0

Tại sao lại xảy ra chứng khó thở trong thai kỳ sớm?

Khó thở là cảm giác cơ thể không có đủ không khí, căng cứng ở ngực. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu và kiệt sức.

 

Khó thở thường xảy ra trong thai kỳ sớm do nồng độ hormone tăng cao cũng như cần nhiều oxy hơn.

 


Tại sao hiện tượng này lại xảy ra?

Mặc dù em bé không đủ lớn để gây áp lực lên phổi, nhưng bạn vẫn cảm thấy cần phải hít thở thật sâu. 

Điều này là do những thay đổi đối với hệ hô hấp cũng như sản xuất hormone trong thai kỳ.
 

Sự dư thừa của hormone progesterone trong ba tháng đầu tiên có ảnh hưởng đến khả năng hít thở của bạn. Progesterone được sản xuất nhiều hơn để xây dựng và duy trì niêm mạc tử cung. Progesterone cũng làm tăng lượng không khí bạn hít vào và thở ra trong khi thở bình thường.

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ cũng cần chia sẻ oxy và máu với em bé. Đây là một yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng khó thở.

Cảm giác khó thở có thể tăng cường nếu bạn bị bệnh tim hoặc phổi.

Đó có phải là dấu hiệu bạn đang mang thai?

Khó thở không phải là một dấu hiệu mang thai đáng tin cậy trước khi bạn có kết quả thử thai dương tính.

Khó thở có thể là do các yếu tố khác cũng như sự thay đổi nội tiết tố diễn ra xung quanh ngày rụng trứng và trong giai đoạn hoàng thể (nửa sau) của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Sau khi rụng trứng, nồng độ progesterone tăng lên để hình thành một niêm mạc tử cung khỏe mạnh. Việc này sẽ giúp hỗ trợ bạn có một thai kỳ ổn định, tuy nhiên bất kể bạn có mang thai hay không thì giai đoạn này vẫn xảy ra trong các chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Nếu bạn không mang thai, niêm mạc tử cung này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài khi bạn có kinh nguyệt.

Tuy nhiên, khó thở có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang mang thai nếu kết hợp với các triệu chứng khác. Những dấu hiệu mang thai sớm bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt, ngực sưng đau và có đốm máu trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng ban đầu khác bao gồm:
 

Thèm hoặc mẫn cảm với một số loại thực phẩm

- Buồn nôn

- Tâm trạng lâng lâng

- Đi tiểu nhiều

- Đầy hơi

- Táo bón

Các triệu chứng của mang thai sớm có thể tương tự như các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt hoặc đang bị bệnh. Do đó bạn nên đi thử thai hoặc sử dụng que thử thai để xác nhận chính xác tình trạng cơ thể mình

Tình trạng khó thở có thể kéo dài trong suốt thời gian thai kỳ không? 

Bạn có thể tiếp tục bị khó thở trong suốt thời gian thai kỳ.

Khi thai kỳ của mẹ tiến triển, em bé sẽ cần nhiều oxy hơn từ máu mẹ. Điều này sẽ khiến bạn cần nhiều oxy hơn và thở thường xuyên hơn.

Ngoài ra, kích thước của bé tăng lên khiến tử cung của mẹ mở rộng hơn, chiếm nhiều chỗ hơn trong khoang bụng và chèn ép các cơ quan khác trong cơ thể mẹ.
 

Vào khoảng tuần thứ 31 đến 34 của thai kỳ, tử cung của mẹ sẽ chèn vào cơ hoành, khiến cho phổi khó mở rộng hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng thở nông và khó thở.

Mẹ có thể cảm thấy bớt khó thở hơn trong vài tuần cuối của thai kỳ khi em bé di chuyển sâu hơn vào xương chậu để chuẩn bị sinh. Điều này giúp giảm bớt một số áp lực lên phổi và cơ hoành của mẹ.

Phương pháp hỗ trợ làm giảm tình trạng khó thở này là gì?

Một số thay đổi trong lối sống và phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp làm giảm sự khó chịu của tình trạng khó thở trong thời kỳ đầu mang thai

Dưới đây là một vài gợi ý:

- Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động. 
 

- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và độc tố môi trường.

- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà và tránh sử dụng và hít phải nước hoa nhân tạo, nấm mốc và bụi.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

- Lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Thực hiện một số bài thể dục vừa phải. Mức độ bài tập sẽ thay đổi trong tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba của thai kỳ

- Tránh gắng sức về thể chất, đặc biệt là mang vác các đồ nặng ở độ cao cao hơn 1.5m

- Hãy nghỉ ngơi nhiều nếu cơ thể bạn cần.

- Nên mím chặt môi khi hít thở để làm chậm hơi thở của bạn.

- Tập thở cơ hoành.

- Điều trị dứt điểm các bệnh tiềm ẩn gây ra khó thở.

- Tiêm vắc-xin cúm hàng năm để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi 

- Sử dụng gối để chống đỡ khi ngủ.

 
- Ngủ trong tư thế thư giãn.

- Khi đứng nên tựa lưng hoặc vịn tay để giảm bớt áp lực

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Khó thở nhẹ thường không có gì đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho em bé.

Tuy nhiên nếu có một số yếu tố ảnh hưởng đến hơi thở của bạn sẽ khiến tình trạng này có khả năng xấu đi trong khi mang thai. Chẳng hạn như hen suyễn, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ để được khám và tư vấn cách xử lý tình trạng này trong khi mang thai.

Hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu chứng khó thở trở nên nghiêm trọng, xảy ra đột ngột hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn.

Lập tức đến các cơ sở y tế nếu chứng khó thở của bạn đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

- Nhịp tim nhanh
 

- Đánh trống ngực(nhịp tim nhanh, mạnh)

- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu

- Buồn nôn

- Đau ngực

- Mắt cá chân và bàn chân bị sưng

- Xung quanh môi, ngón tay hoặc ngón chân chuyển mầu thâm xanh

- Ho kéo dài

- Khò khè

- Ho ra máu

- Sốt hoặc ớn lạnh

- Hen suyễn nặng hơn

Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu có bất cứ tình trạng gì bất thường trong khi mang thai. Quan trọng nhất là bạn phải trình bầy rõ ràng với bác sĩ và thoải mái thảo luận nếu có bất cứ điều gì phát sinh.

Theo Healthline Magazine
Ngọc Hà dịch

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."