0

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì?

 

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) là hiện tượng xuất hiện những hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ chập chờn.
 
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt hay xuất hiện ở nam giới.
 

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) là gì?

 
Giai đoạn ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ, xảy ra vào khoảng 90 phút sau khi một người ngủ. Những giấc mơ sẽ xuất hiện trong giai đoạn ngủ REM.
 
 Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, các cơ trong cơ thể thường ở trạng thái tê liệt tạm thời. Nếu một người mắc bệnh RBD, tình trạng tê liệt này xảy ra không hoàn toàn hoặc thậm chí hoàn toàn vắng mặt, vì vậy người đó thường "thực hiện" giấc mơ của họ, đôi khi theo những cách kịch tính hoặc bạo lực.
 
 Việc thiếu sự tê liệt cơ tạm thời khiến người ngủ bị RBD trở nên kích động về thể chất, chủ động cử động chân tay, rời khỏi giường và tham gia vào các hành động khác như khi không ngủ.
 
 Trong một số trường hợp, những người bị RBD có thể tự làm mình hoặc người khác nằm cùng giường bị thương. Nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực sẽ cao hơn nếu người đó có một giấc mơ hung hăng hoặc đáng sợ.
 
 Khi thức dậy, họ có thể nhớ giấc mơ của mình nhưng không biết rằng họ đã thực hiện hành động như trong mơ.
 
Hoạt động trong giai đoạn REM có thể diễn ra khoảng bốn lần mỗi đêm. Tuy nhiên có những trường hợp chỉ xảy ra 1 lần một tuần hoặc 1 lần mỗi tháng. Hoạt động này có xu hướng xảy ra vào buổi sáng khi giấc ngủ REM thường xuyên hơn.
 

Triệu chứng

 
Một người bị RBD có thể biểu hiện các hành vi sau khi ngủ:
 
• Nói chuyện
• La hét
• Kích động
• Hoạt động đấm và đá
• Chửi bới
• Có khả năng nhớ rõ những giấc mơ khi thức dậy
• Mộng du
 
Khoảng 38% những người bị RBD có thể phát triển các bệnh thần kinh khác như bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy hoặc bệnh teo đa hệ thống. Đôi khi RBD có thể xảy ra trước tuổi 50 và trước khi phát hiện các bệnh thần kinh khác.
 
Những người trải qua triệu chứng này có thể phát triển các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và thần kinh nghiêm trọng hơn, bao gồm:
 
• Thờ ơ
• Kém tập trung
• Có vấn đề về nhận thức
• Có vấn đề với chức năng điều hành
• Lo lắng
 

Nguyên nhân

 
Nguyên nhân chính xác của RBD vẫn chưa rõ ràng.
 
Đôi khi, RBD có thể là một phản ứng phụ của một số loại thuốc và có thể xảy ra trong quá trình cai thuốc. Những người bị nghiện rượu nặng và đột ngột ngừng uống rượu có thể bị RBD.
 
Các nghiên cứu cho thấy 6% người dùng thuốc chống trầm cảm có khả năng bị RBD. Có nghiên cứu đã cho thấy rằng RBD có liên hệ với rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
 

Chẩn đoán

 
Bác sĩ có thể yêu cầu nghiên cứu về giấc ngủ để kiểm tra RBD hoặc các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Khi thực hiện nghiên cứu, người đó sẽ ở trong một cơ sở chuyên biệt suốt đêm.
 
Đội ngũ y tế sẽ theo dõi hoạt động ngủ và thở, hoạt động của não và chuyển động cơ bắp. Một cơ sở chuyên môn cũng có thể xác định được cơ bắp không bị tê liệt trong giấc ngủ REM.
 

Điều trị

 
Điều trị cho RBD thường sẽ thành công bằng cách dùng thuốc và điều chỉnh thói quen ngủ của người bệnh. 
 

Thuốc

Một số loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong trường hợp RBD tùy thuộc vào triệu chứng.
 
Sử dụng Clonazepam liều thấp, từ nhóm thuốc benzodiazepine có tác dụng tốt với 90% người bệnh RBD. Những loại thuốc này ức chế hoạt động cơ bắp và thư giãn cơ thể trong khi ngủ.
 
Nếu clonazepam không hiệu quả, một số thuốc chống trầm cảm hoặc melatonin có thể giúp làm dịu hành vi bạo lực trong khi ngủ.
 
Những người mắc chứng mất trí nhớ, rối loạn dáng đi và ngưng thở khi ngủ nên thận trọng khi sử dụng clonazepam. Hãy luôn tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
 
Lasenvon chứa melatonin, 5-HTP, L-Theanine và một số thảo dược giúp ngủ ngon, không thức giấc giữa đêm, rất an toàn và thích hợp để điều chỉnh giấc ngủ ở những người bị RBD
 
Thay đổi lối sống
 
Có một vài biện pháp để cải thiện thói quen ngủ ở những người mắc bệnh RBD, đem lại an toàn cho cả người bệnh và người nằm cùng giường:
 
• Kê giường sát tường, sử dụng các tấm nệm đặt trên sàn nhà xung quanh giường. 
• Ngủ ở tầng 1 nếu có thể.
• Giữ đồ đạc và các vật sắc nhọn cách xa giường.
• Loại bỏ các vật nguy hiểm tiềm tàng khỏi phòng.
• Di chuyển giường ra xa cửa sổ.
• Người bệnh nên ngủ 1 mình trên giường và phòng riêng tới khi các triệu chứng RBD được kiểm soát.
 
Người bị RBD cũng nên thường xuyên kiểm tra theo dõi bệnh Parkinson.
 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."