0

Cách chữa trị bệnh mất ngủ hiệu quả và an toàn nhất

 

Mất ngủkhó ngủ là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay. Hệ lụy của mất ngủ kéo dài khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và sinh hoạt cuộc sống thường ngày không hề nhỏ. Để xử trí tình trạng mất ngủ đúng cách bạn hãy áp dụng cách chữa trị bệnh mất ngủ NHANH và HIỆU QUẢ nhất dưới đây nhé.

 

BỆNH MẤT NGỦ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

 

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường biểu hiện nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường tỉnh dậy nhiều lần trong đêm, mỗi lần 30 phút - 1 tiếng hoặc thức dậy sớm không ngủ lại được.

 

 bệnh mất ngủ được hiểu như thế nào?

 

Theo nghiên cứu mới nhất, tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ từ 4% - 48%. Khoảng 33% dân số mắc phải một trong những triệu chứng của mất ngủ,15% bị ngầy ngật vào ban ngày, 18% không thỏa mãn với giấc ngủ. Ngoài ra, 30% bệnh mất ngủ có liên quan đến bệnh tâm thần.

 

Tỷ lệ mắc bệnh mất ngủ ở nữ giới cao hơn nam giới, nhất là ở độ tuổi gần và tiền mãn kinh. Có lẽ suy giảm hocmon nữ liên quan đến chứng mất ngủ, Đặc biệt người cao tuổi có nguy cơ mất ngủ càng cao.

 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH MẤT NGỦ

 

Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp ở bệnh mất ngủ đó là khó đi vào giấc ngủ ban đêm, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy trong đêm, ngủ dạy sớm không ngủ lại được gây ra sức khỏe mệt mỏi, ban ngày luôn có cảm giác buồn ngủ dẫn đến khó tập trung trong công việc.

 

  dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ

 

Nếu bạn mắc 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây và thường xuyên xảy ra ít nhất 3 lần/tuần thì bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh mất ngủ hay khó ngủ.

 

- Khó đi vào giấc ngủ

 

- Cả đêm không ngủ được

  

- Cảm giác buồn ngủ nhưng khi đặt lưng lên giường lại không ngủ được, tỉnh táo, suy nghĩ miên man.

 

- Khó khăn duy trì giấc ngủ, hay thức giấc nhiều lần trong đêm mỗi lần 30 phút - 1 tiếng.

 

- Thức dạy sớm hơn bình thường nhưng không ngủ lại được

 

Chú ý: Bạn nên đi khám Bác Sĩ trong trường hợp nào?

  

Trường hợp 1: Mất ngủ cấp tính còn được gọi là mất ngủ nhất thời, thoáng qua do tác động từ một số yếu tố bên ngoài như: Sinh hoạt hằng ngày không đúng cách, ăn uống thiếu khoa học, suy nghĩ, lo lắng nhiều do áp lực từ cuộc sống, bị stress, có tin buồn... Các nguyên nhân này gây ra chứng mất ngủ tạm thời, thoáng qua có thể sau vài ngày giấc ngủ sẽ trở lại bình thường khi bạn sắp xếp lại cuộc sống sinh hoạt, để nhanh hơn cần một số thảo dược, hay thực phẩm chức năng để lấy lại giấc ngủ bình thường. 

 

Trường hợp 2: Mất ngủ mãn tính là triệu chứng mất ngủ ít nhất 3 lần/tuần, và kéo dài vài tháng trở lên mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm. Mất ngủ mãn tính có nhiều nguyên nhân gây nên, theo báo cáo khoa học cho rằng mất ngủ mãn tính chủ yếu do cơ thể bị bệnh thường do trầm cảm, rối loạn tuần hoàn não…hoặc một số bệnh của chuyên khoa tâm thần khác, sử dụng các chất kích thích gây nghiện, thuốc lắc, ma tuý đá, thuốc ngủ... trong trường hợp này bạn nên đến các cơ sở y tế để khám.

 

MẤT NGỦ ẢNH HƯỜNG THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH

 

Khi mắc phải bệnh mất ngủ ngoài sức khỏe cảm thấy mệt mỏi, làm việc khó tập trung... nếu bạn không chữa trị bệnh mất ngủ kịp thời còn gây ra những hậy quả khó lường đến sức khỏe lâu dài.

