0

Viêm khớp dạng thấp – Tiến triển và điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp ở người lớn tuổi đặc trưng bởi viêm không đặc hiệu ở nhiều khớp, thường gặp nhiều ở nữ giới độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Đây là bệnh khớp mạn tính, diễn biến kéo dài và nặng dần.

 

Nếu không có các biện pháp xử lí kịp thời có thể gay nhiều biến chứng có hại đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

 

Triệu chứng thường gặp nhất trong viêm khớp dạng thấp đó là đau và hạn chế vận động. Bệnh nhân khi mắc viêm khớp dạng thấp thường có dấu hiệu ngại vận động, khi vận động các khớp bị cọ sát gây đau, vận động khó khăn mất tính linh hoạt.

 

 

Tiến triển và biến chứng:

 

Tiến triển:

 

Bệnh kéo dài trong nhiều năm, tiến triển từ từ, có dấu hiệu nặng dần hoặc thành từng đợt.

 

Bệnh thường nặng lên khi có thể tác nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, chấn thương hoặc phẩu thuật.

 

Biến chứng:

 

Một số biến chứng hay xảy ra là: nhiễm khuẩn ( nhất là mắc lao ), tai biến do sử dụng các thuốc điều trị, xơ dính dây thần kinh ngoại biên do viêm xơ dính phần mềm quanh khớp hay tổn thương nộ tạng là đấu hiệu hiếm gặp hơn.

 

Điều trị viêm khớp dạng thấp:

 

Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp nào điều trị hiệu quả và triệt để bệnh, chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng gây bệnh kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện giúp cho người bệnh tận hưởng cuộc sống.

 

Nguyên tắc điều trị:

 

- Sử dụng ngay từ đầu các thuốc có thể ngăn chặn sự hủy hoại xương, sụn khớp.

 

- Điều trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản bệnh.

 

- Các thuốc điều trị cơ bản được chỉ định dùng duy trì lâu dài, nhiều tháng nhiều năm và có sự kết hợp của nhiều thuốc thuộc các nhóm khác nhau.

 

- Điều trị bệnh đòi hỏi bệnh nhân và thầy thuốc kiên trì, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến triển bệnh, kịp thời khắc phục các biến chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh.

 

- Kết hợp giữa điều trị nội trú và điều dưỡng tại nhà, kết hợp giữa việc dùng thuốc với chế độ dinh dưỡng vận động hợp lí.

 

Phương pháp điều trị bằng thuốc:

 

1. Thuốc điều trị cơ bản:

 

Các thuốc chống thấp có tác dụng chậm được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài, nhiều tháng nhiều năm.

 

- Thuốc ưu tiên sử dụng: Chloroquin, hydroxychloroquin 200 – 400 mg/24h, thuốc phát huy tác dụng trong vòng 6 tháng. Methotrexat 7,5 – 15 mg/24h, thuốc phát huy tác dụng sau 2 – 4 tuần điều trị.

 

Khi sử dụng cần được theo dõi số lượng bạch cầu, men gan, chức năng hô hấp để xác định tiến triển của bệnh đồng thời đề phòng biến chứng bất lợi khác.

 

- Thuốc hiện nay đang sử dụng nhưng ít: vì tác dụng phụ nhiều nhưng hiệu quả điều trị kém: muối vàng (auranofin), sulfasalazin, penicillamin.

 

- Các thuốc ức chế miễn dịch tế bào (cholorambucil, cyclophosphamid, azathioporin A) ít được sử dụng rộng rãi, thường chỉ được dùng trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng corticoid và những thuốc điều trị cơ bản khác.

 

2. Thuốc giảm đau chống viêm:

 

- Thuốc chống viêm không steroid: mọi thuốc trong nhóm đều có thể sử dụng ( aspirin, diclofenac, piroxicam…) nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần tuân thủ các chỉ định và chống chỉ định điều trì, không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự cho phép của thầy thuốc.

 

Lựa chọn thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và mức đáp ứng khác nhau của từng bệnh nhân.

 

- Corticoid: Hiện nay thường có xu hướng chỉ định điều trị sớm và liều cao ngay từ khi phát hiện bệnh, kết hợp với các thuốc chống thấp tác dụng chậm, đến khi đạt được hiệu quả điều trị thì giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

 

Các thuốc hay dùng như hydrocortison, dexamethason…

 

- Thuốc giảm đau: tùy thuộc vào mức độ đau của từng bệnh nhân mà có thể cho dùng thuốc giảm đau ngoại biên (paracetamol) hoặc giảm đau trung ương (morphin)

 

Tăng vận động giúp người bệnh sống khỏe với bệnh khớp

Tăng vận động giúp người bệnh sống khỏe với bệnh khớp

 

Phương pháp điều trị không dùng thuốc:

 

1. Phục hồi chức năng:

 

- Vận động liệu pháp: Tăng cường vận động để tránh dính khớp, chống biến dạng, tăng cường dinh dưỡng khớp, phục hồi và duy trì chức năng vận động.

 

- Vật lí trị liệu

 

2. Ngoại khoa:

 

- Mổ cắt bỏ màng hoạt dịch.

 

- Mổ cắt xương, gọt đầu xương tạo hõm khớp, bóc tách xơ dính.

 

- Dính khớp chủ động ở tư thế chức năng.

 

- Thay khớp nhân tạo.

 

3. Phương pháp mới thử nghiệm:

 

- Lọc huyết tương để loại trừ phức hợp miễn dịch trong máu.

 

- Lọc lympho máu

 

- Chiếu xạ TCD4

 

- Tái tạo màng hoạt dịch nội khoa bằng tiêm acid osmic và đồng vị phóng xạ vào ổ khớp…

 

 

DS Trần Thành ( Tài liệu ĐH Dược hà Nội )

 

thuocthang.vn

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."