0

Mẹ tiếp xúc với BPA khi mang thai, trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề về phổi

Một nghiên cứu mới cho thấy những thai nhi đã tiếp xúc với Bisphenol A (BPA) trước khi sinh có nhiều khả năng bị thở khò khè trong vòng năm tuổi đầu hơn so với những em bé không tiếp xúc.

 

Nhiều sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa và nhôm có chứa BPA, và theo các nhà nghiên cứu, hầu hết người Mỹ đều phát hiện nồng độ BPA trong nước tiểu. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với hóa chất này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

 

Mẹ tiếp xúc với BPA khi mang thai, trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề về phổi

 

Tiến sĩ Adam J. Spanier, tác giả chính của nghiên cứu, đang làm việc tại khoa nhi tại Bệnh viện trường đại học Maryland tại Baltimore cho biết rằng các nghiên cứu tiến hành trên động vật vẫn đang được thực hiện để làm rõ mối liên hệ giữa BPA và chức năng phổi.

 

Trong năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã ra lệnh cấm dùng chất liệu có chứa BPA để làm bình sữa trẻ em, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng rõ ràng để thực hiện lệnh cấm phổ biến hơn.

 

Các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu bằng cách kiểm tra mẫu nước tiểu của gần 400 bà mẹ tương lai trong khu vực Cincinnati, Ohio ở giai đoạn đang mang thai ở tuần 16 và 26. Sau khi những đứa trẻ được sinh ra, các nhà nghiên cứu cũng khảo sát tình hình bằng cách phỏng vấn cha mẹ theo kì sáu tháng một lần trong năm năm tiếp theo nếu đứa trẻ đã bị thở khò khè, và khi trẻ được 4 tuổi đến 5 tuổi, sẽ thực hiện thử nghiệm về lượng không khí trẻ em có thể thở ra mỗi lần hít thở.

 

Các nhà nghiên cứu cũng thu thập mẫu nước tiểu của các trẻ em đó mỗi năm. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng: Nồng độ BPA trong nước tiểu của người mẹ trong quá trình mang thai càng cao thì chức năng phổi của trẻ có xu hướng càng yếu hơn khi bé bốn tuổi. Chưa có kết quả nghiên cứu về chức năng của phổi khi bé 5 tuổi.

 

Đối với chứng thở khò khè, nồng độ BPA của người mẹ ở tuổi thai 16 tuần có liên quan đến nguy cơ đứa trẻ bị thở khò khè dai dẳng. Mức độ BPA trong nước tiểu của trẻ em không liên quan đến hiện tượng thở khò khè hoặc các vấn đề về phổi của mình.

 

Tiến sĩ Randall M. Goldblum, giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe trẻ em và Chương trình thí nghiệm hen suyễn cho trẻ em tại Đại học Y Texas Medical Branch ở Galveston cho biết: Kết quả cho thấy tồn tại một mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với BPA trong thời kỳ đầu mang thai và khả năng phát triển hiện tượng thở khò khè từ ban đầu của trẻ.

 

Ông không tham gia vào cuộc nghiên cứu mới. Ông cho biết thêm: "Cũng thật khó để khẳng định đây chính là nguyên nhân, vì sự phát triển của bệnh hen suyễn rất phức tạp và bao gồm các yếu tố di truyền cũng như các tiếp xúc với môi trường như trong rất nhiều tài liệu đề cập" Ông lưu ý: Nếu trẻ thở khò khè được chữa khỏi trước khi qua năm tuổi thì đó cũng có thể là một cơ hội tốt rằng họ sẽ không bị thêm một lần nữa sau này trong cuộc sống.

 

Đồng nghiệp Goldblum của Tiến sĩ Terumi Midoro-Horiuti nói thêm. "Một số trẻ em sẽ bị hen suyễn và sẽ tiếp tục bị thở khò khè" Trên thực tế không phải tất cả trẻ em đều bị thở khò khè trước khi đến năm tuổi đều tiếp tục phát triển bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về phổi, nhưng kết quả chứng minh rằng trẻ em bị phơi nhiễm BPA trước khi sinh có nhiều khả năng bị thở khò khè dai dẳng cao hơn.

 

Goldblum nói: "Tôi sẽ tư vấn cho phụ nữ mang thai (và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) tránh nguồn thực phẩm đóng hộp chứa BPA" Spanier nói.

 

Hoài Thanh

Baby News Center

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."