0

Bé chậm biết nói, chậm phát triển ngôn ngữ, phải làm gì?

Bé nhà bạn 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Bé nói được một vài từ, nhưng chậm so với các bé khác, bạn nghĩ rằng con mình chậm biết nói hơn. Bạn cũng thấy rằng chị gái (anh trai) của bé có thể phát âm cả câu dài ở cùng tuổi đó.

>>> Trẻ chậm nói, cha mẹ cần quan tâm đến con hơn

>>> Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là do giới tính và gen

 

Vẫn còn hy vọng bé sẽ bắt kịp những đứa trẻ khác, bạn chưa nên vội tìm đến tư vấn từ bác sĩ hay từ nhữngchuyên khoa. Bạn cần biết rằng một số trẻ biết đi sớm hơn và cũng có những đứa trẻ biết nói sớm hơn. Không có gì phải lo lắng quá nhiều về điều này.

 

Bé chậm biết nói, chậm phát triển ngôn ngữ, phải làm gì?

 

Đó là suy nghĩ phổ biến của các phụ huynh có trẻ chậm nói. Trừ khi họ thấy một số kĩ năng khác cũng "chậm" trong phát triển ban đầu, còn cha mẹ có thể ngần ngại trong việc tìm lời khuyên từ chuyên gia về việc trẻ chậm nói. Một số sẽ tự trấn an rằng "con mình rồi sẽ lớn thôi". Hiểu thế nào là biết nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể giúp bạn tìm ra cách sửa chữa cho con kịp thời.

 

Nói và phát triển ngôn ngữ bình thường

 

Vấn đề những tiếng nói đầu tiên và phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất quan trọng, nó cũng được coi như những vấn đề phát triển khác của trẻ. Nên duy trì thói quen đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ để được bác sĩ tư vấn. Khó có thể nói rằng khả năng giao tiếp chậm của một đứa trẻ là do chưa trưởng thành hay do một vấn đề nào khác ẩn sâu bên trong. Các chỉ tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ:

 

Trước 12 tháng tuổi

 

Điều quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi này là phải theo dõi các dấu hiệu trẻ bắt đầu nói những tiếng có liên quan đến môi trường của bé. Thì thầm và bập bẹ là giai đoạn đầu bé tập nói. Khi bé lớn hơn (thường khoảng 9 tháng), bé bắt đầu đầu nối các âm thanh với nhau, kết hợp các tông giọng khác nhau của câu nói, và nói thành từ như "mẹ" và "bà" (lúc này bé vẫn không thực sự hiểu nghĩa từ).

 

Trước 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh cũng cần được hướng sự chú ý tới âm thanh và bắt đầu nhận ra tên của một số đồ vật trong nhà. Những bé nhìn chăm chú nhưng không có phản ứng với âm thanh có thể là dấu hiệu của chứng mất thính lực.

 

Từ 12 đến 15 tháng tuổi

 

Trẻ ở tuổi này có thể bập bẹ các âm thanh (như p, b, m, d, hoặc n), bắt đầu bắt chước và nói theo những từ theo lời nói của người lớn, và thường nói một hoặc nhiều từ (không bao gồm "mẹ" và "bà") một cách tự nhiên. Danh từ thường được nói trước, như "bé" và "bóng". Con bạn cũng sẽ có thể hiểu và làm theo hướng dẫn một bước đơn giản (Ví dụ biết xin các đồ chơi, ạ, chào .v.v..).

 

Từ 18 đến 24 tháng tuổi

 

Mặc dù có rất nhiều thay đổi nhưng hầu hết trẻ mới biết nói đến khoảng 20 từ vào thời điểm 18 tháng tuổi và 50 từ hoặc hơn vào thời điểm lên 2 tuổi. Ở thời điểm 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu kết hợp hai từ để nói những câu đơn giản, chẳng hạn như "bé khóc"hoặc "bố béo". Ở tầm 2 tuổi nên hướng bé xác định một số đối tượng phổ biến như các vị trí người và trong ảnh. Ví dụ như chỉ vào mắt, tai, mũi khi được hỏi, và làm theo các chỉ dẫn hai bước, ví dụ như “nhặt quả bóng lên và đưa nó cho bố”

 

Từ 2 đến 3 tuổi

 

Cha mẹ thường thấy sự phát triển nhanh trong ngôn ngữ của trẻ. Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không đếm được do quá nhiều từ) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu. Khả năng hiểu cũng tăng lên, vào năm 3 tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu những điều tương tự như "đặt nó lên bàn" hoặc "đặt nó dưới gầm giường". Con bạn cũng sẽ bắt đầu nhận biết màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ).

 

Bé chậm biết nói, chậm phát triển ngôn ngữ, phải làm gì?

 

Sự khác biệt giữa nói và ngôn ngữ

 

Nói và ngôn ngữ thường hay lẫn lộn với nhau, sau đây là cách phân biệt: -Nói là sự biểu hiện bằng lời của ngôn ngữ, bao gồm phát âm, đó là cách các âm thanh và lời nói được hình thành.

