0

Táo bón ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Nguyên nhân và giải pháp chữa trị an toàn

Sữa mẹ rất dễ cho bé tiêu hóa. Trên thực tế, nó còn được coi như là một loại nhuận tràng tự nhiên. Vì vậy, rất hiếm khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về táo bón ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.
 

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

 
Làm thế nào để mẹ có thể biết khi bé bị táo bón? Điều quan trọng cần lưu ý là tần suất đi tiêu không phải là một dấu hiệu chính xác của táo bón. Mà cũng không phải là việc nhìn thấy bé rặn hoặc căng thẳng khi đi đại tiện.
 
Nhiều em bé trông giống như đang rặn khi đi đại tiện. Đó có thể là do em bé cần phải dùng cơ bụng để giúp đẩy phân ra ngoài. Bởi không có sự giúp đỡ của phần thắt lưng hay trong lực như khi ngồi đại tiện nên có thể bé phải cần nhiều thời gian hơn khi đi đại tiện.
 
 
Dấu hiệu cho thấy táo bón ở trẻ bú mẹ là:
- Bụng phình, cương cứng
- Phân đặc sệt như đất sét
- Bé gặp nhiều khó khăn,khóc khi đi đại tiện
- Không muốn bú mẹ
- Trong phân có máu (có thể do phân cứng làm rách một số mô hậu môn khi nó đi qua)
 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

 
Phần lớn, trẻ bú sữa mẹ không bị táo bón cho đến khi được làm quen với thức ăn đặc, vào khoảng 6 tháng tuổi. Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến trẻ gây táo bón con ăn dặm, bao gồm:
 
- Gạo: thực phẩm từ ngũ cốc hấp thụ nước trong ruột, làm cho phân khó đi qua. Cân nhắc chuyển sang dùng bột yến mạch hoặc ngũ cốc lúa mạch nếu bé có dấu hiệu táo bón.
- Sữa bò: Nên cho bé uống dùng sau 1 tuổi
- Chuối: có thể là một thủ phạm gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh nếu bạn không biết dùng đúng cách. Bạn có thể thử cho bé ăn chuối cùng với một ít nước hoặc nước ép trái cây 100 phần trăm pha vào. Tìm hiểu: có nên ăn chuối để giảm táo bón?
- Một chế độ ăn ít chất xơ: Không có đủ chất xơ, em bé của bạn có thể đi đại tiện khó hơn.
 
Những thứ khác có thể gây táo bón bao gồm:
- Không cho bé uống đủ chất lỏng. Bạn nên cho con bú trước khi cho bé ăn những đồ ăn rắn. Chất lỏng sẽ giúp phân dễ dàng đi qua ruột hơn.
- Stress. Du lịch, nóng, phải di chuyển nhiều- tất cả đều có thể gây căng thẳng cho em bé và gây táo bón.
- Ốm sốt. Vấn đề ở dạ dày có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, dẫn đến mất nước và táo bón. Ngay cả một vấn đề thông thường, như cảm lạnh, ốm sốt cũng có thể làm giảm sự thèm ăn của các bé và, vì nghẹt mũi, mất nước, khiến bé khó chịu. Ít chất lỏng có nghĩa là nhiều cơ hội cho táo bón.
- Bệnh lý y tế khác. Một số vấn đề y tế, chẳng hạn như có sự bất thường trong đường tiêu hóa, có thể gây táo bón, mặc dù điều này rất hiếm.
 
 

Hình dạng phân điển hình ở những em bé bú sữa mẹ

 
Bình thường, hình dạng phân và lịch trình đi đại tiện của các bé sẽ thay đổi theo độ tuổi, và chế độ ăn cho bé. Dưới đây, là sự thay đổi của phân trẻ sơ sinh bú sữa mẹ qua các giai đoạn được ghi nhận từ báo cáo của Bệnh viện Nhi Seattle:
 
Ngày 1- 4:  Bé sẽ ị một lần mỗi ngày. Màu sắc sẽ thay đổi một chút từ xanh đen sang xanh nâu và nó sẽ trở nên lỏng hơn khi bạn đã cho bé bú sữa.
 
