0

Không phải mang thai, vậy mất kinh do đâu?

Đối với hầu hết phụ nữ, chậm kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do khác dẫn tới trễ kinh, do đó hay bị nhầm lẫn. Vậy nếu không có thi thì nguyên nhân chậm kinh là gì?

 

Nguyên nhân gây mất kinh (Vô kinh)

 

Phần lớn hiệu tượng kinh nguyệt không đều và bị mất kinh một thời gian thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng nội tiết tố và sự mất cân bằng này có thể dễ dàng điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

 

Không phải mang thai, vậy mất kinh do đâu?

 

Các bác sĩ thường khuyên không nên quá lo lắng về việc chậm kinh, trừ khi hiện tượng đó lặp lại thường xuyên. Bạn cần thăm khám bác sĩ nếu như chu kỳ của bạn chậm tới 3 tháng liên tiếp hoặc mất 1 hay 2 tháng nhiều quá 3 lần trong một năm. Đây có thể là một vấn đề cần xem xét kĩ càng. Bị mất kinh một thời gian trong y học được gọi là vô kinh.

 

Các bác sĩ đã phân loại vô kinh thành hai loại:

 

- Vô kinh nguyên phát: giai đoạn đầu mới có chu kỳ kinh nguyệt thường có những rối loạn do tử cung chưa phát triển bình thường, hoặc cũng có thể là do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây vô kinh thứ phát cũng có thể do vô kinh nguyên phát.

 

- Vô kinh thứ phát: chu kỳ kinh nguyệt đột ngột bị trễ trong 3 tháng. Đây là hình thức phổ biến nhất của tình trạng vô kinh. Nguyên nhân thường gặp bao gồm: đang mang thai, có vấn đề về buồng trứng (như hội chứng đa nang buồng trứng và mãn kinh sớm), khối u tuyến yên, căng thẳng và lo lắng, trọng lượng cơ thể, và các lý do khác. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán vô kinh thứ phát nếu bạn bị mất kinh 3 tháng liền.

 

Ngoài vô kinh, có một thuật ngữ y tế cần biết là Oligomenorrhea /Kinh thưa: là khi phụ nữ có ít hơn 8 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Các nguyên nhân tương tự gây vô kinh thứ phát có thể gây Kinh thưa. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang bị thưa kinh.

 

Lý do gây vô kinh


Mang thai - lý do đầu tiên gây vô kinh

 

Trong đa số trường hợp, nếu bạn có kinh nguyệt bình thường và đột ngột bạn bị chậm kinh, khả năng lớn là bạn đã mang thai. Đó là do trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, khoảng tuần thứ hai (ngày 7-14 trước khi rụng trứng), niêm mạc tử cung phát triển dày hơn với máu và chất dinh dưỡng để chuẩn bị tiếp nhận trứng đã thụ tinh. Khi không có trứng đã thụ tinh sau khi rụng trứng, tất cả các mô bị phá vỡ và sẽ đào thải ra khỏi cơ thể. Đây là khoảng xuất hiện kinh nguyệt.

 

Mặc dù vậy, có một số khác biệt trong thời kỳ mang thai cần lưu ý. Bạn có thể thấy những đốm máu hoặc chảy máu âm đạo nhẹ khi đang mang thai. Hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn và đánh lừa bạn rằng bạn đang thấy kinh nguyệt, nhưng thực ra là không phải. Vì vậy, nếu bạn bị chậm kinh và có nghi ngờ là mang thai. Hãy thử thai tại nhà và đi khám để biết chính xác.

 

Lý do chậm kinh nếu đã thử thai âm tính

 

Nếu bạn đã thử thai và có kết quả âm tính, những lý do sau đây thường gặp gây chậm kinh hoặc vô kinh:

 

1. Anovulation (Không rụng trứng)

 

Vấn đề về rụng trứng xảy ra với 30% các trường hợp vô sinh, và đây là lý do phổ biến gây vô kinh. Anovulation là hiện tượng buồng trứng của bạn không phát hành một quả trứng chín, không rụng trứng. Anovulation có thể được gây ra bởi một loạt các vấn đề bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, các vấn đề về tuyến giáp, hay là do căng thẳng và lo lắng, cũng có thể do sử dụng nhiều các biện pháp tránh thai làm gián đoạn rụng trứng. Trong đó, hội chứng buồng trứng đa nang chiếm 70% các trường hợp anovulation.

 

Không phải mang thai, vậy mất kinh do đâu?


