0

Nghiên cứu chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một chứng bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Hiện chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến hơn 860 triệu người trên toàn thế giới.

>>> Đau nửa đầu cần chế độ ăn uống giúp giảm bớt tái phát

>>> Đau nửa đầu, giảm đau và chống tái phát với thảo dược Butterbur

>>> Đau nửa đầu có rối loạn thị giác, liên quan đến bệnh tim ở phụ nữ

 

Đau nửa đầu gần đây đã được đánh giá trong nghiên cứu của Global Burden thuộc Tổ chức Y tế Thế giới về bệnh học, được xếp là chứng bệnh phổ biến thứ ba và là gánh nặng bệnh tật đứng thứ tám trên hành tinh, và riêng nó dẫn đến tỉ lệ khuyết tật do một căn bệnh cụ thể lên tới 3% trên toàn thế giới.

 

Nghiên cứu chứng đau nửa đầu

 

Trong tám năm qua, Tiến sĩ Dawn C.Buse đã làm việc tại Hội nghiên cứu mức độ phổ biến và cách phòng ngừa bệnh đau nửa đầu tại Mỹ (AMPP), nghiên cứu cùng với chuyên viên điều tra, Tiến sĩ Richard B. Lipton và đội ngũ các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp khác. Nghiên cứu AMPP là một nghiên cứu theo chiều dọc dân số, nghiên cứu các cá nhân tại Hoa Kỳ bị đau đầu “nghiêm trọng”.

 

Năm 2004, bảng câu hỏi đã được gửi đến 120.000 hộ gia đình ở Mỹ. Số lượng phản hồi là 162.756 cá nhân từ 12 tuổi trở lên. Trong đó, 30.721 người được hỏi cho biết họ từng bị “đau đầu nghiêm trọng” và 28.261 người đã bị “đau đầu nghiêm trọng” trong những năm trước đó. Những phản hồi cho phép họ xác định rằng gần 12% người dân ở Hoa Kỳ (Trong đó gần 18 % phụ nữ trưởng thành và gần 6% nam giới trưởng thành) bị đau nửa đầu và 1% người Mỹ bị chứng đau nửa đầu kinh niên - đau đầu trên 15 ngày trở lên mỗi tháng).

 

Theo ước tính, tỷ lệ đau nửa đầu có sai khác chút ít trên thế giới, mặc dù vẫn chưa rõ liệu tỷ lệ khác biệt này tại các nước khác nhau là do sự khác biệt về đo lường hay do các vấn đề liên quan đến chủng tộc, dân tộc và xã hội.

 

Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới và Chiến dịch nâng cao chống lại gánh nặng do bệnh đau đầu đã công bố “Lược đồ về các rối loạn và nguyên nhân đau đầu trên thế giới năm 2011” Nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy rằng tỷ lệ chứng đau nửa đầu ở mức cao là 15-20% dân số ở các nước châu Âu và thấp là 4% của các nước châu Phi, tỷ lệ ở các nước châu Á là tương tự như tỉ lệ của Mỹ.

 

Chứng đau nửa đầu là gì?

 

Đau nửa đầu là một chứng bệnh mạn tính với biểu hiện đau từng cơn, có nghĩa là đối với các cá nhân khác nhau, những cơn đau có thể xảy ra đột xuất không thể đoán trước. Đau nửa đầu thực sự bao gồm một chùm các triệu chứng và chẩn đoán được dựa trên một số tiêu chí. Nhức đầu thường là triệu chứng chính và có thể kéo dài 4-72 giờ.

 

Người bệnh thường bị đau một bên đầu, đau rộ lên, và sẽ trầm trọng hơn khi chuyển động hoặc hoạt động như đi bộ lên cầu thang. Những cơn đau nửa đầu cũng thường đi kèm với triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng), phonophobia (nhạy cảm với âm thanh), và osmophobia (nhạy cảm với mùi) cũng như các triệu chứng liên quan khác.

 

Những cơn đau nửa đầu có thể bao gồm bốn giai đoạn: triệu chứng sớm, tiền triệu, đau đầu (đau và các triệu chứng kèm theo) và hậu chứng. Những cơn đau có thể bao gồm một số hay tất cả các giai đoạn. Và mỗi người khác nhau có thể có tiến trình bệnh khác nhau tại các thời điểm khác nhau.

 

Giai đoạn triệu chứng sớm có thể xảy ra từ 12-24 giờ trước khi nhức đầu. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, đau hay cứng cổ, thèm ăn hoặc ngáp trong thời gian này, và một số triệu chứng khác.