 

biến chứng bệnh mất ngủ

 

Lão hóa ở da sớm: Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến làn da, đặc biệt là làn da mặt do ban ngày chúng ta tiếp xúc với các khói bụi ngoài đường nên ban đêm da cần được hồi phục để lấy lại đàn hồi. Trường hợp nếu bạn thức khuya, mất ngủ hay thiếu ngủ khiến da bị ảnh hưởng, lão hóa sớm như xuất hiện các nếp nhăn, xám xỉn và chảy xệ. Thậm chí thiếu ngủ còn gây ra bệnh vẩy nến, eczema...

 

Béo phì: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hormone dẫn đến hiện tượng thèm ăn, khi bạn ăn quá nhiều sẽ khó kiểm soát cân nặng, và gây ra chứng béo phì.

 

Tăng huyết áp: Theo báo cáo của Office of Internal Medicine thì những người ít ngủ, thiếu ngủ, chỉ ngủ dưới 5 tiếng/ngày có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao gấp 2 lần so với người ngủ hơn 7 tiếng/ngày.

 

Suy thoái não, giảm trí nhớ: Giấc ngủ là thời gian khôi phục lại năng lượng sau 1 ngày làm việc vất vả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, trường hợp người thiếu ngủ dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, hay cáu gắt, thiếu sự tập trung vào công việc và tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường.

  

Ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp: Thiếu ngủ làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ bị bệnh về đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản... Lưu ý, người bị bệnh phổi mãn tính thì tình trạng bệnh sẽ tồi tệ thêm nếu thiếu ngủ, ngủ ít hơn.

 

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm khả năng sản xuất nội tiết tố của tuyến tụy có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, mất cần bằng và dẫn đến bệnh tiểu đường.

>>> Xem ngay: Ngủ không tốt làm tăng nguy cơ đái tháo đường

 

Suy giảm chức năng miễn dịch: Thiếu ngủ làm giảm đị lượng tế bào máu trắng, gây ra giảm chức năng miễn dịch, là nguyên nhân trực tiếp bạn dễ bị mắc nhiều bệnh hơn.

 

Gây bệnh tim: Đây là biến chứng nguy hiểm mà tình trạng thiếu ngủ mắc phải. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, mất ngủ do rối loạn sản xuất melatonin, đây là một loại hormone có chức năng hỗ trợ điều chỉnh nhịp sinh học cũng như kiểm soát hoạt động của hormone khác có liên quan. Khi chúng ta thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm rối loạn quá trình sản sinh ra những hormone điều chỉnh. Đây chính là nguyên nhân gây hại trực tiếp cho tim mạch, cụ thể là bệnh nhồi máu cơ tim mà người cao tuổi hay mắc phải do thiếu ngủ.

 

Gây đột quỵ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất trong tất cả những biến chứng của mất ngủ. Theo nghiên cứu mới nhất, người có độ tuổi từ 18 - 40 tuổi nếu thiếu ngủ, làm việc nhiều về đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần so với người bình thường. Đặc biệt những người bị bệnh đái tháo đường mà thiếu ngủ thì khả năng bị đột quỵ càng cao hơn nữa. 

>>> Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ và hướng xử trí ban đầu

 

CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY RA BỆNH MẤT NGỦ

 

các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

 

1. Nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài

 

1.1. Mất ngủ do ô nhiễm âm thanh

  

Giấc ngủ được chia làm 5 giai đoạn nhỏ: Ru ngủ, ngủ nông (ngủ không sâu), ngủ sâu, ngủ rất sâu, ngủ mơ màng (ngủ mê mệt). Những người bị khó ngủ thường mắc phải giai đoạn ru ngủ, ngủ không sâu giấc nên dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh như: Tiếng còi xe, tiếng đóng cửa rao vào, tiếng thi công xây dựng của nhà hàng xóm, thậm chí cả tiếng nói chuyện... Cách tốt nhất bạn hãy tìm một nơi thật yên tĩnh để ngủ ngon hơn, tránh tình trạng thiếu ngủ kéo dài gây ra mất ngủ mãn tính sẽ khó chữa trị.

