0

Những bệnh dễ mắc trong những ngày đèn đỏ

Trong những ngày có kinh nguyện nếu không vệ sinh hàng ngày "vùng kín" phụ nữ có thể dễ viêm nhiễm phần phụ và mắc một số bệnh không mong muốn. Vậy đó là gì để phòng tránh bệnh?

 

Thiếu máu

 

Chu kì kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể XX dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Trong thời gian hành kinh, lượng máu sẽ bị mất đi khá nhiều qua âm đạo nên có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể sau đó.

 

Những bệnh dễ mắc trong những ngày đèn đỏ

 

Thiếu máu do kinh nguyệt

 

Chế độ dinh dưỡng không đủ (nhất là thiếu sắt) là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sau kì kinh nguyệt. Các triệu chứng có thể là da và niêm mạc xanh xao, cảm giác trống ngực đập mạnh khi gắng sức, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn, ỉa chảy hoặc táo bón... Đặc biệt, khi bị thiếu máu, các ấy sẽ cảm thấy chóng mặt, nhất là khi đang ngồi mà đứng lên đấy!

 

Để ngăn ngừa chứng bệnh này, bạn nên có chế độ ăn khoa học, lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, gan, nho khô, bông cải xanh, các loại quả thuộc họ đậu, hoa quả khô, lòng đỏ trứng và ngũ cốc, đồng thời hạn chế các yếu tố làm giảm hấp thụ sắt trong thức ăn nhé!

 

Viêm da tiếp xúc

 

Trong thời kỳ kinh nguyệt, con gái chúng mình có khả năng sử dụng nhầm băng vệ sinh “dỏm” (dày hoặc thô nhám, chất liệu dễ gây kích ứng), bao cao su, màng tránh thai ở nữ, nước hoa... Tất cả những điều này đều có thể gây viêm da ở vùng kín. Vì thế, bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín trong những ngày đó để không bị bệnh sau những ngày đèn đỏ nhé!

 

Để điều trị bệnh này, các ấy hãy rửa kỹ với nước để loại bỏ hết những chất kích ứng còn lại trên da. Khi xác định được chất gây dị ứng thì XX nên tránh tiếp xúc với chúng. Kem hoặc thuốc mỡ có chứa corticosteroid cũng có thể làm giảm triệu chứng viêm. Nếu bệnh trở nặng hơn và không có dấu hiệu bớt thì chúng mình nên mau đến bác sĩ thôi!

 

Mề đay

 

Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ việc nội tiết trong cơ thể XX thay đổi, thuốc kháng viêm để giảm đau bụng hoặc do dị ứng sản phẩm vệ sinh sử dụng trong kỳ kinh. Bệnh có các triệu chứng như phát ban, mụn hình tròn hay bầu dục lan rộng dần và ngứa.

 

Để điều trị mề đay XX cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh gió, bụi, tắm nước ấm, và hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh trong những ngày kinh nhé! Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng nữa. Tuy nhiên, các ấy nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với cơ địa chúng mình trước nhé!

 

Hen suyễn

 

Cụ thể là bạn gái nào có kỳ kinh nguyệt không đều thì khả năng bị hen suyễn là rất cao đó nha! Theo các nhà nghiên cứu, những trục trặc về trao đổi chất như hiện tượng kháng insulin chính là nguyên nhân gây ra sự khác biệt này. Nhưng các ấy đừng lo, hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ béo phì, hút thuốc lá nhiều thôi.

 

Nếu XX bị hen suyễn nhẹ thì nên dùng thuốc phế quản dạng uống, tiêm hay bình xịt, khí dung. Một số loại thuốc chống dị ứng cần phải cân nhắc khi sử dụng, đặc biệt là thuốc cortcoid chỉ dùng khi có chỉ định. Nhưng nếu XX nào bị nặng thì nên đến bệnh viện để điều trị ngay nhé!

 

Đau răng

 

Các ấy chú ý nè, sau ngày đèn đỏ tuyệt đối không được đi nhổ răng dù cho có bị đau đâu nhá! Bởi nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ giảm cảm giác thèm ăn, và còn gây đau răng lâu dài cho chúng mình nữa.

 

Nguyên nhân là do nội mạc tử cung giải phóng rất nhiều chất kích hoạt, albumin có tác dụng đông máu bị hòa tan, số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông máu giảm.

 

 

thuocthang.vn

 

theo AF

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."