 

- Ngôn ngữ là khái niệm rộng hơn và để chỉ toàn bộ hệ thống biểu lộ và tiếp nhận thông tin một cách có ý nghĩa. Hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp, bằng lời nói, cử chỉ, và bằng văn bản.

 

Mặc dù lời nói và ngôn ngữ là khác nhau, nhưng chúng thường lẫn lộn nhau. Một đứa trẻ có vấn đề về ngôn ngữ có thể phát âm từ khá tốt, nhưng lại không thể ghép nhiều hơn hai từ với nhau. Những câu nói của trẻ có thể khó hiểu, nhưng bé có thể sử dụng các từ và cụm từ để biểu lộ ý nói. Và một đứa trẻ khác ban đầu có thể phát âm tốt nhưng sẽ khó khăn hơn sau này.

 

Dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề có thể xảy ra với bé.

 

Nếu bạn lo ngại về vấn đề nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ, thì có một vài điều cần xem xét. Nếu em bé không phản ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh thì chính là đối tượng cần quan tâm đặc biệt.

 

Từ 12 đến 24 tháng, cần quan tâm tới những đứa trẻ:

 

- Ở thởi điểm 12 tháng không sử dụng cử chỉ, ví dụ chỉ tay hoặc vẫy tay bye-bye.

- Ở thời điểm 18 tháng tuổi bé vẫn dùng những cử chỉ thay cho phát âm để giao tiếp.

- Có vấn đề rắc rối nếu không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.

- Không hiểu các yêu cầu bằng lời nói đơn giản.

 

Tiêu chuẩn đánh giá đối với trẻ em trên 2 tuổi:

 

- Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động và không tự nói ra được những từ hoặc cụm từ một cách tự nhiên .

- Chỉ phát âm những âm thanh hoặc nói từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều để thể hiện nhu cầu của mình.

- Không thể làm theo hướng dẫn đơn giản.

- Có giọng nói khác thường (như khàn khàn hoặc nói giọng mũi)

- Những lời nói của bé khó hiểu hơn so với lứa tuổi. Cha mẹ và những người chăm sóc thường xuyên chỉ hiểu được một nửa những câu nói của một đứa trẻ 2 tuổi và hiểu được khoảng ¾ ở năm bé 3 tuổi. Ở thời điểm 4 tuổi, lời nói của trẻ chủ yếu là dễ hiểu đối với ngay cả những người không biết đứa trẻ.

 

Nguyên nhân của việc chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong lời nói và phát triển ngôn ngữ. Trẻ chậm nói đôi khi có thể do khiếm khuyết ở miệng, như vấn đề về lưỡi hoặc hở hàm ếch. Nếu lưỡi bị ngắn (do nếp gấp dưới lưỡi) có thể hạn chế chuyển động lưỡi khi nói. Nhiều trẻ em bị chậm phát triển ngôn ngữ do có vấn đề về răng miệng, có nghĩa là thông tin liên lạc tại các khu vực não chỉ huy vấn đề này kém hiệu quả.

 

Đứa trẻ gặp khó khăn trong sử dụng và phối hợp giữa môi, lưỡi, và hàm để tạo âm thanh lời nói. Lúc này, vấn đề khó khăn bé gặp phải không chỉ là nói mà còn khó khăn trong một số hoạt động khác như khi ăn, uống. Chậm nói cũng có thể là một phần của (thay vì chỉ là ở 1 bộ phận) trong chậm phát triển cả cơ thể (nói chung).

 

 Bé chậm biết nói, chậm phát triển ngôn ngữ, phải làm gì?

 

Vấn đề nghe cũng thường liên quan đến vấn đề chậm nói, đó là lý do tại sao cần chuyên gia thính giác kiểm tra tai của trẻ bất cứ khi nào cha mẹ quan tâm đến vấn đề nói của bé. Một đứa trẻ có thính giác không ổn có thể gặp khó khăn khi khớp nối ngôn ngữ, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

 

Nhiễm trùng tai, đặc biệt là nhiễm trùng mãn tính, có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe. Bệnh nhiễm trùng tai đơn giản có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng tới vấn đề nói của trẻ. Và thính giác phát triển bình thường ít nhất ở một tai thì việc nói và ngôn ngữ sẽ vẫn phát triển bình thường.

 

Nghiên cứu về bệnh học ngôn ngữ khả năng nói

 

Nếu cha mẹ hoặc bác sĩ nghi ngờ trẻ có vấn đề, bước đầu đánh giá qua nghiên cứu bệnh học về Ngôn ngữ - khả năng nói là rất quan trọng. Tất nhiên, nếu sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy không có vấn đề gì đáng lo ngại, thì cũng sẽ giúp giảm bớt những lo ngại của bạn. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về các loại thử nghiệm ngôn ngữ nên tiến hành đối với bé.