 

1.2. Phòng ngủ bừa bộn

 

Theo các chuyên gia sức khỏe đánh giá, không gian phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng, đủ ánh sáng thích hợp sẽ rất có lợi trong việc thư giãn não bộ, giúp bạn nhanh chóng rơi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. Ngược lại nếu căn phòng đầy những mớ hỗn độn quần áo, sách vở, giấy tờ, đặc biệt là rác thì chắc chắn bạn sẽ khó có giấc ngủ ngon.

 

1.3. Sử dụng các chất kích thích

 

Các chất kích thích như: Cafe, thuốc lá, nước chè... sẽ gây ra hiện tượng khó ngủ, ngủ nông, không ngon giấc do những chất này sau khi sử dụng sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của chúng ta.

 

1.4. Thay đổi múi giờ và lịch làm việc

 

Trong trường hợp bạn đi công tác, du lịch hoặc thay đổi nơi làm việc cách xa nơi bạn đạng sinh sống sẽ gây ra rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, vì thế ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

  

1.5. Làm việc thường xuyên vào buổi tối

  

Buổi tối bạn cần thư giãn, nghỉ ngơi đầu óc sau cả ngày làm việc mệt mỏi. Trường hợp bạn thường xuyên làm việc vào buổi tối sẽ khiến não bộ hoạt động không ngừng, đầu óc luôn căng thẳng, đặc biệt ngồi nhiều trước màn hình máy tính cũng làm cho bạn tỉnh táo, khó ngủ hơn.

 

1.6. Ăn uống thiếu khoa học

 

Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn trở nên nặng nề, khó tiêu hóa, đầy bụng và không thể ngủ ngon được. Tốt nhất bạn nên ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng rất tốt cho sức khỏ  

 

Ngoài ra, nếu bạn đói bụng cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, trong trường hợp này bạn đừng ăn những thứ khó tiêu mà hãy thưởng thức 1 cốc sữa ấm, hoặc ăn nhẹcác loại quả.

 

1.7. Mất ngủ do áp lực từ công việc, gia đình

 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay bạn luôn phải cố chạy theo bắt kịp với nhịp sống luôn vận động không ngừng, nhất là ở những nơi thành thị phát triển. Tỷ lệ người bị mất ngủ do lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ quá độ là khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân trong cuộc sống khiến bạn phải suy nghĩ, lo lắng như: Áp lực từ công việc, tài chính thu nhập thấp, gia đình, có một số trường hợp kỳ vọng cao nhưng không đạt được như mong muốn, buồn chuyện tình cảm, chơi bời nợ nần...

 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân tác động đến tâm lý quá mạnh như: Mất đi một người thân trong gia đình, mất đi một khối tài sản lớn... cũng làm cho tâm trạng buồn rầu, và bực bội khiến đầu óc luôn suy nghĩ miên man không ngừng nên khó ngủ cũng là điều dễ hiểu

 

Những hệ lụy của việc suy nghĩ quá độ lâu ngày sẽ biến chứng sang chấn tâm lý hay còn gọi là Stress, trầm cảm. Đây là yếu tố sẽ khiến bạn mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon, thậm chí bạn sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bản thân.

 

2. Mất ngủ do mộ số vấn đề sức khỏe

 

2.1. Mất ngủ do một số bệnh mãn tính

  

Một số bệnh lý đã trực tiếp hay gián tiếp khiến bạn trở nên mất ngủ như: Đau xương khớp, viêm xoang, đau dạ dày, tiểu đêm, hen suyễn, đau thắt lưng... Những bệnh này trở nên đau nhức, khó chịu vào ban đêm làm cho giấc ngủ của bạn không được toàn vẹn.

