0

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

 

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể tự sản sinh ra insulin đúng cách, gây ra lượng glucose dư thừa trong máu. Các loại phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là tuýp 1 và tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 là tuyến tụy không tự sản xuất ra insulin, vì vậy bạn phải dùng nó mỗi ngày. Tiểu đường tuýp 2 là do cơ thể có thể tự sản xuất ra insulin nhưng thường không thì không đủ. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không thể sử dụng insulin một cách chính xác.
 
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ
 
Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có hoặc không có các triệu chứng. Các triệu chứng ngắn hạn của lượng đường trong máu cao có thể bao gồm khát, đói thường xuyên, hoặc đi tiểu thường xuyên. Thường thì các triệu chứng này sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
 

Vậy bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

 
Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu kiểm tra mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. Rối loạn giấc ngủ bao gồm khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan rõ ràng giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu nói rằng thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho bệnh tiểu đường và có thể kiểm soát được.
 
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào
 
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đó là một vấn đề về những triệu chứng của bệnh tiểu đường bạn phải trải qua và cách bạn quản lý chúng như thế nào. Một số triệu chứng có nhiều khả năng gây khó khăn khi bạn đang cố gắng nghỉ ngơi như:
 
- Nồng độ đường trong máu cao có thể gây tiểu nhiều lần. Nếu lượng đường trong máu cao vào ban đêm, có thể bạn sẽ phải thường xuyên thức dậy để đi tiểu.
 
- Khi cơ thể có thêm glucose, nó sẽ lấy nước từ các mô. Điều này có thể làm cho cơ thể mất nước, và phải thức dậy thường xuyên để uống nước.
 
- Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp như run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
 

Các rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh tiểu đường

 
Trằn trọc cả đêm là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù nó có thể là kết quả của các triệu chứng tiểu đường thông thường hoặc một tình trạng sức khỏe riêng biệt. Một vài rối loạn giấc ngủ và các rối loạn khác ảnh hưởng có thể đến giấc ngủ phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
 

Chứng ngưng thở lúc ngủ

 
Đây là rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi ngưng thở nhiều lần và bắt đầu suốt cả đêm. Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà nghiên cứu tìm tháy 86% người tham gia có chứng ngưng thở khi ngủ có mắc bệnh tiểu đường và trong nhóm này, 55% người bệnh đã đủ nặng để cần điều trị.
 
Hội chứng ngừng thở khi ngủ
 
Ngưng thở khi ngủ thường thấy ở những người bị tiểu đường tuýp 2, do những người này thường bị thừa cân, có thể làm giảm sự lưu thông khí.
 
Với các triệu chứng thông thường bao gồm cảm thấy mệt mỏi trong ngày và ngáy vào ban đêm. Nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể là do di truyền hoặc béo phì. Nếu giảm cân đến trọng lượng vừa phải sẽ giúp làm giảm các triệu chứng này. Hoặc bạn cũng có thể đeo khẩu trang khi ngủ để tăng áp suất khí vào cổ họng và giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Hội chứng chân không yên (RLS)

 
Hội chứng chân không yên là đặc chứng bởi việc chân không ngừng có cảm giấc phải di chuyển, nó thường xảy ra vào buổi tối, gây khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. RLS có thể xảy ra do thiếu chất sắt. Các yếu tố nguy cơ cho RLS bao gồm lượng đường trong máu cao hoặc các vấn đề về thận và rối loạn tuyến giáp, thiếu máu hoặc những người hút thuốc lá.
 
Mất ngủ
 
Mất ngủ đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Nguy cơ mất ngủ tăng cao nếu bạn gặp stress cùng với nồng độ glucose cao.
 
 
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
 
Các chuyên gia kết hợp việc thiếu ngủ với sựthay đổi cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể và cân nặng. Thiếu ngủ và bệnh tiểu đường như một vòng luẩn quẩn. Thông thường, những người thiếu ngủ thường bù đắp năng lượng bằng việc ăn thật nhiều, điều này có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên và cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tiếp theo.Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ béo phì, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Hồng Oanh
Medical News Today

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."