0

Phân biệt các dạng mất ngủ thường gặp

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến gây tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau. Theo Phòng khám Cleveland (Mỹ) thì có tới khoảng 50% người trưởng thành thường xuyên bị mất ngủ, trong số đó có tới 10% bị mất ngủ mãn tính.

 

Mất ngủ có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng nó thường phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi. Tình trạng mất ngủ có thể kéo dài một vài ngày, vài tuần hoặc lâu dài. Stress, mãn kinh và một số bệnh tâm thần là nguyên nhân phổ biến gây chứng mất ngủ.

Mất ngủ có thể gặp ở bất kì ai nhưng thường xảy ra ở phụ nữ và người lớn tuổi

Mất ngủ được chia thành nhiều dạng khác nhau.

Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính là chứng mất ngủ trong thời gian ngắn, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, là dạng mất ngủ phổ biến nhất. Mất ngủ cấp tính thường xảy ra khi gặp căng thẳng quá mức trong cuộc sống.
 
Ngoài ra một số nguyên nhân sau cũng có thể gây mất ngủ cấp tính:
 
- Yếu tố môi trường làm gián đoạn giấc ngủ của bạn: như tiếng ồn hoặc ánh sáng.
 
- Lạ giường hoặc môi trường xung quanh: như ngủ ở khách sạn hoặc nhà mới.
 
- Khó chịu về thể chất: như đau hoặc không thể tìm được một tư thế ngủ thoải mái
.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
 
- Ốm, có thể mệt mỏi.
 
- Jet lag: lệch múi giờ và mệt mỏi sau một chuyến bay xa.
 
 
Mất ngủ mãn tính
 
Mất ngủ được coi là mãn tính nếu bạn khó ngủ ít nhất ba ngày mỗi tuần trong ít nhất một tháng. Mất ngủ mãn tính được chia thành thứ phát và nguyên phát.
 
- Mất ngủ mãn tính nguyên phát: còn được gọi là mất ngủ vô căn do không có nguyên nhân rõ ràng hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
 
- Mất ngủ thứ phát là phổ biến hơn: là chứng mất ngủ mãn tính do bệnh lý tâm thần hoặc bệnh thực thể gây ra.
 
Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ mãn tính bao gồm:
 
- Bệnh mãn tính: như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, cường giáp, chứng ngưng thở khi ngủ.
 
- Bệnh lý tâm thần: như trầm cảm , lo lắng và rối loạn tăng động giảm chú ý.
 
- Đang dùng thuốc: bao gồm cả thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn beta.
 
- Dùng caffeine và các chất kích thích khác: như rượu , nicotine và các loại thuốc khác.
 
- Các yếu tố lối sống, bao gồm đi lại thường xuyên và jet lag, làm việc theo ca và ngủ trưa.
 
 
Dùng caffeine và các chất kích thích khác: như rượu, nicotine và các loại thuốc khác dễ gây ra tình trạng mất ngủ
 
Khó bắt đầu giấc ngủ
 
Tình trạng khó đi vào giấc ngủ có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bất kỳ nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính và mãn tính đều có thể khiến người bệnh khó bắt đầu giấc ngủ. Các vấn đề tâm lý hoặc tâm thần là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.
 
Theo một nghiên cứu năm 2009, những người mắc chứng mất ngủ mãn tính thường mắc chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như hội chứng chân bồn chồn (RLS) hoặc rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ.
 
Caffeine và các chất kích thích khác cũng có thể làm bạn khó ngủ.
 
Khó duy trì mất ngủ
 
Tức là khi người bệnh khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ trở lại. Loại mất ngủ này khiến bạn lo lắng về việc không thể ngủ lại và không ngủ đủ giấc. Điều này càng gây cản trở giấc ngủ hơn nữa, tạo ra một vòng luẩn quẩn.
 
Khó duy trì giấc ngủ có thể được gây ra bởi các bệnh lý tâm thần như trầm cảm. Các tình trạng bệnh lý khác có thể khiến bạn thức dậy bao gồm:
 
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
 
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
 
- Hen suyễn và các tình trạng hô hấp khác.
 
- Hội chứng chân không yên RLS.
 
- Rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ.

Hậu quả và giải pháp điều trị mất ngủ
 
Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và năng suất lao động của người bệnh:
 
- Giảm hiệu suất trong công việc và học tập
 
- Tăng nguy cơ tai nạn
 
- Tăng nguy cơ trầm cảm và các bệnh lý tâm thần khác
 
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa mãn tính, như bệnh tim, đột quỵ và béo phì
 
Hãy đi khám bác sĩ nếu chứng mất ngủ khiến bạn không tỉnh táo vào ban ngày hoặc nếu kéo dài hơn một vài tuần liên tiếp để xác định nguyên nhân gây mất ngủ của bạn và cách điều trị hiệu quả nhất.
 
Điều trị chứng mất ngủ khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mất ngủ. Điều trị chứng mất ngủ mãn tính có thể cần phải giải quyết những bệnh lý kèm theo hoặc bằng các liệu pháp điều trị riêng biệt thích hợp.
 
Đối với chứng mất ngủ cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách kiểm soát căng thẳng, stress và một số loại sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ an toàn ví dụ như Thực phẩm chức năng tạo lập giấc ngủ LASENVON

 
Sản phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ LASENVON là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần hoạt chất hiện đại có nguồn gốc tự nhiên và các thảo dược cổ truyền để chữa trị mất ngủ. 
 
Thành phần: 
 
• Melatonin: có vai trò điều tiết giấc nhịp sinh lý ngủ-thức
• 5- Hydroxytrytophan (5- HTP): Giúp cơ thể sản xuất serotonin để giấc ngủ sâu giấc hơn, kéo dài các giai đoạn của giấc ngủ
• L- Theanin: là một acid amin thiết yếu giúp cho cơ thể thư giãn, sảng khoái tinh thần vào bạn ngày và ngủ ngon ban đêm.
• Cao Tâm sen, cao Lạc Tiên, cao Lá Vông Nem: đều là những vị thảo dược nổi tiếng giúp an thần, trị mất ngủ.
 
Công dụng: giúp dễ đi vào giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu, ngon giấc và giảm mệt mỏi khi thức dậy.
 
 

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."