0

Các yếu tố nguy cơ cho loãng xương và bạn có phải phòng chống loãng xương không?

Các yếu tố nguy cơ mắc chứng loãng xương, thực sự là đa yếu tố, có rất nhiều, và chúng tương tác với nhau. Dưới đây là tóm tắt những điều chúng tôi hiểu rõ nhất về nguy cơ gây loãng xương và nếu bạn nhận thấy mình có nhiều yếu tố có thể gây loãng xương hãy tư vấn bác sỹ hoặc có các bước kết hợp với chiến lược phòng ngừa loãng xương tốt nhất cho bạn. Tránh hậu quả về già đó là bị gãy xương do loãng xương.

 
Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị loãng xương hơn nam giới. Sự khác biệt này có liên quan đến một số lý do sau: Sự mất đột ngột estrogen khi mãn kinh, phụ nữ bắt đầu có mật độ xương thấp hơn và mất xương nhanh hơn nam giới và phụ nữ sống lâu hơn nam giới.
 
phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao
 
Tuổi tác: Tuổi tăng lên làm cho việc sản sinh estrogen và testosterone giảm, làm tăng nguy cơ loãng xương. Các globulin gắn kết hormone sinh dục (SHBG) tăng theo tuổi tác, gắn kết với các hormon sinh dục và giảm mức sinh khả dụng của chúng, làm trầm trọng thêm tình trạng mất xương. Độ tuổi càng tăng cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc lâu hơn với mất cân bằng oxy hóa và viêm, cả hai yếu tố này đều góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương (Mundy 2007, Maziere 2010, Seymour 2007, Ruiz-Ramos 2010).
 
Tuổi tác dẫn đến chứng loãng xương
 
Dân tộc: Người da trắng và Nam Á có nguy cơ cao bị loãng xương (Dhanwal 2011, Golden 2009).
 
Lịch sử Gia đình: Lịch sử gia đình có người bị gãy xương hông có nguy cơ gãy xương tăng lên gấp đôi trong số các con cháu của họ (Ferrari 2008).
 
Phơi nhiễm estrogen: Phụ nữ có tuổi dậy thì muộn hơn bình thường hoặc mãn kinh sớm bình thường có nguy cơ loãng xương cao hơn do sự giảm phơi nhiễm estrogen trong suốt cuộc đời của họ (Vibert 2008, Sioka 2010).
 
Chứng chóng mặt: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa "rối loạn tiền đình" (BPI) và mật độ khoáng xương thấp (Vibert 2008, Jeong 2009, Vibert 2003). Tai trong, nơi sự cân bằng được duy trì, chứa các phân tử xương nhỏ (otoconia) có thể bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương (Vibert 2008). Một số chuyên gia khuyến cáo rằng những người bị BPI sẽ phải trải qua quá trình loãng xương (Jeong 2009).
 
Hình dáng mảnh dẻ (nhẹ cân): Những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 19 trở xuống hoặc có khung hình nhỏ có xu hướng có nguy cơ loãng xương cao hơn bởi vì họ có thể có ít khối xương hơn từ khi còn nhỏ (El Maghraoui 2010).
 
Hình dáng nhẹ cân cũng là yếu tố gây loãng xương
 
Béo phì: Mỡ cơ thể tăng lên đã được cho rằng có thể bảo vệ khỏi bệnh loãng xương (Bredella 2010). Tuy nhiên, các bằng chứng tích lũy cho thấy các thành phần liên quan đến béo phì như sức đề kháng insulin, cao huyết áp, triglyceride cao, và lipoprotein cholesterol mật độ cao giảm là những yếu tố nguy cơ cho mật độ khoáng xương thấp gây loãng xương (Bredella 2010, Kim 2010).
 
Béo phì gây ra chứng loãng xương
 
Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch có liên quan đến chứng loãng xương và gãy xương (Baldini 2005). Điều này không đáng ngạc nhiên vì hai điều kiện này đóng góp nhiều cơ chế và các yếu tố nguy cơ, ví dụ như tổn thương oxy hóa và viêm (Baldini 2005, Vermeer 2004).
Căng thẳng và trầm cảm mãn tính : Cả hai điều kiện làm tăng sản xuất cortisol, dẫn đến sự ức chế sản xuất hoocmon giới tính, tăng sức đề kháng insulin và tăng cường các cytokine viêm (Kiecolt-Glaser 2003, Kaplan 2004, Berga 2005). Tất cả những yếu tố tác động này làm tăng nguy cơ mất xương và loãng xương (Berga 2005, Bab 2010, Diễm 2007, Haney 2007).
 
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: nhiễm HIV (Ofotokun 2010), chán ăn (Mehler 2011), ung thư (Ewertz 2011, Lim 2007), hút thuốc (Kanis 2009), caffein (Tsuang 2006, Tucker 2006) và nghiện rượu (Matsui 2010).
 
Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc tăng nguy cơ loãng xương. Bao gồm các:
 
Corticosteroid: Các thuốc chống ức chế miễn dịch này bắt chước tác dụng của cortisol do stress gây ra, với tất cả sự ức chế hormone sinh dục, tăng cân và kháng insulin.
 
Thuốc chống trầm cảm (SSRIs): Cả chứng trầm cảm và thuốc dùng trong điều trị, như SSRIs, làm tăng nguy cơ loãng xương (Bab 2010).
 
Các thuốc “làm loãng máu" (Thuốc chống đông máu): Thuốc Coumadin, được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân tim mạch, hoạt động ngăn cản những tác dụng có lợi của vitamin K và có liên quan đến giảm khoáng chất xương ở một số bệnh nhân (Deruelle 2007). Heparin trọng lượng phân tử thấp, chất làm loãng máu cũng có thể làm giảm lượng khoáng chất xương (Rezaieyazdi 2009).
 
 
Ds Hồng Oanh
Life Extension
 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."