 

Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm bệnh học về Ngôn ngữ - khả năng nói sẽ xem xét kỹ năng nói và ngôn ngữ của một đứa trẻ trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, được tiến hành theo từng tiêu chuẩn và thang điểm cụ thể để tìm kiếm những đặc điểm quan trọng trong lời nói và ngôn ngữ của trẻ.

 

Nghiên cứu bệnh học về Ngôn ngữ - khả năng nói cũng sẽ đánh giá:

 

- Những câu nói trẻ hiểu được (được gọi là khả năng tiếp thu ngôn ngữ)

- Những câu nói trẻ có thể nói được (gọi là ngôn ngữ biểu cảm)

- Trẻ có đang cố gắng để giao tiếp theo những cách khác, chẳng hạn như lắc đầu, dùng cử chỉ, v.v..

- Mức độ rõ ràng khi trẻ phát âm chữ và nói từng câu.

- Tình trạng hoạt động của răng và miệng của bé (cách miệng của bé chuyển động và phối hợp: lưỡi, vòm miệng, v.v.., hoạt động khi bé nói hoặc ăn, uống)

 

Nếu nghiên cứu bệnh học về Ngôn ngữ - khả năng nói cho thấy rằng trẻ cần phải tham gia trị liệu ngôn ngữ, thì sự xuất hiện của cha mẹ trong các buổi trị liệu này là rất quan trọng. Cha mẹ nên tìm hiểu và quan sát các buổi trị liệu để tham gia vào quá trình này. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên cho cha mẹ những cách để thực hành trị liệu ngôn ngữ cho con tại nhà để cải thiện giọng nói và kỹ năng ngôn ngữ.

 

Cha mẹ có thể làm gì?

 

Giống như rất nhiều các kĩ năng khác, phát triển ngôn ngữ là một kĩ năng tự nhiên và cần được nuôi dưỡng. Đặc điểm di truyền sẽ xác định đúng một phần thông tin về sự phát triển của ngôn ngữ, khả năng nói. Tuy nhiên, phần lớn kĩ năng đó lại phụ thuộc vào môi trường. Đứa trẻ sẽ có cơ hội phát triển hoàn thiện nhất khi ở nhà hay ở nhà trẻ? Đâu là nơi thích hợp để trẻ có nhiều cơ hội tham gia và trao đổi thông tin? Những loại thông tin nào trẻ sẽ nhận được?

 

Khi vấn đề về phát âm, nói, nghe, hoặc một số vấn đề khác có một số tồn tại, có cần can thiệp sớm để điều chỉnh ngay cho bé. Và khi cha mẹ có hiểu biết tốt hơn về lý do tại sao bé không nói được, cha mẹ nên học cách để khuyến khích bé phát triển lời nói.

 

Bé chậm biết nói, chậm phát triển ngôn ngữ, phải làm gì?

 

Dưới đây là một vài thủ thuật cha mẹ có thể sử dụng ở nhà:

 

- Dành nhiều thời gian giao tiếp với bé, ngay từ trong giai đoạn trẻ sơ sinh bằng cách nói chuyện, hát và khuyến khích bắt chước âm thanh và cử chỉ.

- Đọc sách cho bé nghe: việc này nên bắt đầu sớm ở giai đoạn bé 6 tháng tuổi. Bạn không cần phải đọc trọn vẹn một cuốn sách, nhưng tìm những cuốn sách có nội dung phù hợp với tuổi của bé hoặc khuyến khích bé xem truyện tranh và dạy bé đặt tên cho hình ảnh trong truyện, ví dụ " ông đeo kính, ông có râu..

 

Hãy thử bắt đầu với một cuốn sách với kết cấu từng trang dày mà bé có thể chạm và lật được. Sau đó, cha mẹ hãy chỉ cho bé hình ảnh dễ nhận biết và cố gắng đặt tên cho chúng. Sau đó chuyển sang tập vần điệu cho trẻ, chọn những từ có vần điệu nhịp nhàng. Hãy chọn những sách mà bé có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra. Bé của bạn thậm chí có thể bắt đầu ghi nhớ những câu chuyện yêu thích.

 

- Sử dụng các tình huống hàng ngày để tăng cường ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Ví dụ, chỉ tên các loại thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, giải thích những việc bạn đang làm như nấu một bữa ăn hoặc quét nhà, lau nhà, chỉ tên các đồ vật xung quanh nhà, và khi bạn lái xe, chỉ ra âm thanh bạn nghe.

 

Hãy đặt câu hỏi và nhận câu trả lời của con bạn (ngay cả khi bé vẫn chưa hiểu rõ). Hãy đề cập đến những vấn đề đơn giản. Bất kể ở tuổi nào của con, nhận và xử lý các vấn đề sớm là phương pháp tốt nhất để giúp bé phát triển ngôn ngữ và khả năng nói. Khi được điều trị thích hợp một thời gian, bé sẽ có thể giao tiếp với bạn và mọi người xung quanh tốt hơn.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."