0

Cafein - một số lưu ý khi sử dụng

Các loại nước uống hoặc thực phẩm để giải nhiệt trong mùa nắng nóng là rất phong phú. Tuy nhiên, cần quan tâm đến một hoạt chất có tác dụng nhanh lên cơ thể người dùng, đó là cafein. Trong đời sống, cafein có mặt trong khá nhiều loại thực phẩm và nước uống.

 

Trong y tế, cafein thuộc nhóm thuốc tim mạch.

 

Cấu trúc hóa học của cafein.

 

Cafein có mặt ở những đâu?

 

Cafein có hàm lượng cao trong một số loại nước uống, nhất là chè và cà phê. Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Lá tươi chè xanh chứa khoảng 4% cafein. Lá non có màu xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các lá già có màu lục sẫm. Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng do thành phần hóa học trong các lá này khác nhau.

 

Trong y học hiện đại người ta nhận thấy, trong chè xanh có chất đắng epigalloktechin gallate có khả năng kìm hãm sự tăng trưởng của virut phá hoại bạch cầu kể cả HIV và là loại thuốc tự nhiên hiệu nghiệm phòng chống bệnh ung thư.

 

Các nghiên cứu còn cho thấy, mỗi ngày chỉ cần uống 6g chè xanh (tương đương với 3 cốc chè xanh) đã đủ 50% nhu cầu vitamin E và 20% nhu cầu vitamin A cho mỗi người hằng ngày. Chè xanh có công hiệu chống lại sự mệt mỏi của cơ thể, do đó, một số nơi còn cho sản phụ sau sinh uống nước chè xanh để lấy lại sức lực và sự hưng phấn.

 

Ngoài ra, nước chè xanh còn là thuốc giã rượu, vì vậy, khi bị say rượu chỉ cần uống vài cốc chè xanh cũng có thể làm giảm lượng cồn trong máu từ 30 - 70%.

 

Ngoài tác dụng giải khát trong ngày hè oi nóng, nước chè xanh còn là thuốc có tác dụng tốt trong nhiều lĩnh vực của sức khỏe.

 

Chè xanh chứa hàm lượng cao cafein

 

Cafein có trong chè xanh và cà phê là một chất thuộc nhóm xanthin có tác dụng làm tăng tần số và sức co bóp của cơ tim, tăng khối lượng máu qua thận, làm tăng sức lọc cầu thận. Ngoài ra còn làm tăng thải trừ Na+ và Cl- ở ống thận. Do đó được sử dụng trong điều trị trợ tim hoặc lợi tiểu nhẹ.

 

Thuốc có cafein có thể gây rối loạn tiêu hoá, chuột rút, mất ngủ, hồi hộp nên cần sử dụng đúng theo liều lượng quy định. Cafein phát huy tác dụng tăng cường minh mẫn trí tuệ, cải thiện tư duy nhờ khả năng phong tỏa các thụ cảm adenozyn vốn thực hiện chức năng thông báo cho cơ thể nhu cầu cần ngủ.

 

Uống viên cafein liều tương đương 2 ly cà phê, năng lực tỉnh táo, trí nhớ và khả năng học bài cải thiện tới 60%. 

 

Cafein cũng làm thay đổi một số quá trình sinh hóa trong cơ thể. 2 ly cà phê đặc có thể làm gia tăng ba lần lượng adrenalin trong máu, cùng lúc đẩy nhanh nhịp hô hấp. Cafein cũng phong tỏa nhịp hô hấp, làm gia tăng sản xuất dopamin kích thích các trung tâm lạc thú trong não bộ, làm cho người uống hưng phấn và thư thái hơn.

 

- Chất cafein và một số ancaloid khác có trong chè xanh đã làm kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tinh thần minh mẫn và sức khỏe chóng hồi phục sau quá trình lao động mệt nhọc.

 

- Chất polyphenols trong chè xanh có khả năng kìm hãm quá trình ôxy hóa gây lão hóa các tế bào trong cơ thể, đồng thời còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch, có tác dụng làm các mạch máu co giãn tốt, hạn chế sự hình thành các khối máu tụ gây nên cơn đau tim, đột quỵ, khống chế sự hình thành các tế bào gây ung thư.

 

- Chất fluoride và flavonol ở chè xanh giúp làm răng chắc khỏe, giảm thiểu khả năng dẫn tới tình trạng loãng xương. Chất catechine, một antioxidants có khả năng bảo vệ nướu răng, diệt các vi khuẩn tránh được khả năng biến các mảng bám gây sâu răng và hôi miệng của các vi khuẩn có mặt tại răng miệng.

 

- Đông y cho rằng, chè có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, trị cảm mạo, ho có đờm vàng, đau họng, trị rôm sảy ở trẻ, chứng ăn không tiêu (kể cả đầy bụng, đau, ợ chua, kém ăn). Lấy chè tươi hãm với nước sôi uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu nên da vàng giảm nhanh. Hãm nước chè xanh uống liên tục trong nhiều ngày hoặc uống thường xuyên trong ngày trị cholesterol cao trong máu.

 

Cafe khi uống quen có thể gây nghiện

 

Cafein gây nghiện

 

Khi đã quen với hợp chất này, cơ thể sẽ phản ứng bằng những cơn nhức đầu và cảm giác bứt rứt khó chịu trường hợp lâu không uống. Tuy nhiên, đa số các trường hợp sử dụng quá liều được ghi nhận liên quan những cá nhân lạm dụng cafein. Nếu chuyển sang giai đoạn nghiện cà phê, bạn có thể thấy những tác dụng phụ như mất nước, khó ngủ, hay bồn chồn, lo lắng, dạ dày sôi sục.

 

Mọi người đều nghĩ cafein chỉ có nhiều trong chè hay cà phê, tuy nhiên, chất kích thích này cũng có ở một số thực phẩm và nước uống mà các nhà sản xuất không hề ghi lượng cafein trên nhãn hàng nên người tiêu dùng khó mà biết được sản phẩm nào có chứa chất kích thích và số lượng là bao nhiêu.

 

Những thực phẩm chứa cafein như chocolate vì hầu như các loại chocolate đều chứa ít nhất 10 miligam cafein. Những thanh chocolate càng sẫm màu thì càng chứa nhiều cafein. Những loại bánh kem hay kem cà-phê rất hay được sử dụng trong mùa hè. Ngoài ra còn có các loại nước uống coca, kem, các sản phẩm làm thơm miệng với nhiều mùi vị như kẹo cao su đa phần đều có chứa cafein. Hạt hướng dương cũng có chứa cafein.

 

Một số thuốc giảm cân đều chứa rất nhiều cafein trong thành phần. Điều đáng lưu ý là một số loại thuốc này được quảng cáo như là thực phẩm chức năng nên nhiều người vẫn vô tư sử dụng mà không để ý đến các tác dụng phụ. Một số thuốc giảm đau có chứa cafein để tăng hiệu quả giảm đau. Vì vậy cần lưu ý về liều lượng khi dùng. Trung bình một viên nén thuốc giảm đau chứa 130 milligram cafein, gần bằng uống 1 tách cà phê.

 

 

thuocthang.vn

 

 

theo skds

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."