2. Stress và lo âu

 

Stress có thể gây nên một loạt các vấn đề về sức khỏe như giảm đáp ứng miễn dịch, ảnh hưởng tới tim mạch. Stress cũng là một trong những lý do gây mất kinh. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt được chỉ đạo bởi các kích thích tố rất tinh tế và phức tạp, bất cứ điều gì ảnh hưởng tới hormone cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

 

Stress gây trở ngại tới hoạt động thường xuyên của vùng dưới đồi trong não đây là "trung tâm chỉ huy" của não sản xuất hormone để chỉ đạo chu kỳ kinh nguyệt, ham muốn tình dục, tâm trạng và cảm xúc, và các chức năng khác. Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn nhận thấy tín hiệu nguy hiểm và nó sẽ gửi cảnh báo đến vùng dưới đồi (trung tâm chỉ huy của não bộ sử dụng hệ thống thần kinh tự chủ để giao tiếp với các phần còn lại của cơ thể).

 

Vùng dưới đồi sẽ gửi cảnh báo này đến tuyến yên, sau đó tiết ra hormone adrenocorticotropic, kích thích tuyến thượng thận của bạn để giải phóng cortisol (thường được gọi là "hormone căng thẳng") và adrenaline. Đây là cả một quá trình rất phức tạp, nhưng sự kích hoạt phản ứng stress của cơ thể có thể làm gián đoạn các quá trình bình thường của cơ thể ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ, stress thường làm chậm quá trình rụng trứng. Tuyến yên (rất có liên quan với cách cơ thể của bạn xử lý căng thẳng) giải phóng hormone luteinizing (LH) và hormone follicle-stimulating (FSH).

 

FSH đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trứng chín trong buồng trứng, và LH là hormone kích thích phóng trứng chín từ buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Quá trình này rất phức tạp, và khi tuyến yên quá bận tâm xử lý căng thẳng của cơ thể, có thể sẽ khiến quá trình rụng trứng chậm trễ hoặc không rụng trứng trong tháng đó. Và nếu rụng trứng muộn hơn bình thường, bạn sẽ bị trễ kinh.


3. Thừa cân, nhẹ cân, và các vấn đề về cân nặng

 

Thời gian gần đây, nếu bạn bị tụt cân hoặc tăng cân nhanh thì đó cũng có thể là lý do bạn bị trễ kinh. Tăng cân và giảm cân là nguyên nhân phổ biến gây nên các vấn đề về kinh nguyệt như bị chậm kinh hoặc vô kinh. Để có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, bạn cần phải có sự cân bằng chất béo trong cơ thể: không quá nhiều và không quá ít. Dù thừa cân (quá béo) hay thiếu cân (quá gầy) cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

 

Các tế bào chất béo trong cơ thể chịu trách nhiệm sản xuất estrogen. Estrogen đóng vai trò rất quan trọng, cùng với hormone luteinizing và hormone follicle-stimulating tác động khiến trứng chín và sau đó đẩy trứng vào tử cung. Vì vậy, nếu không có đủ các tế bào chất béo, có thể làm trứng không rụng và bạn sẽ bị mất kinh hoặc trễ kinh. Tương tự như vậy, tình trạng thừa cân cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

 

Phụ nữ thừa cân sẽ dư thừa chất béo, gây ra quá nhiều estrogen được sản xuất. Tuy nhiên, nếu cơ thể có hormone này ở mức độ cao, cơ thể sẽ kiểm soát sự sinh đẻ. Kết quả là, bạn có thể không rụng trứng mỗi tháng, có nghĩa là bạn sẽ mất kinh thường xuyên, hoặc vô kinh hoàn toàn. Quá nhiều tế bào mỡ và quá nhiều estrogen có thể gây hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - một tình trạng cơ thể sản sinh ra quá nhiều estrogen và quá nhiều androgen (kích thích tố nam).

 

PCOS cũng có khả năng là do di truyền. Phụ nữ bị mắc chứng PCOS có xu hướng bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng trong kỳ kinh. PCOS có thể gây vô sinh và phát triển những u nang nhỏ trên buồng trứng.

 

4. Dùng thuốc tránh thai hoặc các phương pháp tránh thai khác

 

Nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai, tuy không phải là phổ biến nhưng có thể bạn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt nhẹ hoặc bị chậm kinh. Nếu bạn đã dùng thuốc đều đặn và bạn vẫn bị trễ kinh thì có lẽ bạn sẽ không mang thai. Tuy nhiên nếu vẫn lo lắng, hãy mua que thử thai tại nhà.