 

Giai đoạn tiền triệu được định nghĩa là trải qua "tính năng thần kinh khu trú". Điều này xuất hiện tự nhiên, chẳng hạn như thấy ánh sáng nhấp nháy tại một điểm hoặc đường thẳng, hoặc mất một phần của trường thị giác, các giác quan khác cũng có thể góp phần tạo ra sự khó chịu như cảm giác tê hoặc cảm giác “tê buồn như có kiến bò”. Trong thời gian này người bệnh cũng có thể sẽ bị nhầm lẫn, chóng mặt hoặc mệt mỏi.

 

Tiền triệu có thể kéo dài 5-60 phút trước khi bắt đầu đau đầu. Khoảng 1/5 người bị đau nửa đầu đều trải qua giai đoạn tiền triệu trước các cơn đau, mặc dù họ có thể chỉ gặp những hiện tượng này trong một số cơn đau nửa đầu.

 

Giai đoạn đau đầu có thể kéo dài từ 4-72 giờ (hoặc ngắn hơn nếu được điều trị hiệu quả). Giai đoạn này thường là những cơn đau đầu từ trung bình đến nghiêm trọng, nhưng cũng có thể bao gồm cảm giác cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hôi, buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này làm cho người bệnh rất khó hoạt động mỗi khi đau đầu và họ thường nằm liệt giường ở một chỗ tối và yên tĩnh.

 

Giai đoạn hậu chứng kéo dài từ 12 - 24 giờ sau khi giai đoạn nhức đầu đã qua đi. Giống như giai đoạn tiền triệu, trong thời gian này người bệnh có thể cảm thấy người như “đi mượn”, suy nghĩ mờ nhạt và u ám, hoặc mệt mỏi. Giai đoạn này có thể sẽ khó tập trung, chú ý, thiếu động lực và mệt mỏi.

 

Trong cả bốn giai đoạn, cơn đau nửa đầu có thể kéo dài nhiều ngày và làm cho bản thân người bệnh không thể làm gì hoặc hạn chế khả năng hoạt động trong một thời gian dài. Chứng đau nửa đầu có thể được chia thành: đau nửa đầu từng cơn (EM) và chứng đau nửa đầu kinh niên (CM) dựa trên số ngày mỗi tháng người bệnh bị đau đầu.

 

Chứng đau nửa đầu từng cơn được định nghĩa trong cuộc họp Quốc Tế về phân chia các loại bệnh đau đầu (ICHD -2), đưa ra các tiêu chí là chứng đau nửa đầu xảy ra ít hơn 15 ngày mỗi tháng. Chứng đau nửa đầu kinh niên thường được định nghĩa là bị mắc các triệu chứng đau đầu từ 15 ngày trở lên mỗi tháng. Một số người bị chứng đau nửa đầu mãn tính hàng ngày, và một số người bị đau nhức đầu liên tục.

 

Nghiên cứu AMPP đã chỉ ra rằng khoảng 2,5 % những người bị chứng đau nửa đầu từng cơn trong một năm thì sẽ phát triển chứng đau nửa đầu kinh niên vào năm tiếp theo. Họ cũng xác định một số yếu tố có thể làm tăng khả năng trầm trọng bệnh bao gồm một vài yếu tố khó có thể thay đổi (ví dụ: giới tính, tuổi tác, chấn thương sọ não, ảnh hưởng từ khi còn nhỏ tuổi) và một vài yếu tố có khả năng thay đổi được (ví dụ: số lượng ngày bị đau đầu ngày mỗi tháng, béo phì, sử dụng thuốc quá nhiều, dùng caffeine quá mức, căng thẳng, trầm cảm và lo lắng).

 

Chứng đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống kể cả công việc, học tập, cuộc sống gia đình, đời sống xã hội, sở thích, tâm trạng và sức khỏe chung. Người bệnh có thể sẽ rất khó hoạt động mỗi khi cơn đau đầu nổi lên, làm giảm hiệu quả làm việc, học tập, các công việc gia đình và hoạt động xã hội.

 

Nghiên cứu chứng đau nửa đầu

 

Đau nửa đầu có sự liên quan đến trạng thái căng thẳng mất ngủ

 

Ngoài ra, cũng rất khó khăn để lên kế hoạch hoặc thực hiện công việc do không chắc chắn thời điểm đó có bị đau đầu hay không. Họ gọi đây là gánh nặng và lo âu “interictal”. Chứng đau nửa đầu có liên quan với một số bệnh về tâm thần. Các bệnh tâm thần phổ biến đi kèm chứng đau nửa đầu bao gồm trầm cảm, lo âu, hoảng sợ rối loạn, căng thẳng rối loạn sau chấn thương, tổn thương tinh thần từ nhỏ (ví dụ: bị lạm dụng thể chất, tình cảm và tình dục) và cả nguy cơ tự tử.