Ngày 5- 30: Bé sẽ ị khoảng 3 đến 8 lần trở lên trong ngày. Màu sắc sẽ thay đổi từ xanh nâu sang vàng tươi hơn và lỏng hơn.
 
Tháng thứ 1-6: Vào thời điểm bé khoảng một tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ hấp thu hầu hết tất cả sữa mẹ. Như vậy, bé sẽ đi phân mềm hơn và có thể đi đại tiện vài lần trong ngày hoặc chỉ một lần trong vài ngày. Thậm chí, một số em bé không đại tiện 1-2 tuần, và điều đó vẫn được coi là bình thường nếu không có những dấu hiệu táo bón như ở trên.
 
Tháng thứ 6 trở đi. Khi bạn bắt đầu tập cho bé ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng và sữa bò (vào khoảng 12 tháng), bé có thể đi đại tiện thường xuyên hơn. Điều đó bởi vì hệ thống tiêu hóa bé vẫn còn non nớt và phải tìm ra cách tiêu hóa tất cả những thực phẩm mới này. Mặt khác, bé bây giờ có thể dễ bị táo bón. Một số thực phẩm gây táo bón tự nhiên và sữa bò có thể khó xử lý được ngay cả với những người có hệ thống tiêu hóa trưởng thành.
 

Giải pháp chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

 
Dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa và điều trị táo bón:
 
Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé, khi bé bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn đặc. Khi bạn bắt đầu tập cho bé ăn trái cây và rau quả, hãy thử những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như mận và đậu Hà Lan xay nhuyễn.
 
Thực hiện mát-xa bụng và di chuyển chân kiểu đạp xe cho bé. Những động tác này sẽ tác động đến thành bụng và tăng cường nhu động ruột tự nhiên, giúp bé đi đại tiện nhanh và dễ dàng hơn. Thực hiện càng nhiều lần trong ngày càng tốt và tránh lúc bé no.
 
 
Bổ sung đủ lượng chất lỏng hằng ngày. Chú ý về các cữ sữa trong ngày của bé và lượng sữa trong mỗi lần bé bú mẹ. Cho bé tập ăn dần bằng những thức ăn lỏng sau đó mới chuyển dần sang đặc hơn.
 
 

Chế độ ăn của mẹ cho con bú có thể ảnh hưởng đến táo bón ở bé không?

 
Chế độ ăn của mẹ cho con bú có thể gây ra - hoặc giảm bớt - một em bé táo bón? Hầu như là không.
 
Theo một nghiên cứu năm 2017 trên 145 phụ nữ trên Tạp chí Pediatrics Hàn Quốc, không có thực phẩm nào mẹ cần tránh ăn khi cho con bú trừ khi em bé có phản ứng tiêu cực rõ ràng với nó.
 
Mẹ cho con bú có thể ăn bất cứ loại thực phẩm nào họ muốn, nhưng trong chừng mực.
 
Theo La Leche League International, điều đáng lo không phải là bạn ăn thứ gì hoặc ăn hay uống  bao nhiêu để kích thích sữa của bạn mà là khả năng con của bạn hấp thu được bao nhiêu sữa khi con bú. Ngoài ra, sữa mẹ được tạo ra từ dòng máu của bạn chứ không phải đường tiêu hóa của bạn.
 
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi cho con bú. Nếu bạn lo ngại loại thực phẩm nào bạn ăn có thể gây táo bón cho con, hãy thử ngừng chúng lại một thời gian để theo dõi sự tiến triển của bé.
 
 
 

Khi nào thì nên cho bé đi khám bác sĩ?

 
- Những biện pháp đơn giản tự nhiên để trị táo bón không có hiệu quả
- Bé khóc nhiều khi đi đại tiện
- Bé không chịu ăn
- Bé bị sốt
- Bé bị nôn
- Bụng bé trở nên cứng, sưng đau
 
Không được tự ý cho em bé uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc sổ mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
 
NATUFIB giúp bổ sung chất xơ hòa tan FOS, làm mềm phân, tăng khối lượng phân và kích thích hoạt động của ruột giúp cải thiện táo bón nhanh chóng. Natufib an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."