 

Phương pháp khác như tiêm ngừa thai (Depo-Provera) và cấy ngừa thai (Implanon và Nexplanon) cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh

 

5. Cho con bú

 

Cho con bú là một lý do phổ biến khiến phụ nữ mất kinh. Khi bạn đang cho con bú hoàn toàn thường sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt chậm quay trở lại. Có thể bạn đã từng biết rằng cho con bú được coi là một hình thức tự nhiên để kiểm soát sinh đẻ. Đó là do: Prolactin, hormone kích thích sản xuất sữa sẽ làm giảm mức độ estrogen trong cơ thể, ngăn cản sự rụng trứng.

 

Hormone này cũng ảnh hưởng đến hormone luteinizing (LH) tiết trong cơ thể. Kết quả là, bạn có thể sẽ thấy những bất thường và hoặc bị mất kinh nếu đang cho con bú hoàn toàn. Ước tính có khoảng 80% phụ nữ lựa chọn để con bú bình sẽ có chu kỳ kinh nguyệt trở lại khoảng 10 tuần sau sinh. Còn nếu đang cho con bú, thời gian xuất hiện lại kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn, có thể là 10 tuần, cũng có thể là 1 năm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

 

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại sớm nếu bạn giảm dần cho con bú. Đó là khi bé đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, hoặc bạn cho con ăn thêm sữa công thức. Nếu lo lắng về việc mang thai tiếp, hãy bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai.

 

6. Các khối u tuyến yên

 

Mặc dù "khối u" là khá đáng sợ, các khối u tuyến yên là khối u nhưng không phải ung thư và lành tính, nhưng vẫn có ảnh hưởng đến tuyến yên (nơi sản xuất các hormon FSH và LH ảnh hưởng tới rụng trứng). Những khối u lành tính có thể làm cho kinh nguyệt không đều và mất kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh. Các khối u được gọi là prolactinomas, và chúng khiến tuyến yên sản xuất nhiều hơn hormone prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa).

 

Thực tế là phụ nữ không mang thai và đàn ông cũng có thể sản xuất hormone prolactin. Mức độ cao prolactin trong máu có thể gây trở ngại cho chức năng buồng trứng và khiến mức độ estrogen hạ thấptrong cơ thể gây mất kinh, kinh nguyệt không đều hoặc vô sinh. Thêm nữa, bạn cũng có thể tiết ra sữa mẹ, mặc dù bạn không cho con bú. Nếu bạn bị vấn đề đó, bạn cũng có thể bắt đầu thấy các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa.

 

7. Rối loạn ăn uống

 

Rối loạn ăn uống không chỉ ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Cho dù do mắc chứng biếng ăn hay ăn kiêng để giảm cân, ăn chay cũng có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe sinh sản của bạn. Khi bạn có trọng lượng cơ thể quá thấp (tức là bạn đang quá gầy) có thể gây trở ngại cho chức năng nội tiết tố, ngăn chặn sự rụng trứng.

 

Những thay đổi nội tiết tố bất thường là lý do khiến mắc chứng biếng ăn. Khi bạn đang quá gày (do chán ăn hoặc giảm cân quá mức), bạn không có đủ chất béo trong cơ thể sản xuất đủ estrogen để rụng trứng bình thường. Hãy nhớ rằng cơ thể cần có một lượng mỡ để cho duy trì bình thường việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

 

8. Tập thể dục cường độ cao

 

Những phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể thao cường độ cao thường bị mất kinh hoặc vô kinh hoàn toàn. Do năng lượng tiêu hao quá nhiều, căng thẳng, và chất béo trong cơ thể thấp có thể góp phần khiến trứng không rụng và mất kinh.

 

9. Sử dụng thuốc

 

Có một số loại thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ, một số loại thuốc hóa trị liệu, thuốc chống trầm cảm, chống loạn tâm thần và corticosteroids có thể gây mất kinh hoặc vô kinh trong thời gian dài.

 

10. Sự mất cân bằng nội tiết tố

 

Các bạn đã biết ở mục “Stress và lo âu," chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào rất nhiều các hormon. Cụ thể hơn, nó đòi hỏi vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng phải hoạt động một cách trơn tru, chính xác. Vùng dưới đồi trong não sản xuất hormone gonadotrophin releasing, gửi thông điệp tới tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra các hormone quan trọng nhất quyết định đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt là - hormone luteinizing (LH) và hormone follicle-stimulating (FSH).

 

LH và FSH kích thích buồng trứng sản xuất estrogen. Tất cả làm việc với nhau hòa hợp để tạo ra sự rụng trứng và chu kỳ mỗi tháng của phụ nữ. Nếu có gì sai sót trong hoạt động này, nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng và ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ví dụ, nếu LH không giúp trứng chín, sẽ không có sự rụng trứng. Tương tự, nếu có thể có quá nhiều estrogen, cũng có thể khiến bạn bị mất kinh.