 

Nhiều trường hợp không cho thấy rõ các nguyên nhân khác nhau, hoặc chúng đều phát triển ra khỏi thiên hướng chung của di truyền hoặc sinh học cơ bản. Trường hợp của chứng đau nửa đầu và trầm cảm đã chứng minh được rằng chúng đối nghịch nhau, và mỗi trường hợp mắc bệnh này đều có những nguy cơ tiến triển bệnh khi cao hơn đối với những người mắc phải.

 

Các bệnh lý đi kèm của chứng đau nửa đầu bao gồm động kinh, đột quỵ, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ (ví dụ: mất ngủ, rối loạn hoạt động chân tay, và ngưng thở khi ngủ), rối loạn cơ xương, bệnh đau mãn tính (ví dụ: đau xơ cơ, đau lưng kinh niên), béo phì, rối loạn hô hấp (ví dụ: hen suyễn, viêm mũi dị ứng), bệnh kích thích ruột, loạn trương lực cơ cổ), bệnh celiac, mệt mỏi mãn tính và các trường hợp khác. Tất cả những trường hợp này còn phổ biến hơn ở những người bị chứng đau nửa đầu kinh niên.

 

Nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu?

 

Chứng đau nửa đầu đã được ghi nhận từ giai đoạn đầu lịch sử nhân loại. Nó đã được đề cập trong “quyển sách”chôn với xác ướp Ai Cập vào năm 1500 trước Công nguyên và trong các tác phẩm từ thời Babylon cổ đại 300 trước Công nguyên. Tuy nhiên, sự hiểu biết khoa học của chúng ta về chứng đau nửa đầu vẫn không ngừng phát triển.

 

Chứng đau nửa đầu có một cơ chế sinh bệnh học hợp rõ nét và nó rất có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Kết quả từ các nghiên cứu kết hợp cho thấy khoảng một nửa nguy cơ đau nửa đầu xuất phát từ gen di truyền. Điều này có nghĩa rằng một cá nhân có bố hoặc mẹ mắc bệnh đau nửa đầu thì sẽ có 50% nguy cơ di truyền bệnh, còn nếu cả cha lẫn mẹ mắc chứng đau nửa đầu thì nguy cơ lên đến 75%. Hơn 50 % người bị chứng đau nửa đầu có ít nhất một người thân mắc chứng đau nửa đầu.

 

Đau nửa đầu cũng có liên quan đến giới tính. Cả EM và CM xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn 2-3 lần so với nam giới. Đau nửa đầu thường bắt đầu ở tuổi niên thiếu hoặc giai đoạn đầu tuổi trưởng thành và tăng lên ở tuổi trung niên. Tỷ lệ chứng đau nửa đầu có xu hướng thấp hơn trước tuổi dậy thì và sau tuổi trung niên, đặc biệt là sau khi phụ nữ mãn kinh. Người mắc chứng đau nửa đầu có hệ thần kinh nhạy cảm.

 

Cơn đau nửa đầu có thể xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố sinh học và môi trường, một ngưỡng sinh học nhất định. Ngưỡng này có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố gây nên bao gồm căng thẳng, thư giãn sau một thời gian căng thẳng, ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít hoặc thay đổi giờ giấc ngủ (ví dụ: vào cuối tuần hoặc thay đổi múi giờ), đói, nhịn ăn, bỏ bữa hoặc mất nước, bị ảnh hưởng bởi ánh sáng kích thích, tiếng ồn lớn, ngửi thấy mùi mạnh, thời tiết thay đổi và ăn một số thức ăn như pho mát để lâu và một số đồ uống có cồn.

 

Ở nhiều phụ nữ, thay đổi nội tiết tố có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Các sự kết hợp của các yếu tố trên sẽ nhanh chóng dẫn đến cơn đau nửa đầu trầm trọng hơn. Ví dụ, một sinh viên đại học có thể cảm thấy căng thẳng học tập vào những tuần cuối học kì, sau đó không ngủ đủ giấc và bỏ qua một số bữa ăn, điều này sẽ dẫn đến cơn đau đầu. Cách tốt nhất để xác định yếu tố gây nên cơn đau đầu là chuẩn bị một cuốn nhật ký và lưu ý tất cả các yếu tố liên quan đến cơn đau đầu đó.