 

Ngoài ra, bạn dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh dị ứng, viêm mũi, huyết áp cao, tim mạch, thuốc tránh thai... cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

 

2.2. Mất ngủ do tuổi cao

 

Khi càng về già thì các chức năng trong cơ thể bị suy thoái, trong đó có chức năng vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ là hệ thần kinh trung ương. Các tế bào thần kinh trung ương được phát triển hoàn thiện khi bạn 25 tuổi, sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơ-ron thần kinh trung ương chết đi. Do đó, càng về già thì lượng tế báo nơ-ron bị mất đi càng nhiều, đồng nghĩa giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

Đồng thời khi người ta lớn tuổi, lượng hormon melatonin do tuyến tùng (Pineal Gland) sản xuất ngày càng giảm xuống, đây là một hormon quan trọng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp cho chúng ta có giấc ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày. Do vậy người già thường khó ngủ, hay bị mất ngủ hơn khi còn trẻ tuổi.

 

2.3. Mất ngủ do ngừng thở khi ngủ

 

Hiện tượng ngừng thở khi ngủ là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Khi ngưng thở khí quản sẽ bị chèn ép một phần hoặc hoàn toàn sẽ khiến bạn khó thở, thậm chí không thở được một thời gian ngắn vài chục giây. Do đó, theo phản xạ sự sống của cơ thể, người bệnh sẽ liên tục thức giấc trong đêm làm cho giấc ngủ không ngon, không sâu.

>>>Xem ngay: Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì? khắc phục thế nào?

 

2.4. Mất ngủ và trầm cảm

 

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần có liên quan nhiều đến mất ngủ, hiện tại người ta đang tìm hiểu sự liên quan giữ mất ngủ và rối loạn lo âu trầm cảm.Chưa rõ rằng là mất ngủ kéo dài gây ra trầm cảm hay trầm cảm gây ra mất ngủ, nhưng các chuyên gia thấy nó có sự song hành với bệnh nhân trầm cảm, có mất ngủ kèm theo lên đến 90%.


2.5. Mất ngủ do lạm dụng thuốc ngủ, chất gây nghiện lâu ngày
 
 
Khi bị mất ngủ, người bệnh tìm một loại thuốc ngủ nào đóngoài nhà thuốc, thường là thuộc 2 nhóm sau: benzodiazepin và barbiturat (hiện nay đã cấm bán không có toa của bác sỹ) và người bệnh đã sử dụng chúng mỗi tối, giấc ngủ được cải thiện ngay tức thì, người bệnh vui mừng như đã vớ được “thuốc tiên” vậy. Họ đâu có biết đây chỉ là thuốc ngủ tức thời, do bác sỹ chỉ định trong thời gian ngắn. Khi sử dụng lâu dài dần dần cơ thể quen với loại thuốc đó, phải dùng nó thì với ngủ được, không dùng sẽ lại bị mất ngủ đó chính là lúc người bệnh đã bị phụ thuộc thuốc hay là mất ngủ do lạm dụng thuốc ngủ trước đó.
 
Một chuyên gia về điều trị mất ngủ đã nói: “Thường khi bệnh nhân đến với tôi, phải khuyên họ phải từ bỏ mọi loại thuốc ngủ trước đó và kiên trì với phương pháp điều trị mất ngủ tự nhiên”

  

ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ NHƯ THẾ NÀO AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ?

 

Lưu ý: Muốn trị bệnh mất ngủ cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó mới có liệu trình điều trị chính xác, hiệu quả và kịp thời. Người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc ngủ bên ngoài về uống.

 

1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày không cần dùng thuốc

 

Có câu nói "Khi ta thay đổi thì thế giới đổi thay", trong trường hợp mất ngủ cấp tính người bận chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt thường nhật, tạo cho mình một lối sống lành mạnh để đảm bảo cho giấc ngủ của bạn được ngon hơn.

 

điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày chữa mất ngủ

 

- Tập dần thói quen đi ngủ đúng giờ, dạy đúng giờ, khi ngủ nên mặc quần áo mỏng, thoáng. Tránh ngủ nướng vào ban ngày, không nên mặc quần áo bó sát, nặng nề khi ngủ. >>> Tìm hiểu cách thiết lập lịch trình ngủ để chữa trị mất ngủ TẠI ĐÂY

 

- Khi đi ngủ nên để xa các điện thoại ra khỏi chỗ ngủ, tốt nhất là nên tắt nguồn. Ngoài ra nếu ở nhà có sử dụng thiết bị phát wifi cũng nên tắt đi để tránh sóng từ gây ảnh hưởng đến thần kinh trong đó có rối loạn giấc ngủ.

