0

Nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân đái tháo đường

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần hiểu rõ vai trò quan trọng ngang nhau của việc phòng bệnh và điều trị bệnh, trong đó điều trị bệnh là sự thống nhất của các yếu tố ăn uống, sinh hoạt và thuốc.

 

Do những đặc điểm về sinh bệnh học, mỗi type ĐTĐ có những mục đích điều trị khác nhau:

 

Đái tháo đường type 1: Bệnh do hậu quả của quá trình hủy hoại tế bào bêta của đảo tụy Langerhans. Người mắc bệnh type này phần lớn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (dưới 30 tuổi). Mục đích điều trị của nhóm này phải đạt các yêu cầu:

 

- Cải thiện và duy trì tình trạng lâm sàng và tâm lý bệnh nhân ở trạng thái bình thường, hạn chế đến mức thấp nhất sự khác biệt giữa người không mắc bệnh và người bệnh.

 

- Phòng chống hữu hiệu không để xảy ra các biến chứng như hạ đường máu, tăng đường máu có triệu chứng...

 

- Đảm bảo một đời sống xã hội bình thường về khả năng lao động, hạnh phúc gia đình...

 

 Tập luyện thể dục phù hợp tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
 
Tập luyện thể dục phù hợp tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

 

Đái tháo đường type 2: Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 30, là lứa tuổi làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, cũng là lứa tuổi đóng vai trò then chốt trong cuộc sống mỗi gia đình. Vì thế phải cần đạt được các yêu cầu sau:

 

- Không để xảy ra triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng tới người bệnh.

 

- Duy trì sự chuyển hóa bình thường của cơ thể.

 

- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.

 

- Cải thiện tình trạng bệnh lý tim mạch theo hướng tốt lên, ngăn ngừa các biến chứng. Kéo dài tuổi thọ, rút ngắn sự khác biệt giữa người bệnh ĐTĐ và người bình thường bằng nâng cao chất lượng cuộc sống (trong hoạt động xã hội, trong lao động và tư duy...).

 

Mục đích đặt ra rất đơn giản, rõ ràng nhưng để đạt được đòi hỏi bệnh nhân phải có nghị lực và quyết tâm cao. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi giải quyết mối quan hệ tổng hòa giữa bệnh nhân, gia đình và xã hội.

 

Những yêu cầu về phía người bệnh

 

Đây là yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất. Kết quả điều trị và chất lượng điều trị của bệnh ĐTĐ phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người bệnh.

 

Người bệnh ĐTĐ phải biết học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các nhà chuyên  môn, qua bạn bè để tích lũy cho mình sự hiểu biết đúng đắn và những kiến thức cần thiết, cơ bản về bệnh ĐTĐ. Đây là điều hết sức quan trọng và cấp thiết vì chính người bệnh sẽ biết mình phải làm gì và không nên làm gì. Mọi lời khuyên, lời chỉ dẫn của thầy thuốc sẽ trở nên vô nghĩa nếu người bệnh không làm theo, do không có sự hiểu biết đúng.

 

 

Những điều bệnh nhân cần biết

 

Những kiến thức cơ bản về bệnh ĐTĐ, quá trình phát triển tự nhiên của bệnh, các yếu tố nguy cơ dễ làm cho bệnh phát triển.

 

Những thông tin cần cho việc tự theo dõi bệnh, cách phát hiện sớm các biến chứng của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Những kỹ thuật cần cho tự điều trị bằng thuốc, kỹ thuật cần cho quá trình tự theo dõi bệnh.

 

Những kiến thức về chọn thuốc, về những tác dụng của thuốc, những khả năng có thể xảy ra khi dùng thuốc... Thái độ cần có khi những tác dụng ngoại ý có thể xảy ra khi dùng thuốc.

 

Những kiến thức cần và đủ để người bệnh tự tìm một chế độ ăn phù hợp, một lối sống phù hợp với nghề nghiệp, với thói quen sinh hoạt của cá nhân và gia đình.

 

Biết theo dõi chế độ điều trị (chế độ ăn, luyện tập, thuốc điều trị).

 

Theo dõi tình trạng chung của cơ thể (thừa cân, số đo vòng eo, huyết áp, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác như đường máu lúc đói, ceton niệu)...

 

Tham khảo và chia sẽ thông tin với mọi người

 

Những điều bệnh nhân phải tránh

 

Tin rằng ĐTĐ có thể chữa bằng bùa, ngải, cầu cúng, bằng thuốc nam, bằng cách ăn nhiều gan, lách, tụy của động vật...

 

Quá lo lắng khi biết mình bị ĐTĐ, lo cho con cháu và thế hệ sau này bị "lây". Thực tế ĐTĐ cũng như các bệnh không lây nhiễm khác, bệnh phát triển là một tất yếu; do nhiều yếu tố liên quan cùng bị ảnh hưởng nên bệnh mới phát sinh, phát triển. Trong thực tế không phải luôn luôn cứ cha hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ thì con cũng bị ĐTĐ. Hơn nữa, ngày nay người ta thấy bệnh ĐTĐ có thể ngăn chặn và phòng bệnh được.

 

Người bệnh cần phải tự giác chấp hành nghiêm túc các hướng dẫn của thầy thuốc về chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ sử dụng thuốc một cách kiên trì, tỉ mỉ.

 

Biết tự phát hiện những dấu hiệu không bình thường để tự điều chỉnh chế độ điều trị hoặc đến thầy thuốc khám bệnh kịp thời, không để xảy ra những tai biến đáng tiếc.

 

Biết phổ biến kinh nghiệm cho bạn bè, đồng nghiệp. Biết giúp người thân, quen phát hiện các yếu tố nguy cơ, can thiệp kịp thời, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ phát triển bệnh. Phổ biến kinh nghiệm tự quản lý bệnh cho những người cùng hoàn cảnh...

 

Yêu cầu đối với người thân

 

Sự cảm thông, hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và nếp sống lao động của vợ (hoặc chồng) người bệnh, là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất. Gia đình vừa là tổ ấm vừa là dinh lũy cuối cùng, là chỗ dựa cuối cùng để con người tồn tại, đấu tranh chống lại bệnh tật, chống lại những biến động trong cuộc sống. Hãy cùng vợ (hoặc chồng) bạn đi khám bệnh; hãy giúp nhau lập thời gian biểu để uống thuốc, luyện tập. Lập thực đơn điều trị về chế độ dinh dưỡng; quan sát để phát hiện sớm những bất thường trong sinh hoạt, phát hiện sớm các biến chứng...

 

Dự án quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường

BV Nội tiết TW

 

 


 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."