 

Các vấn đề nội tiết phổ biến gây ra mất kinh là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này đã được đề cập nhiều lần trong bài viết này, vì nó là một trong những lý do phổ biến nhất gây vô kinh. Tiền mãn kinh cũng là một ví dụ về một sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến vô kinh.

 

Không phải mang thai, vậy mất kinh do đâu?

 

11. Tiền mãn kinh & Mãn kinh sớm

 

Mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ và thường xảy ra vào khoảng tuổi 45 và 55. Khi cơ thể phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, tức là khi khả năng sinh sản đã đến lúc kết thúc. Mãn kinh là một giai đoạn tiến triển dần dần. Bắt đầu là giai đoạn tiền mãn kinh (còn gọi là quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh), diễn ra một vài năm trước khi bạn hoàn toàn tới giai đoạn mãn kinh.

 

Đối với một số phụ nữ, quá trình chuyển đổi mãn kinh chỉ một vài năm nhưng có những người thì kéo dài tới tận mười năm. Thời kỳ tiền mãn kinh trung bình là khoảng 4 năm, có sự sai khác giữa mỗi người. Không có khoảng thời gian chính xác của giai đoạn tiền mãn kinh và cũng không có thời gian "bắt đầu" chính thức và "kết thúc" của giai đoạn tiền mãn kinh.

 

Do buồng trứng của bạn bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn trong thời kỳ mãn kinh, nên kinh nguyệt thường không đều và bạn cũng có thể bắt đầu thấy các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và giảm ham muốn tình dục. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt PMS của bạn cũng có thể trở nên tồi tệ hơn. Tiền mãn kinh có thể làm cho kinh nguyệt trở nên rất bất thường. Chu kỳ của bạn có thể thay đổi đáng kể. Bạn có thể có kinh trong 1 tháng và trong giai đoạn khác thì lại ít hơn.

 

Tuy nhiên, ở độ tuổi 40, bạn vẫn có thể mang thai, do đó nếu bị mất kinh, hãy thử thai tại nhà để đảm bảo kết quả chắc chắn. Nếu bạn dưới 40 tuổi và bạn bắt đầu thấy mất kinh, hoặc chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, có thể là do một số trường hợp. Đầu thời kỳ mãn kinh: mãn kinh hay xảy ra trước khi bạn đạt đến 40 tuổi (có thể là do điều trị bệnh nào đó, ví dụ như như cắt bỏ tử cung hoặc cắt cả hai bên buồng trứng, hoặc có thể do cơ địa).

 

Ở đầu thời kỳ mãn kinh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị suy buồng trứng nguyên phát (còn được gọi là suy buồng trứng sớm). Khi bị mãn kinh sớm, cơ thể bạn sẽ dừng hoặc sản xuất không liên tục các hormone cần thiết cho kinh nguyệt - chẳng hạn như estrogen và progesterone.

 

12. Vấn đề về tuyến giáp

 

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể làm cho phụ nữ bị vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn tuyến giáp có thể làm thay đổi việc sản xuất hormone prolactin. Điều này ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và thường xuyên ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

 

13. Tử cung để lại sẹo

 

Nếu tử cung bị sẹo do bệnh hoặc các thủ thuật y tế, sẽ có thể ngăn chặn sự tích tụ và bong niêm mạc tử cung. Tử cung có thể bị sẹo do sinh mổ, điều trị u xơ tử cung, hoặc do một biến chứng sức khỏe.

 

14. Du lịch và lệch múi giờ

 

Du lịch và đi máy bay có thể khiến chu kỳ trở nên bất thường. Du lịch đem lại rất nhiều niềm vui, nhưng nó cũng có thể là một nguyên nhân gây stress. Từ việc bỏ quá nhiều tâm sức để chuẩn bị, vạch kế hoạch đi đâu, làm gì trong mỗi ngày du lịch, tới việc sắp xếp công việc,….Chưa kể, khi bạn đang đi du lịch, bạn không thể giữ thói quen ăn uống lành mạnh bình thường. Mức độ tập thể dục và hoạt động thể chất của bạn cũng thay đổi.

 

Sự thay đổi lối sống nhanh chóng (mặc dù chỉ là tạm thời) có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. Khi đi du lịch bằng máy bay. Giờ giấc ngủ mới có thể lớn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, và tiếp tục gây ảnh hưởng đến các hệ thống thông thường của cơ thể. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều tiếp viên hàng không đều bị rối loạn kinh nguyệt và nhịp sinh học của họ bị ảnh hưởng rất lớn.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Toaday

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."