 

- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu, chè... đặc biệt là thời điểm trước khi đi ngủ bởi trong những chất kích thích có thành phần Nicotine, caffeine làm đầu óc tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.

  

- Buổi tối nên chỉ ăn nhẹ, nếu ăn quá no cơ thể sẽ nặng nề, ì ạch nhất là đối với người bị bệnh dạ dày, trào ngược thực quản, dạ dày sẽ khiến bụng đầy hơi sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  

- Trường hợp bụng đói cũng gây ra khó ngủ, bạn nên ăn nhẹ hoặc uống một cốc sữa ấm sẽ tốt cho đường tiêu hóa cũng như dễ ngủ hơn.

 

- Buổi chiều nên vận động, tập thể dục, chơi thể thao làm cho cơ thể mệt mỏi cũng làm cho bạn vào giấc ngủ nhanh hơn.

  

- Phòng ngủ cần được sạch sẽ, gọn gàng, không gian thông thoáng, yên tĩnh, chỗ nằm thoải mái cũng góp phần quan trọng cho giấc ngủ.

  

- Nên nghe nhạc nhẹ thư giãn, tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

  

- Công việc cần phải giải quyết trước khi đi ngủ để tránh tình trạng suy nghĩ miên man, bận tâm khi ngủ.

 

- Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả: Nên ăn các thực phẩm giàu melatonin, serotomin, t như chuối, sữa ấmryptophan, magie, yến mạch, mật ong, khoai tây…

  

2. Phương pháp điều trị mất ngủ bằng thuốc hóa dược.

 

chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc hóa dược  

 

Trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa mất ngủ được bán trôi nổi trên thị trường, người bệnh có thể ra hiệu thuốc bất cứ đâu cũng có thể mua được loại thuốc này. Tuy nhiên, Xin nhắc lại rằng: "Chữa trị mất ngủ tùy theo nguyên nhân". Nếu bạn mất ngủ, khó ngủ do trong cơ thể có bệnh thì điều đầu tiên cần phải điều trị bệnh đó trước. 

 

Chú ý: 

 

Các thuốc ngủ chỉ được dùng cho triệu chứng mất ngủ, Giải pháp và liệu trình sử dụng thuốc điều trị sẽ được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn và quyết định, thường các thuốc này chỉ định cho người bệnh sử dụng từ 7 - 10 ngày.

 

Tác dụng phụ nguy hiểm: Nếu người bệnh dùng thuốc liều cao, thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ: Đau đầu, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khô miệng, mệt mỏi, đau dạ dày, hại thận, gan... Nếu người bệnh lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ khiến lệ thuộc vào thuốc, thậm chí là nhờn thuốc. Nếu sử dụng không đúng cách, quá liều sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Báo Soha.vn đã từng có bài chia sẻ bài viết về tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, bạn đọc có thể xem tại đây:

 

http://soha.vn/lam-dung-thuoc-ngu-thuoc-an-than-khien-giac-ngu-tu-nhien-ngay-cang-roi-xa-ban-2017122907481221.htm

 

3. Sử dụng thảo dược chữa bệnh mất ngủ an toàn và hiệu quả

 

Theo kinh nghiệm qua nhiều đời thì các thảo dược phổ biến rất tốt trong việc giúp ngủ được là Tâm Sen, Lạc Tiên, Lá Vông Nem, củ Bình Vôi... Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng bạn nên lựa chọn những sản phẩm được sự cấp phép đầy đủ của cơ quan y tế, nguồn gốc nhà sản xuất uy tín, cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

  

TRỊ MẤT NGỦ BẰNG THẢO DƯỢC - XU HƯỚNG MỚI TRÊN THẾ GIỚI

  

Khác với các thuốc hóa dược an thần có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm thì các thảo dược là xu hướng mới trên thế giới trong việc chữa mất ngủ. Các thảo dược giúp người bệnh dễ ngủ hơn, không bị mệt mỏi cơ thể, tính lành cho người sử dụng từ đó tạo giấc ngủ tự nhiên, bền vững và an toàn. Trong đó, có 3 loại thảo dược được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá cao trong việc tái tạo giấc ngủ tự nhiên và cực kỳ hiệu quả đó chính là: Tâm Sen, Lạc Tiên, Lá Vông Nem.

