0

Khám phá mới, đột biến về cơ chế gây ung thư di căn

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Cell Biology, các nhà khoa học cho biết họ đã thấy cách một loại protein trong các tế bào của con người xuất hiện để đánh bật sự di căn của các tế bào ung thư.

 

Khám phá này hứa hẹn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư biểu mô như ung thư vú và ung thư phổi.

 

Khi còn nhỏ tuổi, cơ thể chúng ta vẫn đang phát triển, vấn đề các tế bào di chuyển là việc rất bình thường. Nhưng khi chúng ta đã trưởng thành, các tế bào sẽ ít di chuyển hơn. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có khả năng di chuyển nhiều hơn so với các tế bào bình thường ở tuổi trưởng thành. Sự di chuyển tế bào chính là cách tạo nên một khối u mới ở các bộ phận khác của cơ thể, gọi là quá trình di căn, nguyên nhân chính gây nên 90% các ca tử vong do ung thư.

 

Khám phá mới, đột biến về cơ chế gây ung thư di căn

 

Trong nghiên cứu mới, một nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill ở Montreal, Canada tập trung vào một loại protein gọi là DENND2B, gen này đóng vai trò tích cực trong việc di chuyển bình thường của các tế bào. Giáo sư Peter McPherson, người đứng đầu phòng thí nghiệm tại Viện Thần kinh Montreal McGill, cho biết rằng: "DENND2B kích hoạt một protein khác trong tế bào được gọi là Rab13, là một loại enzyme thúc đẩy di căn tế bào. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa biết cách Rab13 được kích hoạt để tiến hành di căn tế bào."

 

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong nhiều loại ung thư, đặc biệt là những căn bệnh ung thư biểu mô thường di căn đến não, Rab13 là yếu tố bất thường được đánh giá rất cao. Tế bào biểu mô bao gồm tập hợp lớp tế bào để hình thành lớp niêm mạc bao phủ cơ thể ở cả bên trong và bên ngoài. Một ví dụ của tế bào biểu mô là da, hoặc các lớp niêm mạc của các khoang cơ thể như khoang ngực và khoang bụng.

 

Tế bào biểu mô cũng lót trong và xung quanh các cơ quan như vú và phổi. Ung thư biểu mô (carcinomas) phát sinh trong các tế bào của tế bào biểu mô và chiếm phần lớn trong các bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết, buồng trứng và ung thư bàng quang. Chúng rất khác biệt so với các loại ung thư khác như ung thư máu và hệ bạch huyết (được gọi là bệnh bạch cầu và u lympho), và ung thư phát sinh trong mô liên kết (gọi là sa côm).

 

DENND2B kích hoạt Rab13 ở rìa đầu của các tế bào ung thư

 

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng DENND2B kích hoạt Rab13 ở đầu rìa của các tế bào ung thư, và đây dường như là một điểm quan trọng đối với việc di chuyển của các tế bào. Họ lưu ý rằng: "DENND2B tương tác với các yếu tố tác động Rab13 mical-L2 ở ngoại vi tế bào, và sự tương tác này là cần thiết để tăng tái tạo rìa đầu của tế bào."

 

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành tiêm các tế bào ung thư nặng của con người vào hai nhóm chuột. Một nhóm chuột có tế bào với mức độ protein Rab13 cao và các nhóm chuột khác đã được biến đổi gen khiến thiếu gen Rab13, nên chúng không hề có protein. Sau thí nghiệm, GS McPherson nói rằng họ tìm thấy: "Trong trường hợp các con chuột mà tế bào thiếu Rab13, các bệnh ung thư, sẽ ngừng phát triển hoặc khối u teo nhỏ đi hơn. Ngoài ra, các khối u nhỏ không di căn vào các mô khác nữa"

 

Ông lưu ý rằng đây là nghiên cứu đầu tiên được xem xét thử nghiệm đối với Rab13 có liên quan đến ung thư. Nhóm nghiên cứu tin rằng nghiên cứu này sẽ tạo ra hi vọng lớn trong việc điều trị ung thư có liên quan tới mức Rab13, nhưng họ cũng cảnh báo rằng vẫn cần thời gian lâu dài để tìm hiểu kĩ hơn nữa thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ từ Viện Nghiên cứu Y tế Canada và Viện Sức khỏe Quốc gia

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."