0

Sprifermin làm giảm mất sụn ở người thoái hóa khớp đầu gối

Trong một nghiên cứu mới ở những bệnh nhân thoái hóa khớp (viêm xương khớp) ở đầu gối tại thời điểm 12 tháng, tổng độ dày của sụn mất tại mặt khớp gối đã giảm khi dùng sprifermin (yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi tái tổ hợp 18 ở người).

>>> Thuốc điều trị thoái hóa khớp

>>> Giảm đau khớp bằng những giải pháp tự nhiên

>>> Thoái hóa khớp-Dinh dưỡng cần thiết cho bệnh thoái hóa khớp

 

Sprifermin được dùng để điều trị thoái hóa khớp đầu gối, so sánh với việc sử dụng giả dược. Tuy nhiên, hiệu ứng đem lại đáng kể trong ở vùng rìa chứ không phải trung tâm sụn mặt khớp gối.

 

Sprifermin làm giảm mất sụn ở người thoái hóa khớp đầu gối

 

Kết quả nghiên cứu được công bô trên tạp chí Arthritis & Rheumatology, một tạp chí của Trường Đại học Xương khớp Mỹ (ACR), cho thấy rằng dùng liều lượng 100μg sprifermin làm giảm tình trạng giảm độ dày và lượng sụn khớp mặt khớp gối cả ở trung tâm và vùng ngoài. Trong nghiên cứu về những bệnh đang gây ra gánh nặng trên toàn thế giới năm 2010, ước tính rằng có đến 150 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng do thoái hóa khớp.

 

Theo báo cáo của ACR, có tới 27 triệu người Mỹ trên 25 tuổi chẩn đoán bị bệnh này. Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng khuyết tật về thể chất ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 55 tuổi. Không dùng thuốc hoặc điều trị thay thế (glucosamine, chondroitin) đã cho thấy tác động tích cực vào việc ngăn chặn hoặc đảo ngược những thay đổi cấu trúc của tổn thương khớp do viêm khớp.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ LS Lohmander tại đại học Lund ở Thụy Điển cho biết: “Hiện nay, phương án điều trị không thay đổi cấu trúc đã được chấp thuận bởi cơ quan quản lý của Mỹ và Liên minh châu Âu. Thử nghiệm của chúng tôi thử nghiệm sự an toàn và hiệu quả của sprifermin trong việc ngăn ngừa mất sụn do thoái hóa khớp ở đầu gối"

 

Bằng chứng của việc này là thử nghiệm đối với 192 bệnh nhân thoái hóa khớp đầu gối được chọn ngẫu nhiên để tiêm đơn liều sprifermin tăng dần vào khớp hoặc dùng giả dược (n = 24) hoặc tiêm đa liều sprifermin vào khớp hoặc giả dược (n = 168). Liều thuốc đã được dùng ở mức 10, 30 và 100μg.

 

Các nhà nghiên cứu đo độ dày sụn sau 6 và 12 tháng bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI); dùng tia X đo bề rộng không gian khớp, và ghi lại thông tin những cơn đau bằng cách sử dụng các chỉ số về viêm khớp của trường Đại học Western Ontario McMaster (WOMAC).

 

Trong số bệnh nhân tham gia thử nghiệm, có 180 người đã hoàn thành thử nghiệm và 168 người được đánh giá là có sự thay đổi sụn. Sau 12 tháng, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự thay đổi trong độ dày của sụn mặt khớp gối trung tâm ở những bệnh nhân được tiêm sprifermin. Tuy nhiên, độ dày và khối lượng sụn đã cải thiện được sự tổn thất mặt bên khớp gối, kết quả này được được ghi nhận ở những bệnh nhân được tiêm 100μg sprifermin tốt hơn so với giả dược.

 

Sự thu hẹp chiều rộng không gian khớp cũng giảm trong khoang mặt khớp gối bên ở những bệnh nhân thoái hóa khớp đã dùng cùng một liều. Chỉ số đau WOMAC có sự cải thiện ở tất cả các bệnh nhân, với sự cải thiện ít được hiển thị ở thời điểm 12 tháng đối với bệnh nhân được 100μg sprifermin so với giả dược.

 

Tiến sĩ Lohmander kết luận: “Thử nghiệm của chúng tôi không tìm thấy sự giảm độ dày của sụn mặt khớp gối trung tâm ở các đối tượng trong nhóm điều trị, giảm sự phụ thuộc liều dùng dẫn đến thay đổi cấu trúc được tìm thấy ở những người tham gia điều trị bằng sprifermin”.

 

Các tác giả nhận thấy có sự không an toàn hoặc có vấn đề do tiêm tại chỗ sprifermin. Cần thiết phải có thêm nghiên cứu lâm sàng rộng hơn để phát hiện và xác nhận liều tối ưu.

 

 

Hoài Thanh

 

Medical News Today

 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."