 

Các phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu cho là gì?

 

Điều trị chứng đau nửa đầu bao gồm cách dùng thuốc (dược phẩm) và cách tiếp cận không dùng thuốc. Phương pháp dùng dược phẩm là phương pháp chữa cấp tính, có nghĩa là bệnh nhân sẽ dùng thuốc khi bị đau đầu hoặc các loại thuốc phòng ngừa cơn đau đầu xảy ra, đó là loại thuốc dùng hàng ngày và thường xuyên để đối phó với các cơn đau.

 

Ngoài ra còn có một số phương pháp phòng ngừa không phải qua đường uống như tiêm chất ức chế thần kinh, hoặc tiêm OnabotulinumtoxinA (ví dụ: Botox) Hầu hết các phương pháp điều trị dược lý đều có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và hoặc có thể gây ra sự không thích ứng cho các cá nhân nhất định do tiền sử bệnh, tuổi tác hoặc phụ nữ có thai và cho con bú.

Nghiên cứu chứng đau nửa đầu

 

Phương pháp không dùng thuốc điều trị cũng quan trọng trong kế hoạch điều trị. Chúng có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với các liệu pháp dược lý, mang lại tác dụng khá an toàn cho cả khi người bệnh đang mang thai và cho con bú. Một số phương pháp điều trị hành vi đã được chứng minh là có hiệu quả và được cho là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

 

Chúng bao gồm phản hồi sinh học, thư giãn, và liệu pháp nhận thức hành vi. Thuốc đau nửa đầu cấp tính có thể dùng thuốc OTC hoặc theo chỉ định. Thuốc OTC bao gồm các thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, thuốc giảm đau như Acetaminophen và kết hợp giữa Acetaminophen, Aspirin và Caffein.

 

Các loại thuốc này có thể làm tăng tần số cơn đau đầu nếu dùng quá thường xuyên và có thể dẫn đến lạm dụng thuốc hoặc khiến những cơn đau đầu quay trở lại. Nếu sử dụng quá thường xuyên, một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ chuyển từ EM sang CM. Ngoài ra còn có các loại thuốc đau nửa đầu kê theo toa cụ thể được gọi là Triptans. Ergots và Dihydroergotamine (dẫn xuất từ nấm cựa gà) cũng có thể điều trị được chứng đau nửa đầu.

 

Nhiều người bị chứng đau nửa đầu sử dụng kết hợp các loại thuốc trong một số trường hợp đau đầu nhẹ và nặng hơn. Hoặc họ có thể được chỉ định dùng các loại thuốc thay thế hay kết hợp một số thuốc như một Triptan và một NSAID. Một số người cũng có thể dùng thuốc chống buồn nôn để giảm triệu chứng buồn nôn khá phổ biến khi bị đau nửa đầu. Một số người sử dụng thuốc phiện hoặc các thuốc gây nghiện để giảm đau nửa đầu.

 

Tuy nhiên, không nên sử dụng những loại thuốc này vì chúng có thể làm êm dịu cơn đau nhưng cũng có rủi ro phụ thuộc thuốc rất lớn. Một số phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu mới hiện cũng đang được phát triển. Những người bị đau nửa đầu kinh niên hoặc có tần số cao chứng đau nửa đầu từng cơn có thể sử dụng các loại thuốc phòng ngừa.

 

Tuy nhiên vẫn chưa có thuốc phòng ngừa điều trị đặc biệt cho chứng đau nửa đầu, một số loại thuốc khác được sử dụng để giảm tần suất các cơn đau nửa đầu bao gồm: thuốc tim mạch, chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, và neuromodulator. OnabotulinumtoxinA (ví dụ , Botox ) được FDA Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị đau nửa đầu kinh niên và được điều trị bằng cách tiêm 3 tháng một lần.

 

Ngoài ra, kiểm soát nhận thức và những căng thẳng trong cuộc sống, duy trì lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị những cơn đau. Những thói quen sinh hoạt quan trọng nhất là duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ, duy trì giấc ngủ ngon, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và hạn chế sử dụng caffeine.

 

Có thể áp dụng những cách thư giãn như thiền, yoga, hoặc những cách khác để trấn tĩnh tâm trí. Nếu căng thẳng, trầm cảm, tức giận hoặc lo âu khiến khó kiểm soát chính mình thì tốt nhất là nên nói chuyện với những chuyên gia y tế.

 

 

Hoài Thanh

 

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."