 

Tâm Sen: Theo đông y, Tâm sen được cho là có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, trấn kinh an thần nên thường được dùng trị mất ngủ. Theo khoa học, trong tâm sen có chứa các alcaloid có tác dụng ngủ ngon, tốt hơn.

 

Lá Vông Nem: Đông y cho rằng, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích sát trùng, trừ được bệnh phong thấp, bệnh trĩ và nhiều bệnh khác. Dân gian thường hay dùng lá vông để chữa chứng mất ngủ, đau đầu bằng cách làm rau ăn hay sắc nước uống hằng ngày.

 

Lạc Tiên: Theo nghiên cứu, cũng giống như Tâm Sen trong Lạc Tiên cũng có chứa các alcaloid có tác dụng an thần, gây ngủ. Ngoài ra, trong Lạc Tiên còn có thành phần Flavonoid có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên do làm cho các tế bào hoạt động bất thường nhất là tế bào thần kinh trung ương. Từ đó giúp cải thiện đáng kể các biểu hiện suy nhược thần kinh, khắc phục được chứng lo lắng, suy nghĩ quá độ, căng thẳng, stress... Theo đông y, Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan dùng tốt cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ, ngủ nông.

 

HÃY ĐỂ LASENVON CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CỦA BẠN

 

LASENVON (La sen vông) là sự kết hợp giữa 3 loại thảo dược quý gồm: Tâm Sen, Lạc Tiên, Lá Vông Nem với 3 hoạt chất Melatonin (Có vai trò điều tiết nhịp sinh lý ngủ - thức trong cơ thể, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ), 5-HTP (5 Hydroxytryptophan - được chiết xuất từ 1 cây có tên là griffonia simplicifolia có nguồn gốc từ Châu Phi, giúp cơ thể sản xuất serotonin một dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng giúp ngủ sâu hơn, kéo dài các giai đoạn của giấc ngủ và tỉnh dậy sảng khoái tinh thần, và chống trẩm cảm), L-Theanine (Một axit amin thiết yếu trong cơ thể giúp cho thư giãn, sảng khoái tinh thần vào ban ngày, ngủ ngon vào buổi tối) sẽ giúp người bệnh mất ngủ lâu ngày dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ sâu và ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, kéo dài các giai đoạn giấc ngủ, giảm mệt mỏi khi thức dậy.

 

Lasenvon-5-chua-benh-mat-ngu-nhanh-chong-hieu-qua

 

CÁC TRẢI NGHIỆM LÂM SÀN VỀ LASENVON

 

nghien-cuu-do-hieu-qua-tang-thoi-gian-ngu-lasenvon

 

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ LASENVON

 

khách hàng nói về lasenvon

 

Trên đây là một số cách chữa trị mất ngủ hiệu quả nhất mà Thuốc Thang đã tổng hợp chia sẻ, hi vọng bài viết này sẽ giúp được mọi người về cách nhìn, hiểu hơn về chứng mất ngủ, khó ngủ và cần giải quyết thế nào cho an toàn nhất mà không cần dùng thuốc. Nếu có thắc mắc nào về chứng bệnh và cách điều trị  bạn vui lòng coment bên dưới để chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến bệnh mất ngủ, khó ngủ nhé. 

 

>>>Để tìm mua sản phẩm LASENVON chứa Tâm Sen, Lạc Tiên, Lá Vông Nem với 3 hoạt chất Melatonin, 5-HTP (5 Hydroxytryptophan ), L-Theanine vui lòng xem TẠI ĐÂY

 

>>> Hiệu quả và tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ đia của mỗi người. Vì vây, hãy nói cho chúng tôi về tình trạng của bạn liên hệ trực tiếp theo hotline 093.531.4488 hoặc 024.632.88488 để được bác sĩ và dược sĩ tư vấn cụ thể nhất.

bác sĩ tư vấn cách chữa mất ngủLiên hệ ngay số điện thoại để được tư vấn mất ngủ

Đại lý bán lasenvong chữa mất ngủĐặt mua ngay lasenvon chữa mất ngủ

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."