ngủ và chất lượng cảm nhận của giấc ngủ của bạn

 

-Mất bao nhiêu thời gian bạn không ngủ được và những gì bạn đã làm ví dụ  “ở trên giường nhắm mắt”, , hay “đứng dậy, uống một ly sữa, và tập thiền”

 

-Chủng loại và số lượng thực phẩm, chất lỏng, chất caffeine hoặc rượu bạn uống trước khi đi ngủ, và thời gian sử dụng chúng.

 

-Cảm xúc và tâm trạng trước khi đi ngủ của bạn (ví dụ như vui, buồn, căng thẳng, lo âu)

 

-Bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc đã dùng, bao gồm cả liều lượng và thời gian uống.

 

-Các chi tiết này là rất quan trọng, nó tiết lộ hành vi có thể làm mất cơ hội của bạn cho một đêm ngon giấc.

 

Sau khi giữ cuốn nhật ký trong một tuần, ví dụ, bạn có thể nhận thấy rằng khi bạn có uống nhiều hơn một ly rượu vang vào buổi tối, làm bạn thức dậy trong đêm.

 

Cải thiện vệ sinh giấc ngủ và thói quen ban ngày của bạn

 

Bất kể những vấn đề giấc ngủ của bạn, một thói quen ngủ phù hợp và  giúp cải thiện vào giấc ngủ tốt hơn trong dài hạn. Bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề về giấc ngủ phổ biến thông qua thay đổi lối sống và cải thiện vệ sinh giấc ngủ. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng khi bạn bắt đầu tập thể dục thường xuyên và quản lý căng thẳng của bạn một cách hiệu quả hơn, giấc ngủ của bạn có nhiều mới mẻ.

 

Hãy thử thay đổi đơn giản sau đây vào ban ngày của bạn và thói quen trước khi đi ngủ:

 

- Giữ một lịch ngủ thường xuyên, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.

 

- Dành đủ thời gian cho giấc ngủ. Hầu hết mọi người cần ít nhất bảy đến tám tiếng mỗi đêm để cảm thấy tốt và làm việc.

 

- Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn là tối, mát mẻ, và yên tĩnh. Che màn hình điện tử, sử dụng rèm cửa kín hoặc sẫm màu để chặn ánh sáng từ cửa sổ, hoặc dùng thử một mặt nạ ngủ để bảo vệ đôi mắt của bạn.

 

- Tắt TV, điện thoại thông minh, iPad và máy tính một vài giờ trước khi đi ngủ.

 

Các loại ánh sáng màn hình này phát ra có thể kích thích não bộ của bạn, ngăn chặn việc sản xuất melatonin, và can thiệp vào đồng hồ sinh học của cơ thể của bạn.

 

Thuốc ngủ giúp gì cho rối loạn giấc ngủ và các vấn đề ngủ?

 

Khi uống thuốc ngủ một khoảng thời gian ngắn và dưới sự giám sát của bác sĩ, thuốc ngủ có thể giúp vấn đề ngủ của bạn. Tuy nhiên, nó chỉ là một giải pháp tạm thời. Mất ngủ không thể được chữa khỏi bằng thuốc ngủ. Trong thực tế, thuốc ngủ thường xuyên có thể làm mất ngủ nặng hơn về lâu dài.

 

Nói chung, thuốc ngủ có hiệu quả nhất khi được sử dụng một cách tiết kiệm cho các tình huống ngắn hạn, chẳng hạn như đi du lịch qua nhiều múi giờ hoặc phục hồi từ một can thiệp  y tế. Nếu thuốc được sử dụng trong thời gian dài, chúng được sử dụng tốt nhất “khi cần thiết” thay vì trên một cơ sở hàng ngày để tránh sự phụ thuộc và nhờn thuốc.

 

Hướng dẫn an toàn cho thuốc ngủ

 

Chỉ một viên thuốc ngủ bạn sẽ có đủ thời gian 7-8 giờ ngủ. Nếu không, bạn có thể buồn ngủ vào ngày hôm sau.

 

Đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với thuốc. Hãy chú ý cẩn thận đến những tác dụng phụ tiềm tàng, liều lượng hướng dẫn, và danh sách các thực phẩm và các chất để tránh.

 

Không bao giờ uống rượu chung với thuốc ngủ. Rượu làm gián đoạn giấc ngủ và có thể tương tác nguy hiểm với thuốc ngủ.

 

Không bao giờ lái xe hoặc vận hành máy móc thiết bị sau khi uống một viên thuốc ngủ, đặc biệt là khi bạn lần đầu tiên bắt đầu uống một thuốc trợ giúp giấc ngủ mới, bạn có thể sẽ không biết nó ảnh hưởng đến bạn thế nào.

 

-Khi nào thì khám bác sĩ về rối loạn giấc ngủ

 

Nếu bạn đã thử nhiều biện pháp ngủ tự điều chỉnh mà không thành công, đặc biệt là nếu có :

 

-Vấn đề giấc ngủ của bạn là buồn ngủ vào ban ngày và tự thay đổi đã không được cải thiện các triệu chứng của bạn.

 

-Bạn hoặc người ngủ cùng giường bị thở hổn hển, nghẹn, hoặc ngừng thở trong khi ngủ.

 

-Bạn đôi khi rơi vào giấc ngủ vào những thời điểm không thích hợp, chẳng hạn như trong khi nói chuyện, đi bộ, lái xe,hoặc ăn.

 

-Tại buổi khám, chuẩn bị các thông tin về mô hình giấc ngủ của bạn và cung cấp cho các bác sĩ với càng nhiều thông tin càng tốt, bao gồm cả thông tin từ nhật ký giấc ngủ của bạn.

 

-Những gì có thể giải quyết tại một bệnh viện hoặc trung y tế

 

Nếu bác sĩ của bạn giới thiệu bạn đến một trung tâm y tế, một chuyên gia sẽ quan sát các xét nghiệm của bạn, sóng não, nhịp tim, cử động mắt và nhiều thiết bị sử dụng giám sát gắn liền với cơ thể của bạn trong khi ngủ với một loạt các loại dây nhợ, hầu hết bệnh nhân cảm thấy họ đã quen với nó một cách nhanh chóng. Trung tâm y tế cũng có thể cung cấp cho bạn các trang thiết bị để theo dõi hoạt động của bạn (thức và ngủ) ở nhà.

 

Các chuyên gia giấc ngủ sẽ phân tích các kết quả từ thăm khám giấc ngủ của bạn và thiết kế một chương trình điều trị nếu cần thiết.

 

>>> Tìm hiểu cách điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất TẠI ĐÂY

 

Đức Anh

(Medical News Magazine)

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."